Hiện tượng xảy ra khi cho quỳ tím khô vào bình đựng khí Amoniac (NH3) là?
Hiện tượng xảy ra khi cho quỳ tím khô vào bình đựng khí Amoniac (NH3) là? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Hiện tượng xảy ra khi cho quỳ tím khô vào bình đựng khí Amoniac (NH3) là?
Câu hỏi: Hiện tượng xảy ra khi cho quỳ tím khô vào bình đựng khí amoniac (NH3) là?
- Giấy quỳ mất màu
- Giấy quỳ chuyển sang màu xanh
- Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ
- Giấy quỳ không chuyển màu
Trả lời :
Đáp án đúng: B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh
Hiện tượng giấy quỳ chuyển sang màu xanh xảy ra khi cho quỳ tím khô vào bình đựng khí amoniac (NH3).
Giải thích:
Khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac thì giấy quỳ sẽ không chuyển màu. Khi cho giấy quỳ ẩm vào bình đựng khí thì quỳ sẽ chuyển sang màu xanh.
I. Amoniac là gì? Cấu tạo phân tử của NH3
Amoniac bắt nguồn từ tiếng Pháp ammoniac và được phiên dịch ra tiếng việt là a-mô-ni-ắc. Đây là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử là NH3. Amoniac là một hợp chất vô cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tử nitơ và 1 nguyên tử hidro tạo thành liên kết kém bền.
Cấu trúc phân tử của NH3
Cấu trúc và thù hình của phân tử amoniac tạo thành từ các liên kết giữa lớp ngoài cùng hoặc hóa trị giữa các electron của nguyên tử nitơ và hydro. Liên kết giữa ba nguyên tử hydro và nguyên tử nitơ trung tâm là liên kết cộng hóa trị được đặc trưng bởi sự chia sẻ các electron hóa trị giữa các nguyên tử.
NH3 có cấu trúc là hình chóp tam giác hoặc kim tự tháp.
II. Các tính chất của NH3
Amoniac (NH3) cũng như nhiều hóa chất khác đều mang trong mình tính chất hóa học và cả tính chất vật lý.
1. Tính chất vật lý của Amoniac
- Amoniac thường tồn tại ở dạng khí, không màu, có mùi hôi khó chịu. Nồng độ Amoniac lớn có thể gây chết người.
- Amoniac có độ phân cực lớn do phân tử NH3 có cặp electron tự do và liên kết N–H bị phân cực. Do đó NH3 là chất dễ hóa lỏng.
- Dung dịch Amoniac là dung môi hòa tan tốt: NH3 hoà tan các dung môi hữu cơ dễ hơn nước do có hằng số điện môi nhỏ hơn nước. Kim loại kiềm và các kim loại Ca, Sr, Ba có thể hòa tan trong NH3 lỏng tạo dung dịch xanh thẫm.
2. Tính chất hóa học của Amoniac
- NH3 có tính bazơ yếu: Vì có tính bazơ nên khí amoniac làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh và có đầy đủ tính chất hóa học của một dung dịch kiềm nên nó có thể tác dụng với axit, kim loại, muối…
- NH3 tác dụng với axit: NH3 tác dụng với axit nhưng sản phẩm thu được thường là muối amoni axit tương ứng và nước.
Ví dụ:
H2SO4 + 2NH3 → (NH4)2SO4
NH3 + HCl → NH4Cl
HNO3 + 3NH3 → 2NH4NO + H2O
- NH3 tác dụng với oxit axit: Khí NH3 dễ dàng tác dụng với nhiều oxit axit hoạt động mạnh và yếu.
Ví dụ NH3 tác dụng với oxit axit:
NH3 + CuO → Cu + H2O + N2
2NH3 + 2CrO3 → 3H2O + N2 + Cr2O3
- NH3 tác dụng với muối: Khí amoniac tác dụng với muối để tạo thành bazơ mới và muối mới với chất xúc tác thường là nước.
Ví dụ NH3 + muối
NH3 + H2O + CuSO4 → (NH4)2SO4 + Cu(OH)2 ↓
2NH3 + AlCl3 + 2 H2O → Al(OH)3 + 2NH4Cl
- NH3 tác dụng với phi kim (Phản ứng oxy hóa): Vì phân tử nitơ là chất oxy hóa nên NH3 có tính khử mạnh khi tác dụng với nhóm halogen như clo và oxy.
Ví dụ: NH3 + phi kim
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl (đk là nhiệt độ cao)
8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
4NH3 + 5O2 → 6H2O + 4NO (điều kiện 800°C)
4NH3 + 7O2 → 4NO2 + 6H2O
4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O (điều kiện 500°C)
- NH3 tác dụng với kim loại: Có thể tác dụng với nhóm kim loại kiềm và nhôm.
2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2 (350 °C)
2K + 2NH3 → H2 + 2KNH2 (khí)
2NH3 + 2Al → 2AlN + 3H2
III. NH3 nguy hiểm thế nào và lưu ý khi sử dụng
1 NH3 là một chất độc nguy hiểm
Khí amoniac đậm đặc cực kì có hại đối với sức khỏe con người. Như một số trường hợp:
- Hít phải: Gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và đường hô hấp. Tồi tệ hơn sẽ làm phá hủy đường thở dẫn đến suy hô hấp
- Tiếp xúc trực tiếp: gây bỏng nặng trên da, mắt, họng, phổi. Có thể gây mù vĩnh viễn, bệnh phổi, hoặc thậm chí bị tử vong.
- Nuốt phải: nuốt phải amoniac đậm đặc có thể bỏng ở miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng, gây nôn.
2. Cách xử trí khi ngộ độc Amoniac
Nếu không may bị tiếp xúc trực tiếp với NH3, ngay lập tức phải sơ cứu thật nhanh cho nạn nhân bằng các biện pháp sau:
- Hít phải khí amoniac, di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng khí, tháo bỏ quần áo bị dính amoniac.
- Súc miệng với nước sạch trong trường hợp nuốt phải amoniac, uống 1-2 cốc sữa ngay sau đó.
- Nếu dung dịch amoniac bị dính trên da thì phải lau rửa da, rửa mặt thật kĩ với nước.
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hiện tượng xảy ra khi cho quỳ tím khô vào bình đựng khí amoniac (NH3) là? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11