Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hoàn thành phương trình hóa học sau C2H2 ra C4H4

VnDoc xin giới thiệu bài Hoàn thành phương trình hóa học sau C2H2 ra C4H4 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Hoàn thành phương trình hóa học

Câu hỏi: Hoàn thành phương trình hóa học sau:

ôn tập hóa 11

C2H2, C4H4 là Hidrocacbon Không no

- Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất

- Phản ứng trùng hợp

- Giải thích: Cũng như ankin, anken có liên kết pi nên có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polyme

I. Axetilen là gì?

Axetilen hay acetylene (tên hệ thống là Ethylne) là một hidrocacbon không no nằm trong dãy đồng đẳng ankin. Đây là một chất khí không màu, không mùi với công thức hóa học là C2H2.

1. Cấu tạo phân tử của Axetilen

C2H2 có một liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon trong một phân tử axetilen.

2. Tính chất hóa học của Axetilen

Phản ứng oxi hóa (cháy)

- Khi đốt axetilen trong không khí, nó sẽ cháy với ngọn lửa sáng và tỏa ra nhiều nhiệt

2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O

Phản ứng cộng

- Phản ứng cộng brom: tương tự như etilen, axetilen cũng làm mất màu dung dịch brom. Sản phẩm mới sinh ra do có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng thêm một phân tử brom nữa:

HC ≡ CH (k) + Br – Br (dd) → Br – CH ≡ CH – Br (l)

Br – CH ≡ CH – Br (l) + Br – Br (dd) → Br2CH – CHBr2

- Trong những điều kiện thích hợp, axetilen còn có phản ứng cộng với hidro cùng một số chất khác:

CH ≡ CH + 2H2 → CH3 – CH3 (Ni, to)

CH ≡ CH + H2 → CH2 = CH2 (Pb/PbCO3)

CH ≡ CH + HCl → CH2 = CH – Cl (HgCl2, to: 150 - 200oC)

CH2 = CH – Cl + HCl → CH3 – CHCl2

Phản ứng hiđrat hóa

- Axetilen có phản ứng cộng nước

HC ≡ CH + H – OH → [CH2 = CH – OH] → CH3 – CH = O

Phản ứng trùng hợp

- Cũng như ankin, anken có liên kết pi nên có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polyme.

- Hai phân tử axetilen có thể cộng hợp lại với nhau tạo ra vinylaxetilen

2CH ≡ CH → CH2=CH – C ≡ CH (xt, to)

3. Điều chế Axetilen

Có thể điều chế axetilen bằng các phương pháp sau:

+ Cho canxi cacbua tác dụng với nước

CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

+ Cho cacbon tác dụng với hidro trong điều kiện có hồ quang điện

2C + H2 → C2H2

+ Nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao và làm lạnh nhanh sau đó

2CH4 → C2H2 + 3H2 (1500oC)

4. Ứng dụng của Axetilen

- Ứng dụng trong hàn xì: là một thành phần trong đèn oxi – axetilen dùng trong hàn và cắt kim loại. Từ đó giúp cho quá trình xây dựng, lắp ráp cùng việc sử dụng kim loại và uốn cắt kim loại trở nên dễ dàng hơn.

- Trong công nghiệp: nó là nguyên liệu trong sản xuất poli (viny clorua) (được dùng để sản xuất nhựa PVC), cao su, axit axetic và nhiều loại hóa chất quan trọng khác.

5. Axetilen nguy hiểm thế nào?

- Axetilen là một chất không gây độc hại với con người nếu sử dụng ở ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, nếu vượt quá mức cho phép có thể gây một số ảnh hưởng đến cơ thể con người như:

+ Có thể xảy ra một số hiện tượng buồn nôn, đau ngực, khó thở, nhức đầu, đi loạng choạng, da tái xanh, ngạt thở, đau phổi, hôn mê khi hít phải khí axetilen C2H2

+ Nếu tiếp xúc qua da xuất hiện triệu chứng bị phát ban

- Khi sử dụng không đúng cách hay không có kiến thức cũng có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như tính dễ cháy, gây nổ của loại khí này cần đặc biệt thận trọng trong sử dụng và bảo quản. Nồng độ axetilen trong không khí từ 2,5% trở lên có thể gây ra cháy nổ.

II. Tốc độ phản ứng là gì?

– Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh chậm, người ta dùng khái niệm tốc độ phản ứng hóa học gọi tắt là tốc độ phản ứng

– Khái niệm: Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian

– Công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng:

ôn tập hóa 11

Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng

– Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng

2HI(k) → H2(k) + I2(k)

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng

– Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hoàn thành phương trình hóa học sau C2H2 ra C4H4. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bon
    Bon

    💯💯💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 24/10/22
    • Kẹo Ngọt
      Kẹo Ngọt

      😘😘😘😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 24/10/22
      • Lanh chanh
        Lanh chanh

        😊😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 24/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm