Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh
Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là có tính bazơ.
Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. NaCl.
B. Na2SO4.
C. NaOH.
D. NaNO3.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
A. NaCl là muối có mối trường trung tính nên không làm quỳ tím đổi màu
B. Na2SO4 có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu
C. NaOH là bazo yếu do đó làm quỳ tím hóa xanh
D. NaNO3 có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu
Đáp án C
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh
A. H2NCH2COOH
B. HCl
C. CH3NH2
D. CH3COOH
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
H2NCH2COOH có số nhóm NH2 = số nhóm COOH ⇒ Không làm đổi màu quỳ tím
HCl là acid vô cơ làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
CH3NH2 là amine có tính base yếu làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
CH3COOH là acidt hữu cơ làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
Đáp án C
Sự biến đổi màu quỳ tím như thế nào
1. Đối với hợp chất vô cơ
Quỳ tím đổi màu đỏ khi giấy quỳ tiếp xúc với dung dịch có tính acid.
Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3,...
Quỳ tím đổi màu xanh khi giấy quỳ tiếp xúc với dung dịch có tính base.
Ví dụ: Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2,...
Quỳ tím không đổi màu khi dung dịch đó là trung tính (tính acid = tính base).
Ví dụ: KCl, K2SO4, H2O, NaNO3,.....
2. Đối với hợp chất hữu cơ
Amine có nguyên tử N gắn trực tiếp với vòng benzen có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím
Các amine khác làm quỳ tím chuyển xanh.
Amino acid
Số nhóm NH2 = số nhom COOH ⇒ Không làm đổi màu quỳ tím
Số nhóm NH2 > số nhóm COOH ⇒ Làm quỳ tím hóa xanh (Ví dụ: Lysin)
Số nhóm NH2 < số nhóm COOH ⇒ Làm quỳ tím hóa đỏ (Ví dụ: Glutamic acid)
Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím
A. HCl
B. Na2SO4
C. NaOH
D. KCl
A. HCl là acid mạnh nên làm quỳ tím chuyển sang đỏ
B. Na2SO4 có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu
C. NaOH là base yếu do đó làm quỳ tím hóa xanh
D. KCl có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu
Câu 2. Dung dịch nào trong các dung dịch sau đây làm quỳ tím hóa xanh
A. NaCl
B. HNO3
C. NH3
D. HCl
Dung dịch nào trong các dung dịch sau đây làm quỳ tím hóa xanh
A. Loại vì NaCl là muối trung hòa không làm đổi màu quỳ tím
B Loại vì HNO3 là acid làm quỳ tím đổi sang màu đỏ
D. Loại vì HCl là acid làm quỳ tím đổi sang màu đỏ
Câu 3. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím
A. HCOOH
B. K2SO4
C. NH3
D. KCl
A. HCOOH là acid mạnh làm quỳ tím hóa đỏ
B. K2SO4 có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu
C. NH3 là base yếu do đó làm quỳ tím hóa xanh
D. KCl có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu
Câu 4. Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
A. Methylamine.
B. Alanine.
C. Aniline.
D. Glycine.
Câu 5. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Glutamic acid.
B. Alanine.
C. Glycine.
D. Metylamin.
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Loại vì Glutamic acid (HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH) là acid làm quỳ tím đổi sang màu đỏ
B. Alanine có công thức hóa học là H2N-CH(CH3)COOH không làm đổi màu quỳ tím
C. Glycine có công thức hóa học là H2N-CH2-COOH không làm đổi màu quỳ tím
D. Methylamine có công thức hóa học là CH3NH2 lam quỳ tím chuyển sang xanh
Câu 6. Dãy chất nào sau đây đều làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
A. Phenol, lysin, alanine.
B. Lysin, methylamine, Glutamic acid.
C. Glycine, Phenylamine, formic Acid.
D. Aniline, ethylamine, Acetic acid.
Câu 7. Trong các phát biểu sau:
(a) Dung dịch alanine làm quỳ tím hóa xanh.
(b) Dung dịch Glutamic acid (Glu) làm quỳ tím hóa đỏ.
(c) Dung dịch lysin (Lys) làm quỳ tím hóa xanh.
(d) Từ Aminocaproic acid có thể tổng hợp được tơ nylon-6.
(e) Dung dịch aniline làm quỳ tím hóa xanh
(f) Dung dịch Methylammonium chloride làm quỳ tím hóa xanh
Số phát biểu sai là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
(a) Sai. Dung dịch alanine không làm quỳ tím hóa xanh.
(b) Đúng. Dung dịch Glutamic acid (Glu) làm quỳ tím hóa đỏ vì Glutamic acid có 2 nhóm – COOH và 1 nhóm –NH2.
(c) Đúng. Dung dịch lysine (Lys) làm quỳ tím hóa xanh vì Lys có 1 nhóm –COOH và 2 nhóm –NH2.
(d) Đúng. Từ Aminocaproic acid có thể tổng hợp được tơ nylon-6 bằng phản ứng trùng ngưng.
(e) Sai. Dung dịch aniline có tính base yếu, không làm quỳ tím hóa xanh.
(f) Sai. Dung dịch Methylammonium chloride làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 8. Có các nhận định sau:
(1) Phenol làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
(2) Ethylic alcohol tác dụng được với NaOH.
(3) Acetaldehyde có công thức là CH3CHO.
(4) Từ 1 phản ứng có thể chuyển Ethylic alcohol thành acetic acid.
(5) Từ CO có thể điều chế được acetic acid.
Số nhận định không đúng là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
(1) Phenol làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. => Sai. Không làm đổi màu quì.
(2) Ancol etylic tác dụng được với NaOH. => Sai.
Câu 9. Cho các nhận định sau:
(1) Dùng dung dịch Br2 có thể nhận biết được các dung dịch aniline, fructose và glucose.
(2) Các Amino acid có tính chất lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím.
(3) Các amine đều có tính base nên dung dịch của chúng làm quì tím hóa xanh.
(4) C6H12O3N2 có 3 đồng phân là Dipeptide mạch hở.
(5) Phân tử Amylose, Amylopectin và cellulose đều có mạch phân nhánh.
(6) Các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều nho chín để tăng cường thể trạng.
(7) Dung dịch hồ tinh bột hòa tan được iot ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.
Số nhận định đúng là
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Nhận định đúng: (1).
Các nhận định khác sai vì:
(2) Aa có tính lưỡng tính, nhưng tùy thuộc vào môi trường của aa có thể đổi màu quỳ tím.
(3) Aniline không làm quỳ tím chuyển màu
(4) Có 1 đồng phân dipeptide C6H12O3N2 được tạo thành từ alanin
(5) Amylopectin có cấu tạo mạch không phân nhánh
(6) Trong nho chín có nhiều glucose nên nếu bệnh nhân bị đái tháo đường ăn nhiều nho sẽ làm tăng lượng đường trong máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
(7) Dung dịch hồ tinh bột hòa tan iot ở điều kiện thường tạo phức xanh tím.
Câu 10. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng?
A. Dung dịch các Amino acid có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu
B. Dung dịch các Amino acid đều làm đổi màu quỳ tím sang xanh
C. Dung dịch các Amino acid đều không làm đổi màu quỳ tím
D. Tất cả các peptide đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím
Dung dịch các Amino acid có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu
Câu 11. Dãy các chất nào sau đây đều không làm đổi màu quỳ tím:
A. Axit glutamic, valin, alanin
B. Axit glutamic, lysin, glyxin.
C. Alanin, lysin, metyl amin
D. Anilin, glyxin, valin.
A loại vì axit glutamic làm quỳ tím chuyển đỏ.
B loại vì axit glutamic làm quỳ tím chuyển đỏ và lysin làm quỳ tím chuyển xanh.
C loại vì lysin làm quỳ tím chuyển xanh.
D thỏa mãn.
Câu 12. Trong các dung dịch CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là
A. 4
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh có pH > 7:
+ Amin : CH3–CH2–NH2
+ Amino axit có nhóm NH2 nhiều hơn nhóm –COOH: HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH
→ Có 2 chất thỏa mãn
Câu 13. Chất nào sau đây làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh?
A. CH3COOH.
B. CH3NH2.
C. H2NCH2COOH.
D. C6H5NH2 (anilin).
Câu 14. Dãy gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là
A. amoni clorua, metyl amin, natri hidroxit
B. anilin, metyl amin, amoniac
C. anilin, aminiac, natri hidroxit
D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Dãy gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 15. Dãy chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?
A. Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2, NaOH
B. HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4.
C. H2SO4, H2S, HCl, NaCl.
D. NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, KOH.
Dãy chất làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4.
Câu 16. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?
A. quỳ tím.
B. dung dịch BaCl2.
C. dung dịch KCl.
D. dung dịch KOH.
Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.
Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát, thấy:
Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: NaOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).
Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4 (nhóm 2).
Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là Na2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.
Phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH
----------------------------