Hoàn thành phương trình hóa học sau C2H2 ra CH3CHO

Hoàn thành phương trình hóa học sau C2H2 ra CH3CHO được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hoàn thành phương trình hóa học sau

ôn tập hóa 11

+ C2H2 là Hidrocacbon Không no

+ CH3CHO là andehit no đơn chức

- Điều kiện phản ứng: HgSO4, H2SO4

- Phản ứng Cộng H2O

- Giải thích: C2H2 là Ankin, Ankin tham gia phản ứng cộng nước theo tỉ lệ mol 1:1

→ Tạo thành Anđehit

I. Định nghĩa Anđêhit

- Các định nghĩa có thể dùng với anđehit:

+ Anđehit là HCHC mà phân tử có nhóm - CHO liên kết với gốc hiđrocacbon, với H hoặc với nhau

+ Anđehit là sản phẩm thu được khi thay nguyên tử H trong hiđrocacbon hoặc H2 bằng nhóm -CHO.

+ Andehit là HCHC mà phân tử có nhóm -CHO liên kết trực tiếp với C hoặc H

- Công thức tổng quát của anđehit:

+ CxHyOz (x, y, z là các số nguyên dương; y chẵn; 2 ≤ y ≤ 2x + 2 - 2z; z ≤ x): thường dùng khi viết phản ứng cháy.

+ CxHy(CHO)z hay R(CHO)z: thường dùng khi viết phản ứng xảy ra ở nhóm CHO.

+ CnH2n+2-2k-z(CHO)z (k = số liên kết p + số vòng): thường dùng khi viết phản ứng cộng H2, cộng Br2

II. Danh pháp và cách gọi tên Anđêhit

Tên thay thế

- Tên thay thế = Tên hiđrocacbon tương ứng + al

Tên thường

- Tên thường = Anđehit + Tên axit tương ứng

- Tên axit (thay hậu tố ‘ic’ bằng ‘anđehit’)

Chú ý: Dung dịch HCHO 37% → 40% gọi là: Fomalin hay fomon.

III. Tính chất vật lí của Anđêhit

- Chỉ có HCHO, CH3CHO là chất khí. Các anđehit còn lại đều là chất lỏng.

- Anđehit có nhiệt độ sôi thấp hơn Ancol có khối lượng phân tử tương đương nhưng cao hơn so với hidrocacbon có cùng số nguyên tử C trong phân tử.

IV. Tính chất hóa học của Anđêhit

Phản ứng với hiđro

R(CHO)x + xH2 → R(CH2OH)x (xúc tác Ni, to)

Chú ý:

- Trong phản ứng của anđehit với H2: Nếu gốc R có các liên kết pi thì H2 cộng vào cả các liên kết pi đó.

- Phản ứng với H2 chứng tỏ anđehit có tính oxi hóa.

Phản ứng với AgNO3/NH3 (phản ứng tráng bạc)

R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R(COONH4)x + xNH4NO3 + 2xAg

- Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.

- Riêng HCHO có phản ứng:

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag

Chú ý:

- Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với anđehit không có nối ba nằm đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba cũng bị thay thế bằng Ag.

- Các đặc điểm của phản ứng tráng gương của anđehit:

+ Nếu nAg = 2nanđehit → anđehit thuộc loại đơn chức và không phải HCHO.

+ Nếu nAg = 4nanđehit → anđehit đó thuộc loại 2 chức hoặc HCHO.

+ Nếu nAg > 2nhỗn hợp các anđehit đơn chức thì hỗn hợp đó có HCHO.

+ Số nhóm CHO = nAg/2nanđehit (nếu trong hỗn hợp không có HCHO).

- Một số loại chất khác cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng gương gồm:

+ HCOOH và muối hoặc este của nó: HCOONa, HCOONH4, (HCOO)nR. Các chất HCHO, HCOOH, HCOONH4 khi phản ứng chỉ tạo ra các chất vô cơ.

+ Các tạp chức có chứa nhóm chức CHO: glucozơ, fructozơ, mantozơ…

Phản ứng oxi hóa

Oxi hóa hoàn toàn

CxHyOz + (x + y/4 - z/2)O2 → xCO2 + y/2H2O

Nếu đốt cháy anđehit mà nCO2 = nH2O thì anđehit thuộc loại no, đơn chức, mạch hở.

CnH2n+1CHO → (n + 1)CO2 + (n + 1)H2O

Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

R(CHO)x + x/2O2 → R(COOH)x (xúc tác Mn2+, to)

Đối với bài toán oxi hóa anđehit thành axit cần chú ý định luật bảo toàn khối lượng trong quá trình giải.

Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao

R(CHO)x + 2xCu(OH)2↓ → R(COOH)x + xCu2O↓ + 2xH2O

xanh đỏ gạch

→ Phản ứng này được dùng để nhận biết anđehit.

Chú ý: Phản ứng với Cu(OH)2 thường được thực hiện trong môi trường kiềm nên có thể viết phản ứng dưới dạng:

R(CHO)x + 2xCu(OH)2 + xNaOH → R(COONa)x + xCu2O + 3xH2O

- HCOOH, HCOOR, HCOOM, glucozơ, fructozơ, mantozơ cũng có phản ứng này.

Phản ứng với dung dịch Br2

R(CHO)x + xBr2 + xH2O → R(COOH)x + 2xHBr

Nếu anđehit còn có liên kết pi ở gốc hiđrocacbon thì xảy ra đồng thời phản ứng cộng Br2 vào liên kết pi đó.

V. Điều chế Anđêhit

Oxi hóa Ancol bậc I

R(CH2OH)x + xCuO → R(CHO)x + xCu + xH2O (to)

Điều chế qua Ancol không bền

- Cộng H2O vào C2H2:

C2H2 + H2O → CH3CHO (H2SO4, HgSO4, 80oC)

- Thủy phân este của ancol không bền thích hợp:

CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO

- Thủy phân dẫn xuất 1,1-đihalogen:

CH3-CHCl2 + 2NaOH → CH3CHO + 2NaCl + H2O

Một số phản ứng đặc biệt

2CH3OH + O2 → 2HCHO + 2H2O (Ag, 600oC)

CH4 + O2 → HCHO + H2O (xúc tác, to)

2CH2=CH2 + O2 → 2 CH3CHO (PdCl2, CuCl2)

VI. Nhận biết Anđehit

- Tạo kết tủa sáng bóng với AgNO3/NH3

- Tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao.

- Làm mất màu dung dịch nước Brom.

(Riêng HCHO phản ứng với dung dịch Brom có khí CO2 thoát ra).

VII. Ứng dụng Anđehit

- Fomandehit được dùng chủ yếu để sản xuất poliphenolfomandehit (làm chất dẻo), dùng trong tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm.

- Dung dịch 37 - 40% của fomandehit trong nước gọi là fomon hay fomalin dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng...

- Axetandehit được dùng chủ yếu để sản xuất axit axetic.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hoàn thành phương trình hóa học sau C2H2 ra CH3CHO. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Đánh giá bài viết
1 15
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Bông
    Gấu Bông

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 24/10/22
    • Công chúa béo
      Công chúa béo

      ☝☝☝☝☝☝

      Thích Phản hồi 24/10/22
      • Chồn
        Chồn

        😽😽😽😽😽

        Thích Phản hồi 24/10/22

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm