Dung dịch nào sau đây có pH < 7

Dung dịch nào sau đây có pH < 7 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nồng độ pH, cũng như thang pH để xác định là axit, bazo,..... Từ đó bạn đọc vận dụng giải các bài tập câu hỏi liên quan. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Dung dịch nào sau đây có pH < 7

Độ pH được hiểu là mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch dưới sự tác động bởi 1 hằng số điện ly. Tất cả các dung dịch tồn tại ở dạng lỏng đều có 1 độ pH riêng và pH ảnh hưởng đến chất lỏng đó có lợi hay có hại.

pH được định nghĩa là logarit âm của nồng độ ion hydro chạy từ 0 đến 14. Nó được thể hiện bằng toán học như sau :

Công thức tính độ pH: pH = -log[H+]

Trong phòng thí nghiệm hoặc trong các nghiên cứu hầu như tất cả các quá trình có sự tồn tại của nước đều cần đo pH. Việc này bao gồm chuẩn đoán hóa học, kiểm tra chất lượng nước khoa học môi trường và các thí nghiệm môi trường sinh học.

Tất cả các sinh vật sống đều phụ thuộc vào mức độ pH thích hợp để duy trì sự sống. Tất cả mọi người và động vật đều dựa vào cơ chế nội bộ để duy trì 1 nồng độ pH nhất định.

Dung dịch nào sau đây có pH < 7

A. NaOH

B. NaCl

C. HCl

D. Na2CO3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

NaCl tạo bởi bazo mạnh (NaOH) và axit mạnh (HCl) => môi trường trung tính (pH = 7)

Na2CO3 tạo bởi bazo mạnh (NaOH) và axit yếu (H2CO3) => môi trường kiềm (pH > 7)

NaOH  là bazo mạnh Ba(OH)2 => môi trường bazo (pH > 7)

HCl là axit mạnh => Môi trường axit (pH < 7)

Đáp án B

Cách xét môi trường của các hợp chất

Nếu pH = 7 được gọi là nồng độ ph trung tính.

Nếu pH < 7 thì dung dịch có tính axit.

Nếu pH > 7 dung dịch có tính kiềm (bazơ)

Để xét tương đối môi trường của 1 muối cần ghi nhớ:

Muối tạo bởi axit mạnh và bazo mạnh => MT trung tính (pH = 7)

Muối tạo bởi axit mạnh và bazo yếu => MT axit (pH < 7)

Muối tạo bởi axit yếu và bazo mạnh => MT kiềm (pH > 7)

Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Cho dãy các chất sau: K2O, P2O5, Na2O, Fe3O4, ZnO, MgO, CuO, Al2O3, BaO, FeO. Trong các chất trên. Số chất tan được trong nước tạo ra dung dịch có pH > 7 là:

A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Xem đáp án
Đáp án C

Số chất tan được trong nước tạo ra dung dịch có pH >7 phải là oxit tan trong nước tạo ra dung dịch kiềm: Vậy có 3 chất thỏa mãn điều kiện trên đó là: K2O, Na2O và BaO

K2O + H2O → 2KOH

Na2O + H2O → 2NaOH 

BaO + H2O → Ba(OH)2

Câu 2. Dung dịch muối nào sau đây có pH > 7

A. KCl.

B. Na2CO3.

C. Ba(NO3)2.

D. NH4Cl.

Xem đáp án
Đáp án B

A Loại vì KCl được tạo bởi bazơ mạnh KOH và axit mạnh HCl => môi trường trung tính => làm pH = 7

B. Thỏa mãn vì Na2CO3 được tạo bởi bazơ mạnh NaOH và axit yếu H2CO3 => môi trường bazo => nên có pH > 7

C. Loại vì Ba(NO3)2 được tạo bởi bazơ mạnh Ca(OH)2 và axit mạnh HNO3 => môi trường trung tính => pH = 7

D Loại vì  NH4Cl được tạo bởi bazơ yếu NH3 và axit mạnh HCl => môi trường axit => pH < 7 

Câu 3. Cho ba dung dịch NH3, KOH, Ca(OH)2 có cùng giá trị pH. Các dung dịch được sắp xếp theo thứ tự nồng độ mol tăng dần là:

A. NH3, KOH, Ca(OH)2

B. NH3, Ca(OH)2, KOH

C. KOH, NH3, Ca(OH)

D. Ca(OH)2, KOH, NH3

Xem đáp án
Đáp án D

Theo đề bài nồng độ pH bằng nhau. Vậy thì nồng độ mol ion OH- trong các dung dịch bằng nhau

Ta có phương trình phân li:

Ca(OH)2 → 2OH+ Ca2+

KOH → OH- + K+

NH3 + H2O→ NH4+ + OH-

Mà [OH-] bằng nhau => [Ca(OH)2]< [KOH] < [NH3]

Câu 4. Chọn phát biểu đúng về giá trị pH?

A. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm.

B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.

C. Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh.

D. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.

Xem đáp án
Đáp án A

B. Sai

C. PH < 7 là môi trường axit → quỳ hóa đỏ

D. PH>7 là môi trường bazơ → quỳ hóa xanh

Câu 5. Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi độ pH của dung dịch?

A. K2CO3.

B. Na2SO4.

C. HCl.

D. NH4Cl.

Xem đáp án
Đáp án B

A. K2CO3 được tạo bởi bazơ mạnh KOH và axit yếu H2CO3 => môi trường bazơ => làm pH tăng

B. Na2SO4 được tạo bởi bazơ mạnh NaOH và axit mạnh H2SO4 => môi trường trung tính => không làm thay đổi pH

C. HCl có môi trường axit => làm pH giảm

D. NH4Cl được tạo bởi bazơ yếu NH3 và axit mạnh HCl => môi trường axit => làm pH giảm

Câu 6. Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là

A. KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3.

B. HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4.

C. H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3.

D. HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3.

Xem đáp án
Đáp án C

pH tăng dần tức tính axit giảm dần và tính bazơ tăng dần

+) Tính axit giảm dần khi nồng độ ion H+ trong dung dịch giảm dần => dung dịch HF có tính axit yếu nhất và dung dịch H2SO4 có tính axit mạnh nhất

+) Dung dịch có pH cao nhất là dung dịch có tính bazơ => Na2CO3

Câu 7. Dung dịch có pH > 7 là

A. FeCl2.

B. Na2SO4.

C. K2CO3.

D. Al2(SO4)3.

Xem đáp án
Đáp án C

FeCl2 được tạo bởi axit mạnh HCl và bazo yếu Fe(OH)2 => môi trường axit (pH < 7)

Na2SO4 được tạo bởi axit mạnh H2SO4 và bazo mạnh KOH => môi trường trung tính (pH = 7)

K2CO3 được tạo bởi axit yếu H2CO3 và bazo mạnh KOH => môi trường bazo (pH > 7)

Al2(SO4)3 được tạo bởi axit mạnh H2SO4 và bazo yếu Al(OH)3 => môi trường axit (pH < 7)

Câu 8. Cho các chất sau: KOH, HCl, NH3, KCl, KHSO4, C2H5OH. Số chất dung dịch có pH > 7 là:

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Xem đáp án
Đáp án A

Những dung dịch có môi trường bazơ cho pH > 7

Những dung dịch có môi trường bazơ: KOH, NH3

Câu 9. Dung dịch có giá trị pH > 7 sẽ làm quỳ tím

A. chuyển sang màu đỏ.

B. chuyển sang màu xanh.

C. quỳ không đổi màu.

D. không xác định được.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 10. Dung dịch có pH < 7 là

A. CaCl2.

B. K2SO3.

C. Na2CO3.

D. CuSO4 .

Xem đáp án
Đáp án D

CaCl2 được tạo bởi axit mạnh HCl và bazo mạnh Ca(OH)2 => môi trường trung tính (pH = 7)

K2SO3 được tạo bởi axit yếu H2SO3 và bazo mạnh KOH => môi trường bazo (pH > 7)

Na2CO3 được tạo bởi axit yếu H2CO3 và bazo mạnh NaOH => môi trường bazo (pH > 7)

CuSO4 được tạo bởi axit mạnh H2SO4 và bazo yếu Cu(OH)2 => môi trường axit (pH < 7)

Câu 11. Dung dịch có pH >7, tác dụng được với dung dịch Na2SO4 tạo kết tủa là:

A. KOH

B. H2SO4

C. Ba(OH)2

D. BaCl2

Xem đáp án
Đáp án C

Dung dịch có pH >7, tác dụng được với dung dịch Na2SO4 tạo kết tủa là:

Nhìn vào đáp án ở đây chỉ có đáp án A và C lần lượt là KOH và Ba(OH)2 là dung dịch có pH >7. Tuy nhiên tác dụng với dung dịch Na2SO4 tạo kết tủa chỉ có Ba(OH)2 thỏa mãn 

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH

Câu 12. Cho các dung dịch sau: KHSO4, AlCl3, Na2SO4, Na2S, Ca(NO3)2. Số dung dịch có pH < 7 là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4

Xem đáp án
Đáp án B

+ KHSO4 có khả năng phân li H+ ⟹ Môi trường axit ⟹ pH < 7.

+ AlCl3 là muối của bazơ yếu Al(OH)3 và axit mạnh HCl ⟹ Môi trường axit ⟹ pH < 7.

+ Na2SO4 là muối của bazơ mạnh NaOH và axit mạnh H2SO4 ⟹ Môi trường trung tính ⟹ pH = 7.

+ Na2S là muối của bazo mạnh NaOH và axit yếu H2S ⟹ Môi trường kiềm ⟹ pH > 7.

+ Ca(NO3)2 là muối của bazo mạnh Ca(OH)2 và axit mạnh HNO3 ⟹ Môi trường trung tính ⟹ pH = 7.

Câu 13. Nội dung nhận định nào dưới đây là chính xác

A. Môi trường kiềm có pH < 7.

B. Môi trường kiềm có pH > 7.

C. Môi trường trung tính có pH = 7.

D. Môi trường axit có pH < 7.

Xem đáp án
Đáp án A

Nếu pH = 7 được gọi là nồng độ ph trung tính.

Nếu pH < 7 thì dung dịch có tính axit.

Nếu pH > 7 dung dịch có tính kiềm (bazơ)

Câu 14. Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?

A. Fe, Ag, NaK, Ag, Al, Ca

B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, Na

C. Mg, K, Fe, Al, Na

D. Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ca

Xem đáp án
Đáp án C

Các kim loại phản ứng với HCl sinh ra khí H2 là: Mg, K, Fe, Al, Na

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

2K + 2HCl → 2KCl + H2

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Na+ 2HCl → 2NaCl + H2

Câu 15. Cho hỗn hợp bột gồm các kim loại sau: Al, Fe, Mg và Ag vào dung dịch H2SO4 dư, sau phản ứng thu được chất rắn T không tan. Vậy T là:

A. Al.

B. Fe.

C. Mg.

D. Ag

Xem đáp án
Đáp án D

Ag là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tan trong dung dịch H2SO4 => chất rắn T là Ag

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Câu 16. Để phân biệt các chất đựng trong lọ riêng biệt sau: KNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Ba(NO3)2 người ta cần sử dụng hóa chất nào?

A. KOH, H2SO4

B. KCl, HCl

C. Ca(OH)2

D. BaCl2

Xem đáp án
Đáp án A

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự của từng chất 

Cho dung dịch KOH dư vào 4 ống nghiệm trên

Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu xanh thì ống nghiệm đó chứa Cu(NO3)2

3KOH + Cu(NO3)2 → Cu(OH)2↓ + 2KNO3

Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ thì ống nghiệm đó chứa Fe(NO3)3

3KOH + Fe(NO3)3 → Fe(OH)3↓ + 3KNO3

Ống nghiệm nào không có hiện tượng gì thì chất ban đầu chứa NaNO3 và Ba(NO3)2

Cho H2SO4 dư vào 2 dung dịch chưa phân biệt được KNO3 và Ba(NO3)2

Ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng là Ba(NO3)2

H2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4↓ + 2HNO3

Ống nghiệm nào không xuất hiện, hiện tượng gì thì là KNO3

Câu 17. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ:

A. Có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra.

B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

C. Axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric.

D. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.

Xem đáp án
Đáp án B

Phương trình phản ứng minh họa

H2S + CuSO4 → CuS↓ (kết tủa đen) + H2SO4

=> Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh

Câu 18. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. 3O2 + 2H2S → 2SO2 + 2H2O (to)

B. FeCl2 + H2S → 2HCl + FeS

C. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + O2 + I2

D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 19. Cho mẩu quỳ tím vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH, sau đó tiếp tục nhỏ từ từ đến dư dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm. Kết thúc phản ứng quỳ tím chuyển sang màu gì

A. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ 

B. Quỳ tím chuyển sang màu xanh 

C. Quỳ tím không đổi màu

D. Quỳ tím đổi sáng màu vàng

Xem đáp án
Đáp án A

Khi cho quỳ tím vào dung dịch NaOH thì quỳ tím chuyển thành màu xanh.

Sau đó nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 thì quỳ dần chuyển về màu tím.

Khi lượng axit dư thì quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Câu 20. Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch NaOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:

A. Màu xanh vẫn không thay đổi.

B. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn

C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ

D. Màu xanh đậm thêm dần

Xem đáp án
Đáp án C

Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch NaOH có phản ứng sau:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

NaCl là muối không làm đổi màu quỳ tím nên đến khi HCl phản ứng vừa đủ với NaOH thì màu xanh của dung dịch nhạt dần và mất hẳn. Tiếp tục nhỏ dung dịch HCl tới dư thì trong dung dịch lúc này chứa HCl và NaCl, HCl là axit làm quỳ chuyển đỏ =

> dung dịch chuyển sang màu đỏ

.........................................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Dung dịch nào sau đây có pH < 7, bài viết đã cho các bạn thấy những dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các mục Trắc nghiệm Hóa học 11...

>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan

Đánh giá bài viết
38 259.753
Sắp xếp theo

Ôn tập Hóa 11

Xem thêm