Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nêu các tính chất vật lý của CO2

Nêu các tính chất vật lý của CO2 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu các tính chất vật lý của CO2

Trả lời:

Tính chất vật lý của CO2 là:

+ Trong điều kiện bình thường: CO2 là khí không màu, không mùi và có vị chua nhẹ hòa tan tốt ở trong nước, nặng gấp 1,524 lần không khí.

+ Khí CO2 không tham gia phản ứng cháy và hóa lỏng tại nhiệt độ -78 độ C. Ngoài ra, CO2 có thể bị phân hủy tại nhiệt độ cao 2000 độ C thành CO và O2.

1. CO2 là gì?

- Cacbon điôxít là một hợp chất hóa học được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên gọi theo công thức hóa học là CO2.

- Carbon dioxide hay cacbonic oxide (tên gọi khác: thán khí, anhydride carbonic, khí carbonic) là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển Trái Đất, bao gồm một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxy. Là một hợp chất hóa học được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên được gọi theo công thức hóa học là CO2. Trong dạng rắn, nó được gọi là băng khô hoặc đá khô.

2. Khí CO2 sinh ra từ đâu?

+ Là sản phẩm khí thoát ra từ các vụ núi lửa phun trào

+ Từ quá trình đốt cháy các hợp chất hữu cơ hay hoạt động hô hấp của những sinh vật sống hiếu khí

+ Là sản phẩm thu được một số sinh vật sản xuất từ sự lên men hay sự hô hấp của tế bào. Thực vật sẽ hấp thu CO2 cho quá trình quang hợp tạo ra cacbonhydrat và giải phóng khí oxy. Các sinh vật dị dưỡng dùng oxy để hô hấp rồi thải ra khí CO2, tạo nên một chu trình.

+ Khí cacbon đioxit cũng sinh ra từ quá trình phân hủy xác động vật

+ Từ khí thải công nghiệp, các quá trình đốt nhiên liệu hay đốt xăng của phương tiện giao thông, hoạt động đun nấu trong sinh hoạt,…

3. Tính chất hóa học của khí CO2

+ CO2 là oxit axit

+ CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu)

CO2 + H2O ↔ H2CO3

+ CO2 tác dụng với oxit bazơ → muối.

CaO + CO2 → CaCO3 (to)

+ CO2 tác dụng với dung dịch bazơ → muối + H2O

NaOH + CO2 → NaHCO3

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

+ CO2 bền, ở nhiệt độ cao thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh

CO2 + 2Mg → 2MgO + C

CO2 + C → 2CO

- Lưu ý: Được dùng để giải thích CO2 không dùng để dập tắt các đám cháy kim loại.

- Cách nhận biết : tạo kết tủa trắng cùng dung dịch nước vôi trong dư

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

4. Điều chế CO2

a, Điều chế CO 2 trong phòng thí nghiệm

CO2 thường được điều chế từ CaCO3 và dung dịch HCl. Tuy nhiên sản phẩm thu được còn lẫn một ít khí hiđro clorua cùng hơi nước.

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Để thu được khí CO2 tinh khiết sẽ cho hỗn hợp khí và hơi qua bình đựng dung dịch NaHCO3 dư, khi đó khí hiđro clorua sẽ bị giữ lại. Sau đó cho hỗn hợp còn lại đi qua bình đựng H2SO4 đặc (hoặc P2O5) hơi nước sẽ bị hấp thụ và thu được sản phẩm CO2 tinh khiết.

b, Điều chế CO 2 trong công nghiệp

Sản xuất CO2 bằng cách đốt cháy hoàn toàn than cốc trong không khí:

C+O2 → CO2

Hoặc nhiệt phân đá vôi:

CaCO3 → CaO + CO2 (ở 1000 oC)

Ngoài ra, có thể thu CO2 từ:

+ Quá trình hô hấp của người hay động vật

C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O

+ Từ quá trình lên men bia rượu

C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH

+ Hay từ quá trình đốt cháy nhiên liệu

CxHy + (x+y/4)O2 → XCO2 + (y/2) H2O

5. Khí CO2 có phải là khí độc?

Khí CO2 không độc, không gây cháy nổ, tuy nhiên khi nồng độ quá cao sẽ gây nguy hại đến sức khỏe con người vì nó nặng hơn không khí nên có thể tích tụ tại các nơi kín khí.

Nồng độ khí carbon dioxide thấp có thể làm tăng sự thở và đau đầu. Nếu nồng độ khí này cao sẽ gây hiện tượng thiếu ôxy nghiêm trọng – mặc dù không phải là hiện tượng hít phải khí độc song nhiều người có thể bị tử vong nếu thiếu ôxy trong môi trường có toàn khí carbon dioxide.

Các triệu chứng gồm: mất vận động, bất tỉnh, chóng mặt, ủ rũ, buồn nôn. Ngoài ra, việc da có tiếp xúc với khí carbon dioxide đông lạnh (đá khô) cũng gây tê cóng bộ phận cơ thể.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu các tính chất vật lý của CO2. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Bông
    Bé Bông

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 26/10/22
    • Điện hạ
      Điện hạ

      😻😻😻😻😻😻😻

      Thích Phản hồi 26/10/22
      • Kẹo Ngọt
        Kẹo Ngọt

        😎😎😎😎😎😎

        Thích Phản hồi 26/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm