Nêu tính chất hóa học của H2CO3
Nêu tính chất hóa học của H2CO3 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Tính chất hóa học của H2CO3
Câu hỏi: Nêu tính chất hóa học của H2CO3
Trả lời
Tính chất hóa học của H2CO3 là:
- H2CO3 là một loại axit yếu, dung dịch H2CO3 chỉ làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt, bị axit mạnh đẩy ra khỏi muối.
- H2CO3 cũng là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng hóa học bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O.
1. Axit cacbonic
Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí
- Trong nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí cacbonic: 1000m3 nước hòa tan được 90 m3 khí CO2.
- Một phần khí CO2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic, phần lớn vẫn tồn tại ở dạng phân tử CO2
2. Muối Cacbonat
Phân loại:
- Muối trung hòa: Không còn nguyên tố H trong thành phần gốc axit.
Thí dụ: Na2CO3, CaCO3,..
- Muối axit: Có nguyên tố H trong thành phần gốc axit.
Thí dụ: NaHCO3, Ca(HCO3)2...
Tính chất
- Tính tan: Chỉ có một số muối cacbonat tan được, như Na2CO3, K2CO3... và muối axit như Ca(HCO3)2,...
- Hầu hết muối cacbonat trung hòa không tan, như CaCO3, BaCO3, MgCO3...
Tính chất hóa học
- Muối cacbonat + dd axit mạnh hơn (HCl, HNO3, H,SO4,...) → muối mới + CO2.
Phương trình hóa học:
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
- Một số dung dịch muối cacbonat + dung dịch bazơ → muối mới + bazơ mới.
Phương trình hóa học:
K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaC03
- Dung dịch muối cacbonat + một số dung dịch muối → 2 muối mới
Phương trình hóa học:
Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3
- Nhiều muối cacbonat (trừ Na2CO3, K,CO3,... ) dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2
Phương trình hóa học:
CaCO3 → CaO + CO2
Ứng dụng:
- CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măngr..
- Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh,..
- NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,...
3. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng về axit cacbonic?
- Là axit kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng.
- Dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.
- Là axit hai nấc.
- Là chất điện li mạnh.
Đáp án đúng: D
Câu 2: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,112.
B. 1,12.
C. 2,24.
D. 0,224.
Đáp án đúng: A
Hướng dẫn:
nHCl = 0,2.1 = 0,2 mol; nNa2CO3 = 1,5.0,1 = 0,15 mol; nKHCO3 = 1.0,1 = 0,1 mol
Phương trình hóa học:
Sau phản ứng (1) nHCl = 0,2 – 0,15 = 0,05 mol; nHCO3- = 0,1 + 0,15 = 0,25 mol.
Câu 3: Hãy lấy thí dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền. Viết phương trình hóa học.
Lời giải chi tiết
* H2CO3 là axit yếu hơn axit HCl: axit cacbonic bị axit HCl mạnh hơn đẩy ra khỏi muối.
Phương trình hóa học: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
* H2СO3 là axit không bền: Axit H2СO3 tạo thành bị phân hủy ngay thành khí CO2 và H2O
Phương trình hóa học: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
Câu 4: Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Dung dịch có màu gì?
- Xanh
- Đỏ
- Tím
- Không màu
Đáp án đúng: B
Câu 5: Cho dung dịch Ca(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2; Ca(NO3)2; NaOH; Na2CO3. Số trường hợp có kết tủa là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Đáp án đúng: C
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu tính chất hóa học của H2CO3. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11