Hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại?
Hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại?
Trắc nghiệm: Hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại?
- 2
- 3
- 4
- 5
Trả lời:
Đáp án đúng: A. 2
Hợp chất hữu cơ được chia thành 2 loại.
Lời giải:
Hợp chất hữu cơ thường chia thành hai loại là hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon
1. Hidrocacbon
Hydrocarbon là các hợp chất hữu cơ mà phân tử chỉ gồm carbon và hydro. Chúng lại được chia thành hydrocarbon no, hydrocarbon không no, xycloparafin và hydrocarbon thơm.
Đặc điểm:
+ Phải có cacbon, thường có hiđro, hay gặp oxi và nitơ, sau đó đến các halogen, lưu huỳnh, photpho...
+ Liên kết hoá học chủ yếu: cộng hóa trị.
+ Dễ bay hơi, kém bền nhiệt, dễ cháy hơn các hợp chất vô cơ.
+ Các phản ứng thường diễn ra chậm và không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
+ Số lượng các hợp chất hữu cơ khoảng 10 triệu chất, so với các chất vô cơ chỉ có khoảng 100.000 chất.
Phân loại:
- Hiđrocacbon no (chỉ có liên kết đơn): Hydrocarbon no là các Hydrocarbon mà các nguyên tử carbon trong phân tử của nó liên kết với nhau bằng liên kết đơn. Còn những hóa trị còn lại được bão hòa bởi các nguyên tử hydro. Hydrocarbon no bao gồm hai loại: loại thứ nhất là ankan (hay còn gọi là parafin) có công thức tổng quát là CnH2n+2 (n≥1)và loại thứ hai là cycloankan với công thức tổng quát CnH2n (n≥3).
- Hiđrocacbon không no (có cả liên kết đơn và các liên kết đôi, ba): Hydrocarbon không no là các Hydrocarbon có các liên kết bội (liên kết đôi hoặc liên kết ba) giữa các nguyên tử carbon. Tùy thuộc vào loại liên kết bội mà các Hydrocarbon không no được chia thành các loại sau:
+ Anken: chứa 1 liên kết đôi
+ Ankadien: chứa 2 liên kết đôi
+ Ankin: chứa 1 liên kết ba
- Hiiđrocacbon thơm (trong phân tử có vòng benzen): Hydrocarbon thơm là các Hydrocarbon mà phân tử của chúng có các nhân benzen - C6H6. Một số Hydrocarbon thơm khác có cấu trúc phức tạp hơn với một số nhân benzen được ngưng tụ như naphtalen-C10H8, anthracen-C14H10
+ Dẫn xuất hiđrocacbon: ancol, phenol, ete
dẫn xuất halogen
anđehit – xeton
axit, este,...
Thành phần nguyên tố và công thức phân tử Hidrocacbon
+ Công thức tổng quát (CTTQ): cho biết thành phần định tính các nguyên tố.
Ví dụ: CxHyOz cho biết chất hữu cơ đó cho chứa ba nguyên tố C, H và O.
+ Công thức đơn giản nhất (CTĐGN): cho biết tỷ lệ về số lượng các nguyên tử trong phân tử.
Ví dụ: CH2O nghĩa là trong phân tử, tỉ lệ C : H : O = 1: 2 :1.
+ Công thức phân tử (CTPT): cho biết số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
Ví dụ: Với CTĐGN là CH2O thì CTPT là (CH2O)n khi n = 2 ta có C2H4O2.
Để xác định được công thức phân tử cần biết thành phần các nguyên tố và khối lượng mol phân tử của nó.
2. Dẫn xuất Hidrocacbon
Khái niệm
Dẫn xuất halogen của hidrocacbon là sản phẩm chúng ta thu được khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử hiđrocacbon bằng một hay nhiều nguyên tử halogen.
Phân loại
Có nhiều cách để phân loại dẫn xuất halogen. Cụ thể:
+ Phân loại theo nguyên tố sẽ có: dẫn xuất Clo, dẫn xuất Brom, dẫn xuất Flo, dẫn xuất Iot và dẫn xuất chứa đồng thời một vài halogen.
+ Phân loại theo cấu tạo của gốc hiđrocacbon gồm có:
Dẫn xuất hidrocacbon no: CH2FCl; CH2Cl−CH2Cl; CH3−CHBr−CH3; (CH3)3C−ICH2FCl; CH2Cl−CH2Cl; CH3−CHBr−CH3; (CH3)3C−I
Dẫn xuất halogen không no: CF2=CF2; CH2=CH−Cl; CH2=CHCH2−BrCF2=CF2; CH2=CH−Cl; CH2=CHCH2−Br
Dẫn xuất halogen thơm: C6H5F; C6H5CH2−Cl; p−CH3C6H4Br; C6H5IC6H5F; C6H5CH2−Cl; p−CH3C6H4Br;C6H5I
+ Phân loại theo bậc của dẫn xuất halogen bằng bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nguyên tử halogen.
3. Đồng phân và danh pháp của Halogen
Đồng phân
Dẫn xuất halogen sẽ có đồng phân mạch cacbon như đối với ở hiđrocacbon. Đồng thời chúng cũng đồng phân vị trí nhóm chức.
Tên thông thường
Một số ít các dẫn xuất hidrocacbon được gọi theo tên thông thường. Ví dụ như: CHCl3 (clorofom); CHBr3 (bromofrom); CHI3 (iođofom) CHCl3 (clorofom); CHBr3 (bromofrom); CHI3 (iođofom)
Tên gốc – chức
Tên của các dẫn xuất halogen đơn giản cấu tạo từ tên gốc hiđrocacbon + halogenua
CH2Cl2CH2 = CH − F CH2 = CH − CH2 − Cl C6H5 − CH2 – Br
metylen clorua vinyl florua anlyl clorua benzyl bromua
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11