Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ag2O màu gì?

Ag2O màu gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Ag2O màu gì?

Trả lời:

Bạc(I) Oxide là một hợp chất vô cơ, với thành phần chính gồm hai nguyên tố bạc và oxy, với công thức hóa học được quy định là Ag2O. Hợp chất này có hình dạng bên ngoài là bột màu nâu đen hoặc nâu đậm và được sử dụng để điều chế các hợp chất bạc khác.

1. Bạc(I) Oxide là gì?

Bạc(I) Oxide là một hợp chất vô cơ, với thành phần chính gồm hai nguyên tố bạc và oxy, với công thức hóa học được quy định là Ag2O. Hợp chất này có hình dạng bên ngoài là bột màu nâu đen hoặc nâu đậm và được sử dụng để điều chế các hợp chất bạc khác.

Tính chất vật lý

- Bạc(I) Oxide là chất rắn màu nâu đen, không mùi.

- Khối lượng mol: 231,7354 g/mol

- Khối lượng riêng: 7,14 g/cm³

- Điểm nóng chảy: 300°C (573 K; 572°F) (phân hủy ở nhiệt độ ≥ 200°C (392°F; 473 K)

- Độ hòa tan trong nước:

  • 0,013 g/L (20℃)
  • 0,025 g/L (25℃)
  • 0,053 g/L (80℃)

- Độ hòa tan: tan trong axit, kiềm. Không tan trong ethanol.

Phương trình phản ứng

2Ag + O3 → Ag2O + O2

- Điều kiện phản ứng: Ở điều kiện bình thường

- Cách thực hiện phản ứng: Ozon oxi hóa bạc thành bạc oxit

- Hiện tượng nhận biết phản ứng:

+ Giải phóng khí oxi

+ Xuất hiện chất rắn màu đen

Điều chế

Một cách điều chế bạc(I) Oxide là điều chế nó từ phản ứng giữa lithi hydroxide với dung dịch bạc nitrat rất loãng. Ngoài ra, bạc(I) Oxide còn có thể được điều chế bằng cách cho dung dịch bạc nitrat phản ứng với một hydroxide của kim loại kiềm. Phản ứng này không thể tạo ra lượng đáng kể bạc hydroxide, do có phản ứng phân hủy của hợp chất này, theo phản ứng:

2AgOH → Ag2O + H2O (pK = 2,875)

Giống như nhiều hợp chất bạc, Oxide bạc có tính ánh kim. Hợp chất này bị phân hủy ở nhiệt độ cao, trên 280℃.

Ứng dụng

Oxide này được sử dụng trong một số loại pin bạc-Oxide, như là "bạc(II) Oxide", AgO. Trong hóa học hữu cơ, Oxide bạc được sử dụng làm chất oxy hóa nhẹ. Ví dụ, nó oxy hóa andehit thành các axit cacboxylic. Phản ứng như vậy thường có hiệu quả tốt nhất khi bạc Oxide được điều chế tại chỗ từ bạc nitrat và kiềm hydroxide.

2. Bài tập vận dụng

Bài 1: Chỉ ra phương trình hoá học đúng, xảy ra ở nhiệt độ thường

  1. 4Ag + O2→ 2Ag2O
  2. 6Ag + O3→ 3Ag2O
  3. 2Ag + O3→ Ag2O + O2
  4. 2Ag + 2O2→ Ag2O + O2

Đáp án: C

Bài 2: Cho 1,08 g bạc tác dụng với ozon thì thu được bao nhiêu lít khí O2 ở đktc ?

  1. 1,12 l
  2. 0,112 l
  3. 0,448 l
  4. 0,336 l

Hướng dẫn:

2Ag + O3 → Ag2O + O2

Ta có: nAg = 1,08/108 = 0,01 (mol)

Theo phương trình: nO2 = 1/2 nAg = 1/2 . 0,01 = 0,005 (mol)

→ VO2(đktc) = 0,005 . 22,4 = 0,112 l

Đáp án: B

Bài 3: Chỉ ra nội dung sai

  1. O3 là một dạng hình thù của O2
  2. O3 tan nhiều trong nước hơn O2
  3. O3 oxi hóa được hết các kim loại
  4. Ở điều kiện thường, O2 không oxi hóa được Ag nhưng O3 oxi hóa được Ag thành Ag2O

Hướng dẫn: Vì O3 oxi hóa được hầu hết các kim loại trừ Pt, Au

Đáp án: C

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Ag2O màu gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 17/10/22
    • Gia Kiet Hoang ...
      Gia Kiet Hoang ...

      🤗🤗🤗🤗🤗🤗

      Thích Phản hồi 17/10/22
      • ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ
        ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ

        😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 17/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm