Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất
Nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ
Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến So sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất
A. CH3OC2H5
B. C3H8.
C. C2H5OH.
D. CH3OH
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Nhiệt độ sôi của các chất: ankan < ete < ancol.
Do đó nhiệt độ sôi của C3H8 < CH3OC2H5 < CH3OH, C2H5OH
Trong cùng dãy đồng đẳng ancol: phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao nên nhiệt độ sôi của:
CH3OH < C2H5OH
Vậy nhiệt độ sôi của: C3H8 < CH3OC2H5 < CH3OH < C2H5OH
Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là C2H5OH.
Đáp án C
So sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ
1. Các chất liên kết ion có nhiệt độ sôi lớn hơn so với các chất cộng hóa trị.
Ví dụ: nhiệt độ sôi: H2N-CH2-COOH > CH3COOH
2. Đối với các chất có liên kết cộng hóa trị
Các yếu tố ảnh hướng tới nhiệt độ sôi: Liên kết hidro, khối lượng phân tử và hình dạng phân tử.
a. Liên kết Hidro
- Liên kết hidro là liên kết được hình thành phân tử mang điện tích (+) và phân tử mang điện tích (-) giữa các phân tử khác nhau.
- Các chất có lực liên kết hidro càng lớn thì nhiệt độ sôi càng lớn.
Ví dụ: nhiệt độ sôi CH3COOH > CH3CH2OH
- Cách so sánh nhiệt lực liên kết Hidro giữa các chất:
Đối với các nhóm chức khác nhau:
-COOH > -OH > -COO- > -CHO > -CO-
(axit) (ancol (este) (andehit) (ete)
phenol)
Ví dụ: nhiệt độ sôi của ancol sẽ lớn hơn este: CH3CH2OH > CH3COOC2H5
* Lưu ý: Trong chương trình phổ thông chỉ xét liên kết Hidro giữa phân tử H (mang điện tích dương +) và phân tử O (mang điện tích âm -).
- Đối với các chất cùng nhóm chức: Đối với các chất có cùng nhóm chức, gốc R- liên kết với nhóm chức ảnh hưởng đến lực liên kết Hidro.
+ Gốc R- là gốc hút e sẽ làm cho lực liên kết Hidro tăng lên
+ Gộc R- là gốc đẩy e làm giảm lực liên kết Hidro
Ví dụ: Gốc C2H5- sẽ làm lực liên kết giảm so với gốc CH2=CH-
Nhiệt độ sôi: CH2=CH-COOH > C2H5COOH
b. Khối lượng phân tử
- Các chất có phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.
Ví dụ: Khối lượng phân tử lớn nhiệt độ sôi lớn hơn: CH3COOH > HCOOH
c. Hình dạng phân tử:
Phân tử càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp hơn phân tử mạch không phân nhánh.
* Giải thích:
Theo cơ sở lí thuyết về sức căng mặt ngoài thì phân tử càng co tròn thì sức căng mặt ngoài càng thấp -> phân tử càng dễ bứt ra khỏi bề mặt chất lỏng → càng dễ bay hơi -> nhiệt độ sôi càng thấp.
Ví dụ: Cùng là phân tử C5H12 thì đồng phân: n-C5H12 > (CH3)4C
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Để phân biệt giữa axit axetic và rượu etylic ta sử dụng thuốc thử nào sau đây:
A. kim loại Na.
B. quỳ tím.
C. dung dịch NaNO3.
D. dung dịch NaCl
Cho quỳ tím lần lượt vào axit axetic và rượu etylic
Qùy tím chuyển sang màu đỏ là axit axetic, còn lại quỳ tím không chuyển màu là rượu etylic
Câu 2. Cho các chất: (1) axit propionic; (2) axit axetic; (3) etanol; (4) đimetyl ete. Nhiệt độ sôi biến đổi :
A. (2) axit axetic > (1) axit propionic > (3) etanol > > (4) đimetyl ete
B. (2) axit axetic > (3) etanol > (1) axit propionic > (4) đimetyl ete
C. (1) axit propionic > (2) axit axetic > (3) etanol > (4) đimetyl ete
D. (4) đimetyl ete > (3) etanol > (2) axit axetic > (1) axit propionic
Theo chiều giảm nhiệt độ sôi: axit > ancol > anđehit
=> thứ tự giảm dần là : (1) axit propionic > (2) axit axetic > (3) etanol > (4) đimetyl ete.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3. Trong các chất dưới đây chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất
A. butan
B. etan
C. metan
D. propan
Các Ankan có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần theo khối lượng phân tử.
Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là metan vì có khối lượng phân tử nhỏ nhất.
Câu 4. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất
A. CH3COOH
B. CH3COOCH3
C. HCOOH
D. C2H5OH
Yếu tố quan trọng nhất khi so sánh nhiệt độ sôi là liên kết hiđro, yếu tố phụ thứ 2 là so sánh phân tử khối (nhiệt độ sôi tỉ lệ thuận với M) tosaxit>tosancol>tosesteesteo.
+ Nếu các chất có phân tử khối gần như nhau, chất nào có liên kết hiđro thì có nhiệt độ sôi cao hơn chất không có liên kết hiđro (axit, ancol, nước là các chất có liên kết hiđro).
+ Chất có phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.
Câu 5. Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là
A. HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5F.
B. C2H5Cl < CH3COOH < C2H5OH.
C. C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.
D. CH3OH < CH3CH2OH < NH3 < HCl
Dãy sắp xếp nhiệt độ sôi giảm dần của các hợp chất có nhóm chức khác nhau và phân tử khối xấp xỉ nhau:
Axit > ancol > amin > este > xeton, anđehit > dẫn xuất halogen > ete > CxHy
⇒ C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.
Câu 6. Cho các chất CH3CH2COOH (X); CH3COOH ( Y); C2H5OH ( Z); CH3OCH3 (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp tăng dần theo nhiệt độ sôi là
A. T, X, Y, Z
B. T, Z, Y, X
C. Z, T, Y, X
D. Y, T, Z, X
Các axit cacboxylic tạo được liên kết hidro nên có nhiệt độ sôi cao
Este không có liên kết hidro, nhiệt độ sôi thấp. Do đó:
CH3OCH3 < C2H5OH < CH3COOH < CH3CH2COOH
Câu 7. Trong số các chất sau, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3CHO
B. C2H5OH
C. CH3COOH
D. C5H12
CH3COOH : 2 phân tử tạo được 2 liên kết H với nhau ( ancol là 1; dẫn xuất và hydrocacbon thì không)
=> CH3COOH > C2H5OH > CH3CHO > C5H12
Câu 8. Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. butan.
B. propan.
C. etan.
D. metan.
Trong cùng một dãy đồng đẳng, chất nào có phân tử khối nhỏ nhất thì có nhiệt độ sôi thấp nhất.
Vậy trong các chất đã cho, chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là metan.
Câu 9. Trong số các chất cho dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. C2H5OH.
B. CH3CHO.
C. CH3OCH3.
D. CH3COOH.
Xét các chất có khối lượng mol tương đương thì chất có khả năng tạo liên kết hidro liên phân tử mạnh hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn
( axit > ancol > andehit > ete )
Câu 10. Sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH3OH, H2O, C2H5OH
H2O, C2H5OH,CH3OH
Ancol có phân tử lớn càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.
→ Nhiệt độ sôi của CH3OH < C2H5OH (1)
Nhiệt độ sôi của nước lớn hơn ancol có 3 nguyên tử C và nhỏ hơn ancol có từ 4 nguyên tử C trở lên.
→ Nhiệt độ sôi của nước lớn hơn nhiệt độ sôi của CH3OH và C2H5OH. (2)
Từ (1) và (2) suy ra nhiệt độ sôi: H2O > C2H5OH > CH3OH
Câu 11. Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là
A. HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5Cl.
B. C2H5Cl < CH3COOH < C2H5OH.
C. C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.
D. CH3OH < CH3CH2OH < NH3 < HCl.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi:
Phân tử khối: nếu như không xét đến những yếu tố khác, chất phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.
Liên kết Hiđro: nếu hai chất có phân tử khối xấp xỉ nhau thì chất nào có liên kết hiđro sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
Cấu tạo phân tử: nếu mạch càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp.
Dãy sắp xếp nhiệt độ sôi giảm dần của các hợp chất có nhóm chức khác nhau và phân tử khối xấp xỉ nhau:
Axit > ancol > amin > este > xeton, anđehit > dẫn xuất halogen > ete > CxHy
⇒ C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.
Câu 12. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất
A. CH3OC2H5
B. C3H8.
C. C2H5OH.
D. CH3OH.
Nhiệt độ sôi của các chất: ankan < ete < ancol. Do đó nhiệt độ sôi của C3H8 < CH3OC2H5 < CH3OH, C2H5OH
Trong cùng dãy đồng đẳng ancol: phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao nên nhiệt độ sôi của:
CH3OH < C2H5OH
Vậy nhiệt độ sôi của: C3H8 < CH3OC2H5 < CH3OH < C2H5OH
Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là C2H5OH.
Câu 13. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3COOH
B. CH3CHO
C. C2H5OH
D. C2H6
Với các chất có cùng hoặc M gần bằng nhau thì chất nào có liên kết H với H2O mạnh nhất thì có nhiệt độ sôi cao nhất. CH3COOH có liên kết H với H2O mạnh nhất nên có nhiệt độ sôi cao nhất.
Câu 14. Cho các chất : (1) axit propionic ; (2) axit axetic ; (3) etanol ; (4) đimetyl ete. Nhiệt độ sôi biến đổi
A. (2) >(1) >(3) >(4)
B. (2) >(3) >(1) >(4)
C. (1) >(2) >(3) >(4)
D. (4) >(3) >(2) >(1)
Theo chiều giảm nhiệt độ sôi : axit > ancol > anđehit
=> thứ tự giảm dần là : (1) axit propionic > (2) axit axetic > (3) etanol > (4) đimetyl ete.
Câu 15. Trong các chất: ancol propylic, anđehit fomic, axit butiric và etilen glycol, chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là
A. ancol propylic
B. anđehit fomic
C. axit butiric
D. etilen glycol
Theo chiều giảm nhiệt độ sôi : axit > ancol > anđehit
=> chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là anđehit fomic
Câu 16. Chọn định nghĩa đúng về axit no, đơn chức
A. Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm chức cacboxyl liên kết với gốc hiđrocacbon no.
B. Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm cacboxyl và toàn phân tử chỉ chứa liên kết đơn.
C. Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ có công thức phân tử tổng quát CnH2nO2.
D. Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ có chứa 1 nhóm –COOH.
Định nghĩa đúng về axit no, đơn chức là : Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm chức cacboxyl liên kết với gốc hiđrocacbon no.
Câu 17. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:
Xét trước hết về khối lượng mol (càng lớn thì nhiệt độ sôi càng tăng )
Nếu khối lượng mol tương đương thì xét khả năng tạo liên kết hidro liên phân tử
( axit > ancol > andehit )
Câu 18. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về metyl fomat có công thức HCOOCH3?
A. Có CTPT là C2H4O2
B. Là đồng đẳng của axit axetic
C. Là đồng phân của axit axetic
D. Là hợp chất este.
Điểm không đúng khi nói về metyl fomat có công thức HCOOCH3 là đồng đẳng của axit axetic. Metyl fomat là đồng phân của axit axetic.
-----------------------------
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất. Bài viết đã gửi tới bạn đọc những chất có nhiệt độ sôi cao nhất. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.
>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung liên quan: