Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có
Trắc nghiệm hóa 12
Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có được VnDoc biên soạn là câu hỏi nằm trong bộ 100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 1). Hy vọng giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và ôn luyện đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo.
- 100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 2)
- 100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 3)
Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có
A. nhóm chức xeton
B. nhóm chức axit
C. nhóm chức ancol
D. nhóm chức anđehit
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Chọn đáp án C
Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có nhóm chức ancol.
Ví dụ như glucozo và fructozo có 5 nhóm OH, saccarozo có 8 nhóm OH
Mỗi mắt xích của xenlulozo hay tinh bột đều có 3 nhóm OH
Lý thuyết Cacbohiđrat
Cacbohiđrat (còn gọi là gluxit hoặc saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m, có chứa nhiều nhóm OH và nhóm cacbonyl (anđehit hoặc xeton) trong phân tử.
- Monosaccarit: Là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được.
Ví dụ: glucozơ, fructozơ (C6H12O6).
Công thức tổng quát của monosaccarit là CnH2nOn.
- Đisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat mà khi thuỷ phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit.
Ví dụ: saccarozơ, mantozơ (C12H22O11).
- Polisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.
Ví dụ: tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n.
Bài tập vận dụng liên quan cacbohiđrat
Câu 1: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong?
A. Saccarozơ
B. Fructozơ
C. Glucozơ
D. Amilopectin
Saccarozơ hay còn gọi là đường mía, đường thốt nốt.
Fructozơ là thành phần chính của mật ong (fructozơ có độ ngọt lớn nhất trong các loại cacbohidrat).
Glucozơ hay còn gọi là đường nho, đường trái cây.
Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bột.
Câu 2: Glucozơ và saccarozơ có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Phản ứng thủy phân
B. Đều là monosaccarit.
C. Dung dịch đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.
D. Phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Glucozơ là monosaccarit → không có phản ứng thủy phân → Loại đáp án A
Saccarozơ là đisaccarit → Loại đáp án B
Saccarozơ không có nhóm chức anđehit như glucozơ → Saccarozơ không có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 → Loại đáp án D
Glucozơ và saccarozơ đều có tính chất đặc trưng của ancol đa chức → đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành phức đồng có màu xanh lam.
2C6H12O6 (Glucozơ ) + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (phức đồng glucozơ) + 2H2O
2C12H22O11 (Saccarozơ ) + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu (đồng saccarat) + 2H2O
→ Đáp án C
Câu 3: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột.
B. Xenlulozơ.
C. Fructozơ.
D. Saccarozơ.
Monosaccarit (glucozơ và fructozơ) không bị thủy phân.
→ Đáp án C
Câu 4: Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là
A. Fructozơ.
B. Tinh bột.
C. Glucozơ.
D. Saccarozơ.
Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit → X là monosaccarit (glucozơ hoặc fructozơ).
Fructozơ không làm mất màu dung dịch brom
→ X là glucozơ
HOCH2[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → HOCH2[CHOH]4COOH + 2HBr.
→ Đáp án C
Câu 5: Dãy gồm các chất đều bị thủy phân trong dung dịch H2SO4, đun nóng là
A. glucozơ, saccarozơ và fructozơ.
B. fructozơ, saccarozơ và tinh bột.
C. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ.
D. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
Đáp án D
Glucozơ và fructozơ không bị thủy phân trong dung dịch H2SO4, đun nóng
Loại đáp án A, B, C.
Dãy gồm các chất đều bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là: saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
(C6H10O5)n (tinh bột hoặc xenlulozơ) + nH2O \(\overset{H+,t^{o} }{\rightarrow}\) nC6H12O6 (glucozơ).
C12H22O11 (Saccarozơ) + H2O \(\overset{H+,t^{o} }{\rightarrow}\) C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)
Câu 6. Chất nào sau đây có nhiều trong đường mật ong?
A. Saccarozơ
B. Fructozơ
C. Glucozơ
D. Amilopectin
Saccarozơ hay còn gọi là đường mía, đường thốt nốt.
Fructozơ là thành phần chính của mật ong (fructozơ có độ ngọt lớn nhất trong các loại cacbohidrat).
Glucozơ hay còn gọi là đường nho, đường trái cây.
Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bột.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
Saccarozơ và glucozơ đều
A. chứa nhiều nhóm OH ancol.
B. có chứa liên kết glicozit trong phân tử.
C. có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng.
Glucozơ không có liên kết glicozit
Saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc
Glucozơ không bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng
Câu 8. Glucozơ không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
B. H2 (xúc tác Ni, to).
C. C2H5CHO.
D. dung dịch AgNO3/NH3, to.
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 \(\overset{t^{o} , Ni}{\rightarrow}\) CH2OH[CHOH]4CH2OH
CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
Glucozơ không phản ứng được C2H5CHO
Câu 9. Khi chúng ta bị ốm, mất sức, thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
B. fructozơ.
D. xenlulozơ.
Khi chúng ta bị ốm, mất sức, thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là glucozơ.
Câu 10. Tính chất của saccarozơ là: Tan trong nước (1); chất kết tinh không màu (2) ; khi thuỷ phân tạo thành fructozơ và glucozơ (3) ; tham gia phản ứng tráng gương (4) ; phản ứng với Cu(OH)2 (5). Những tính chất đúng là:
A. (3), (4), (5).
B. (1), (2), (3), (5).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (2), (3), (5).
Tính chất của saccarozơ là: Tan trong nước (1); chất kết tinh không màu (2); khi thuỷ phân tạo thành fructozơ và glucozơ (3); phản ứng với Cu(OH)2 (5)
Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan
- Lý thuyết hóa 12 chương 2: Cacbonhiđrat đầy đủ nhất
- Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
- Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp
- Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
...................................
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Quyết tâm đỗ Đại Học Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.