Phương trình hóa học C6H5OH ra C6H5ONa

Phương trình hóa học C6H5OH ra C6H5ONa được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Viết phương trình hóa học C6H5OH ra C6H5ONa

Lời giải:

Đây là phản ứng hóa học giữa phenol và dung dịch NaOH

Trong đó có phương trình hóa học sinh phản ứng sau:

C6H5OH

+

NaOH

C6H5ONa

+

H2O

(lỏng)

(lỏng)

(không màu)

(dung dịch)

(lỏng)

(không màu)

M = 94

M = 40

M = 116

M = 18

Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ: 43°C

Cách thực hiện phản ứng: Cho NaOH tác dụng với C6H5OH

1. Những điều cần biết về C6H5OH (Phenol)

- Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen.

- Cấu tạo: Mô hình cấu tạo của phân tử phenol:

- Gốc C6H5 hút e làm cho liên kết O-H trong phân tử phenol phân cực hơn liên kết O-H của ancol vì vậy H trong nhóm OH của phenol linh động hơn H trong nhóm OH của ancol và biểu hiện được tính axit yếu (phenol có tên gọi khác là axit phenic).

- Do có hiệu ứng liên hợp nên cặp e chưa sử dụng của nguyên tử O bị hút về phía vòng benzen làm cho mật độ e của vòng benzen đặc biệt là các vị trí o-, p- tăng lên nên phản ứng thế vào vòng benzen của phenol dễ hơn và ưu tiên vào vị trí o-, p- .

Vì vậy nhóm OH và gốc phenyl trong phân tử phenol ảnh hưởng lẫn nhau.

Tính chất vật lí

- Phenol ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng nên dùng để tách bằng phương pháp chiết.

- Là chất rắn, độc, khi để lâu trong không khí bị chảy rữa do hút ẩm và chuyển thành màu hồng.

Tính chất hóa học

- Tác dụng với kim loại kiềm:

C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2

C6H5OH + K → C6H5OK + 1/2H2

2C6H5OH + Ca(OH)2 → 22Ca + 2H2 (C6H5O)

2C6H5OH + Ba(OH)2 → 22Ba + 2H2 (C6H5O)

→ Phản ứng này dùng để phân biệt phenol với anilin.

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C6H5OH + KOH → C6H5OK + H2O

2C6H5OH + Ca(OH)2 → 22Ca + 2H2O (C6H5O)

2C6H5OH + Ba(OH)2 → 22Ba + 2H2O (C6H5O)

→ Phản ứng này dùng để tách phenol khỏi hỗn hợp anilin và phenol sau đó thu hồi lại phenol nhờ phản ứng với các axit mạnh hơn:

C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

Phenol bị CO2 đẩy ra khỏi muối → phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic → phenol không làm đổi màu quỳ tím.

→ Phản ứng này cũng chứng minh được ion C6H5O- có tính bazơ.

- Phản ứng thế H ở vòng benzene (tính chất của nhân thơm)

- Phản ứng thế Br

Phenol tác dụng với dung dịch brom tạo 2, 4, 6 – tribromphenol và tạo kết tủa trắng. Nó tham gia phản ứng thế brom dễ hơn so với benzen vì nó có nhóm OH đẩy electron và làm tăng mật độ các electron có trong vòng benzene. Đây cũng là phản ứng dùng để nhận biết phenol khi không có mặt của chất anilin.

- Phản ứng thế nitro

Phenol tác dụng với axit nitric đặc có xúc tác là axit sulfuric đặc, nóng tạo 2, 4, 6 – trinitrophenol (axit picric):

C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O

- Phản ứng tạo Este

C6H5OH + CH3COCl → CH3COOC6H5 + HCl

C6H5OH + (CH3CO)2O → CH3COOC6H5 + CH3COOH

- Phản ứng nhiệt

Phenol khi bị đốt cháy trong điều kiện nhiều oxy sẽ tạo thành CO2 và nước.

C6H5OH + 7O2 → 6CO2 + 3H2O

Tuy nhiên, đối với các hợp chất chứa vòng benzen, quá trình đốt cháy này gần như không thể hoàn thành, nhất là khi cháy trong không khí. Lý do là vì H trong phân tử có xu hướng nhận được oxy trước và khiến C tự hình thành C hoặc CO nếu không có đủ oxy để đi vòng. Do đó, để phản ứng xảy ra, bạn cần cung cấp rất nhiều oxy.

- Phản ứng với dung dịch sắt (III) clorua

Các ion sắt (III) sẽ tạo thành các phức màu tím với phenol. Phản ứng của phenol với dung dịch sắt (III) clorua có thể được dùng để làm xét nghiệm phenol. Nếu bạn thêm một tinh thể phenol vào trong dung dịch sắt (III) clorua thì sẽ có một dung dịch màu tím đậm được hình thành.

6C6H5OH + FeCl3 → [Fe(C6H5)6]3 + 3H + 3HCl

Ứng dụng

- Phenol được ứng dụng nhiều trong công nghiệp.

- Công nghiệp chất dẻo: phenol là nguyên liệu để điều chế nhựa phenol formaldehyde.

- Công nghiệp tơ hóa học: Từ phenol tổng hợp ra tơ polyamide.

- Nông dược: Từ phenol điều chế được chất diệt cỏ dại và kích thích tố thực vật 2, 4 - D (là muối natri của axit 2, 4 điclophenoxiaxetic).

- Phenol cũng là nguyên liệu để điều chế một số phẩm nhuộm, thuốc nổ (axit picric).

- Do có tính diệt khuẩn nên phenol được dùng để trực tiếp làm chất sát trùng, tẩy uế, hoặc để điều chế các chất diệt nấm mốc (ortho - và para - nitrophenol…).

Điều chế

- Có 2 cách:

Cách 1: Từ benzene: Điều chế theo sơ đồ sau:

+ C6H6 → C6H5Cl + C6H5ONa + C6H5OH

+ C6H6 → C6H5CH(CH3)2 + C6H5OH

Cách 2: Chưng cất nhựa than đá: điều chế theo sơ đồ sau:

(1) Nhựa than đá + NaOH dư.

(2) Chiết để lấy lớp nước có C6H5ONa.

(3) C6H5ONa + H+ → C6H5OH.

2. Những điều cần biết về C6H5ONa

- Công thức rút gọn C6H5NaO

- Tên gọi: Natri Phenolat

Tính chất vật lý

Nguyên tử / Phân tử khối (g/mol) 116.0931

Màu sắc màu trắng

Trạng thái thông thường Chất rắn

Ứng dụng

Natri phenoxide (natri phenolate) là một hợp chất hữu cơ có công thức NaOC6H5. Nó là một chất rắn tinh thể màu trắng. Anion của nó, phenoxide, còn được gọi là phenolate, là cơ sở liên hợp của phenol. Nó được sử dụng như một tiền thân của nhiều hợp chất hữu cơ khác, chẳng hạn như ete aryl . Natri Phenoxide phá hủy hoặc ức chế sự phát triển của vi sinh vật, vì vậy mọi người sử dụng nó để ngăn mùi và làm sạch da. Natri Phenoxide ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, vì vậy nó có thể bảo vệ mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phương trình hóa học C6H5OH ra C6H5ONa. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Đánh giá bài viết
1 6
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chanaries
    Chanaries

    😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 27/10/22
    • Gia Kiet Hoang ...
      Gia Kiet Hoang ...

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 27/10/22
      • Bé Bông
        Bé Bông

        ✌✌✌✌✌✌

        Thích Phản hồi 27/10/22

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm