Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím

Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải đáp các thắc mắc liên quan đến dung dịch làm quỳ tím chuyển xanh, từ đó bạn đọc biết cách xác định môi trường của các chất, dung dịch làm quỳ tím hóa xanh sẽ có môi trường kiềm.

Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím

A. HCl

B. Na2SO4

C. NaOH

D. KCl

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

A. HCl là axit mạnh làm quỳ tím hóa đỏ

B. Na2SO4 có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu

C. NaOH là bazo mạnh do đó làm quỳ tím hóa xanh

D. KCl có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu

Đáp án C.

Quỳ tím đổi màu như thế nào

Đối với hợp chất vô cơ

Quỳ tím đổi màu đỏ khi giấy quỳ tiếp xúc với dung dịch có tính axit.

Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3,...

Quỳ tím đổi màu xanh khi giấy quỳ tiếp xúc với dung dịch có tính bazo.

Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2,...

Quỳ tím không đổi màu khi dung dịch đó là trung tính (tính axit = tính bazo). 

Ví dụ: KCl, K2SO4, H2O

+ Kiểm tra độ pH dựa trên bảng màu quy chuẩn.

+ pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh: Dung dịch mang tính acid

+ pH 7 đến 14 làm quỳ tím hoá đỏ: Dung dịch mang tính bazo

+ Giấy quỳ chỉ thị màu số 7: Môi trường trung tính.

Đối với hợp chất hữu cơ

Amin có nguyên tử N gắn trực tiếp với vòng benzen có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím

Các amin khác làm quỳ tím chuyển xanh.

Amino axit

Số nhóm NH2 = số nhom COOH => Không làm đổi màu quỳ tím

Số nhóm NH2> số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa xanh (Ví dụ: Lysin)

Số nhóm NH2 < số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa đỏ (Ví dụ: Axit glutamic)

Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. NaOH, BaCl2, H3PO4, KOH.

B. NaOH, Na2SO4, KCl, KOH.

C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.

D. NaOH, Ca(NO3)2, KOH, H2SO4.

Xem đáp án
Đáp án C

A loại vì có BaCl2 có môi trường trung tính không làm đổi màu quỳ tím

H3PO4 có môi trường axit làm quỳ tím hóa xanh

B loại vì có Na2SO4 và KCl có môi trường trung tính không làm đổi màu quỳ tím

C đúng vì NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH đều là bazo mạnh có môi trường bazo làm quỳ tím hóa xanh

D loại vì Ca(NO3)2 có môi trường trung tính không làm đổi màu quỳ tím

H2SO4 có môi trường axit làm quỳ tím hóa xanh

Vậy Dãy dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là dãy gồm các dung dịch bazơ: NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.

Câu 2. Cho các chất sau: NaCl, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, K2CO3, AlCl3, NaOH. Số các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh là

A. 2.

B. 3

C. 4

D. 5

Xem đáp án
Đáp án B

Các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh là các bazơ tan: Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH.

Câu 3. Chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. Alanin

B. Anilin

C. Glyxin

D. Lysin

Xem đáp án
Đáp án D

Anilin có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.

Alanin và glyxin có số nhóm NH2 bằng số nhóm COOH => Không làm đổi màu quỳ tím.

Lysin số nhóm NH2 (2 nhóm) > số nhóm COOH (1 nhóm) => Làm quỳ tím hóa xanh.

Câu 4. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là

A. KCl.

B. K2SO4.

C. KOH.

D. KNO3.

Xem đáp án
Đáp án C

Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là

A. KCl được tạo từ axit mạnh là HCl và bazo mạnh KOH => KCl có môi trường trung tính

B. K2SO4 được tạo từ axit mạnh là H2SO4 và bazo mạnh KOH => K2SO4 có môi trường trung tính

C. KOH là bazo mạnh, có môi trường kiềm làm quỳ tím hóa xanh

D. KNO3 được tạo từ axit mạnh là HNO3 và bazo mạnh KOH => KNO3 có môi trường trung tính

Câu 5. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Axit glutamic.

B. Alanin.

C. Glyxin.

D. Metylamin.

Xem đáp án
Đáp án D

Sự đổi màu của quỳ tím khi gặp amin, amino axit:

*Amin:

Amin có nguyên tử N gắn trực tiếp với vòng benzen có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.

Các amin khác làm quỳ tím chuyển xanh.

*Amino axit:

Số nhóm NH2 = số nhóm COOH ⟹ Không làm đổi màu quỳ tím

Số nhóm NH2 > số nhóm COOH ⟹ Làm quỳ tím hóa xanh (VD: Lysin)

Số nhóm NH2 < số nhóm COOH ⟹ Làm quỳ tím hóa đỏ (VD: Axit glutamic)

Giải chi tiết:

Dung dịch làm quỳ tím chuyển xanh là metylamin (CH3NH2).

Câu 6. Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh

A. Alanin

B. Anilin

C. Glyxin

D. Lysin

Xem đáp án
Đáp án D

Anilin có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.

Alanin và glyxin có số nhóm NH2 bằng số nhóm COOH => Không làm đổi màu quỳ tím.

Lysin số nhóm NH2 (2 nhóm) > số nhóm COOH (1 nhóm) => Làm quỳ tím hóa xanh.

Câu 7. Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

A. CH3OOH

B. NH3

C. NaCl

D. HNO3

Xem đáp án
Đáp án B

CH3COOH và HNO3 làm quỳ tím chuyển màu đỏ

NH3 làm quỳ tím đổi màu xanh

NaCl không làm quỳ đổi màu

Câu 8. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

A. Anilin.

B. Glyxin.

C. Axit axetic.

D. Etylamin.

Xem đáp án
Đáp án D

Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

A. Anilin có tính bazo, nhưng dung dịch của nó không làm xanh giấy quỳ tím, cũng không làm phenolphtalein vì lực bazo của nó rất yếu và yếu hơn amoniac

B. Glyxin có công thức hóa học là  H2​N-CH2​-COOH có gốc -H2N = -COOH do đó không làm đổi màu quỳ tím

C. Axit axetic có công thức hóa học là CH3COOH làm quỳ tím hóa đỏ

D. Etylamin có công thức hóa học là C2H5NH2 làm quỳ tím hóa xanh

Câu 9. Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh là:

A. CO

B. CO2

C. K2O

D. CuO

Xem đáp án
Đáp án C

Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh là:

Loại A vì CO không tan trong nước

Loại B vì CO2 tan trong nước tạo ra dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ

Đúng C vì K2O tan trong nước tạo ra dung dịch bazo KOH làm quỳ tím hóa đỏ

Loại D vì CuO là oxit bazo không tan

Câu 10. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?

A. Lysin.

B. Alanin.

C. Axit glutamic.

D. Glyxin.

Xem đáp án
Đáp án C

Dung dịch mang tính axit làm quỳ tím hóa đỏ.

Dung dịch axit glutamic (HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH) làm quỳ tím hóa đỏ.

Câu 11. Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. Metylamin, amoniac, natri axetat

B. Anilin, metylamin, amoniac

C. Amoni clorua, metylamin, natri hiđroxit

D. Anilin, amoniac, natri hiđroxit

Xem đáp án
Đáp án A

• Anilin: C6H5NH2 không làm quỳ tím đổi màu.

• Amoni clorua: NH4Cl có tính axit, pH < 7, làm quỳ tím chuyển màu hồng.

⇒ Loại các đáp án B, C, D.

Đáp án A thỏa mãn yêu cầu:

Chúng gồm: metylamin (CH3NH2); amoniac (NH3) và natri axetat (CH3COONa).

Câu 12. Trong các câu dưới đây, điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Các amin đều có tính bazơ vì thế dung dịch của chúng đều làm quì tím hóa xanh.

B. Các amino axit đều có tính lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím.

C. Các peptit đều cho được phản ứng màu biure.

D. CH3-CH(NH2)COOH có tên thay thế là α-aminopropanoic.

Xem đáp án
Đáp án D

A sai ví dụ anilin không làm đổi màu quỳ tím

B sai vì các aminoaxit có số nhóm -NH2 bằng số nhóm -COOH thì mới không làm đổi màu quỳ tím

C sai vì đipeptit không tham gia phản ứng màu biure

Câu 13. Cho các nhận định sau:

(1) Alanin làm quỳ tím hóa xanh.

(2) Axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.

(3) Lysin làm quỳ tím hóa xanh.

(4) Axit ađipic và hexametylenđiamin là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6

(5) Methionin là thuốc bổ thận.

Số nhận định đúng là:

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án C

(1) Sai. Alanin không làm quì tím đổi màu

(5) Sai.

Câu 14. Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch lysin, axit glutamic đều làm quỳ tím chuyển màu xanh.

(b) Cao su buna-N, buna-S đều thuộc loại cao su thiên nhiên.

(c) Một số este hòa tan tốt nhiều chất hữu cơ nên được dùng làm dung môi.

(d) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ được dùng trong kĩ thuật tráng gương.

(e) Vải làm từ tơ nilon-6,6 bền trong môi trường bazơ hoặc môi trường axit.

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

Xem đáp án
Đáp án C

(c) Một số este hòa tan tốt nhiều chất hữu cơ nên được dùng làm dung môi.

(d) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ được dùng trong kĩ thuật tráng gương.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dung dịch lysin không làm đổi màu quỳ tím.

B. Metylamin là chất khí tan nhiều trong nước.

C. Protein đơn giản chứa các gốc α-amino axit.

D. Phân tử Gly-Ala-Val có ba nguyên tử nitơ.

Xem đáp án
Đáp án A 

A sai, vì lysin có số nhóm -NH2 > -COOH nên làm quỳ tím chuyển xanh.

B đúng, vì metylamin tạo được liên kết H với H2O nên tan nhiều trong nước.

C đúng, vì protein đơn giản được cấu tạo nên từ các α-amino axit.

D đúng, vì mỗi mắt xích Gly, Ala, Val có 1 nguyên tử N

Câu 16. Chất nào sau đây làm đổi màu quỳ tím?

A. NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH

B. H2N-CH2-COOH.

C. CH3​CH(NH2​)COOH.

D. H3CH(CH3)CH(NH2)COOH.

Xem đáp án
Đáp án A

Lysin (H2N-[CH2]4-CH2(NH2)-COOH) phân tử có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm -COOH nên có tính bazo do vậy làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Các chất còn lại: Glyxin, alanin, valin không làm quỳ tím chuyển màu vì có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm -COOH

Câu 17. Chất phản ứng được với cả hai dung dịch NaOH, HCl là

A. CH3COOC2H5

B. H2N-CH2-COOH.

C. CH3COOH.

D. C3H7OH.

Xem đáp án
Đáp án B

HCOOH không tác dụng với dung dịch HCl

H2-CH2-COOH tác dụng được với cả 2 dung dịch

CH3COOH tác dụng được với NaOH

C3H7OH không tác dụng được với NaOH

Câu 18. Dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây?

A. Glyxin, alanin, lysin.

B. Glyxin, valin, axit glutamic.

C. Alanin, axit glutamic, valin.

D. Glyxin, lysin, axit glutamic.

Xem đáp án
Đáp án D

Xét hợp chất có dạng: (NH2)xR(COOH)y

Câu 19. Tiến hành thí nghiệm cho anilin vào ống nghiệm chứa nước và lắc đều. Sau đó thêm lần lượt dung dịch HCl, rồi dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm và để yên một lúc, hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là

A. ban đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị đục, rồi phân lớp.

B. ban đầu dung dịch bị đục, sau đó trong suốt, rồi phân lớp.

C. ban đầu dung dịch bị đục, sau đó trong suốt.

D. ban đầu dung dịch trong suốt, sau đó phân lớp.

Xem đáp án
Đáp án B

Khi cho anilin vào nước ta thấy dung dịch bị đục do anilin ít tan trong nước.

Khi thêm dung dịch HCl vào ta thấy dung dịch trong suốt do có phản ứng tạo muối tan tốt trong nước.

Phương trình hóa học

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.

Tiếp tục thêm NaOH dư vào dung dịch thu được ta thấy hiện tượng phân lớp do sản phẩm tạo ra chứa C6H5NH2 ít tan trong nước.

Phương trình hóa học

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O.

Vậy hiện tượng quan sát được là ban đầu dung dịch bị đục, sau đó trong suốt, rồi phân lớp.

Câu 20. Tính bazơ của metylamin mạnh hơn anilin vì:

A. Nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ, nhóm phenyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ.

B. Nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ.

C. Nhóm metyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ, nhóm phenyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ.

D. Phân tử khối của metylamin nhỏ hơn.

Xem đáp án
Đáp án A

Tính bazơ của amin do cặp e chưa liên kết của nguyên tử nitơ. Mật độ e trên nguyên tử nitơ càng tăng thì tính bazơ càng mạnh và ngược lại. Nhóm metyl là nhóm đẩy e nên làm tăng mật độ e của nguyên tử nitơ, còn nhóm phenyl là nhóm hút e nên làm giảm mật độ e của nguyên tử nitơ.

Câu 21. Cho các nhận định sau:

1) Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

2) Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong NaOH thấy xuất hiện màu tím

3) Đề rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl

4) H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH là một đipeptit

5) Ở điều kiện thường H2NCH2COOH là chất rắn, dễ tan trong nước.

Số nhận định đúng là

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Xem đáp án
Đáp án A

1) Sai, một số amin như anilin (C6H5NH2) không làm đổi màu quỳ tím ẩm.

2) Đúng, lòng trắng trứng (một loại protein) có phản ứng màu biure.

3) Đúng, do tạo muối tan: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.

4) Đúng, đây là Gly-Ala

5) Đúng, Gly tồn tại dạng ion lưỡng cực nên là chất rắn, dễ tan (giống hợp chất ion).

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím. Bài viết đã giúp bạn đọc thấy được dung dịch các chất làm xanh quỳ tím. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm mục Trắc nghiệm Hóa học 11...

>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan

Đánh giá bài viết
17 158.899
Sắp xếp theo

    Ôn tập Hóa 11

    Xem thêm