100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc 100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 2). Hy vọng qua bộ tài liệu các bạn sẽ giải nhanh bài tập Hóa học 12 chính xác hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu 41: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohidrat.

B. Trung dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.

C. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.

D. Glucozơ và fructozơ đều là đồng phân của nhau.

C sai vì saccarozơ không có phản ứng tráng bạc

→ Đáp án C

Câu 42: Cho dãy chất gồm: glucozơ, fructozơ, triolein, metyl acrylat, saccarozơ, etyl fomat. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc là:

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4.

Các chất trong dãy tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc là:

+) Glucozơ và fructozơ: (trong môi trường bazơ fructozơ chuyển thành glucozơ)

CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

+) etyl fomat

HCOOC2H5 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O NH4OCOOC2H5 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

→ Có 3 chất

→ Đáp án C

Câu 43: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Saccarozo được gọi là đường nho.

B. Polime tan tốt trong nước.

C. Trimetylamin là chất khí ở điều kiện thường.

D. Triolein là chất béo no.

A sai vì saccarozo được gọi là đường mía.

B sai vì đa số polime không tan trong nước và các dung môi thông thường.

C đúng

D sai vì triolein là chất béo không no.

→ Đáp án C

Câu 44: Cho các phát biểu sau:

(1) Glucozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.

(2) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.

(3) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

(4) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.

(5) Trong mật ong chứa nhiều fructozo.

(6) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

Số phát biểu sai là

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

(1) Đúng.

(2) Sai vì chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

(3) Đúng.

(4) Sai vì triolein ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường.

(5) Đúng.

(6) Đúng.

⇒ chỉ có (2) và (4) sai

→ Đáp án C

Câu 45: Một cacbohidrat (Z) có thể tham gia các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

(Z) -Cu(OH)2/NaOH→ dung dịch xanh lam to→ kết tủa đỏ gạch

Hợp chất (Z) có thể là:

A. Glucozơ. B. Saccarozơ.

C. Fructozơ. D. Cả A và C đều đúng.

Hợp chất (Z) có thể là: Glucozơ hoặc fructozơ.

+) Z + Cu(OH)2/NaOH ở nhiệt độ thường tạo thành phức đồng → dung dịch màu xanh lam.

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

+) Phức đồng trên vẫn chứa nhóm CHO nên sẽ xảy ra phản ứng

RCHO + 2Cu(OH)2 RCOOH + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 2H2O

→ Đáp án D

Câu 46: Cho dãy chuyển hóa sau: X → tinh bột → glucozơ → Y + X

Hai chất X, Y lần lượt là:

A. CH3OH và C2H5OH

B. C2H5OH và CH3COOH

C. CO2 và C2H5OH

D. CH3CHO và C2H5OH

Hai chất X, Y lần lượt là: CO2 và C2H5OH

+) Quá trình quang hợp: 6nCO2 (X) + 5nH2O -diep luc, to, asmt→ (C6H10O5)n (tinh bột) + 6nH2O

+) (C6H10O5)n + nH2O -H+, to→ nC6H12O6.

+) C6H12O6 ⇆ 2C2H5OH (Y) + 2CO2

→ Đáp án C

Câu 47: Glucozơ thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của:

A. Ancol đa chức và andehit đơn chức

B. Ancol đa chức và andehit đa chức

C. Ancol đơn chức và andehit đa chức

D. Ancol đơn chức và andehit đa chức

Glucozơ thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của

+) ancol đa chức

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

+) andehit đơn chức

CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O -to→ CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

→ Đáp án A

Câu 48: Thực nghiệm nào sau đây cho kết quả không phù hợp với cấu trúc của glucozơ?

A. Khử hoàn toàn tạo n-hexan

B. Tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.

C. Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam

D. Tác dụng (CH3CO)2O tạo este tetraxetat.

+) Khử hoàn toàn tạo n-hexan → chứng tỏ glucozơ có 6 nguyên tử C trong phân tử

+) Tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag → chứng tỏ glucozơ có nhóm CHO

+) Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam → chứng tỏ glucozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí liền kề nhau

+) Glucozơ tác dụng (CH3CO)2O tạo este pentaaxetat.

→ Đáp án D

Câu 49: Tính chất nào sau đây là không phải của glucozơ?

A. Tính chất của poliol (nhiều nhóm - OH liên tiếp)

B. Lên men tạo ancol etylic

C. Tham gia phản ứng thủy phân

D. Tính chất của nhóm andehit.

Glucozơ không tham gia phản ứng thủy phân

→ Đáp án C

Câu 50: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2

B. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit

C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương

D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.

B sai

+) Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ

C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

+) Thủy phân (xúc tác H+, to) mantozơ

C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ)

→ Đáp án B

Câu 51: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở điểm nào sau đây?

A. Phản ứng thủy phân.

B. Độ tan trong nước.

C. Thành phần phân tử.

D. Cấu trúc mạch phân tử.

+) Tinh bột và xenlulozơ cùng có công thức tổng quát (C6H10O5)n và là polisaccarit

→ chúng có cùng thành phần phân tử và có phản ứng thủy phân → Loại đáp án A, C

+) Cả tinh bột và xenlulozơ đều là những chất không tan trong nước → Loại đáp án B

+) Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở cấu trúc mạch phân tử: Tinh bột gồm nhiều mắt xích α – glucozơ liên kết với nhau tạo thành 2 dạng amilozơ và amilopectin còn xenlulozơ gồm nhiều mắt xích β – glucozơ liên kết với nhau tạo thành mạch kéo dài.

→ Đáp án D

Câu 52: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ

B. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột

C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau

D. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.

Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.

→ Đáp án D

Câu 53: Khi hạt lúa nẩy mầm, tinh bột dự trữ trong hạt lúa được chuyển hóa thành:

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Mantozơ

D. Saccarozơ

→ Đáp án C

Câu 54: Nước Svayde là dung dịch của:

A. AgNO3/NH3

B. Zn(OH)2/NH3

C. Cu(OH)2/NH3

D. NH4OH/NH3

→ Đáp án C

Câu 55: Saccarozơ và mantozơ sẽ tạo sản phẩm giống nhau khi tham gia phản ứng:

A. Thủy phân.

B. Với Cu(OH)2.

C. Với dung dịch AgNO3/NH3.

D. Đốt cháy hoàn toàn.

Saccarozơ và mantozơ sẽ tạo sản phẩm giống nhau khi tham gia phản ứng đốt cháy hoàn toàn:

PTPU: C12H22O11 + 12O2 -to→ 12CO2 + 11H2O

→ Đáp án D

Câu 56: Thuốc thử phân biệt hai dung dịch mất nhãn đựng một trong các chất glucozơ, fructozơ là

A. nước Br2

B. Cu(OH)2.

C. CuO.

D. AgNO3/NH3 (hay [Ag(NH3)2]OH).

Glucozơ có nhóm –CHO còn fructozơ thì không nên phản ứng với Br2 là phản ứng đặc trưng để phân biệt 2 chất này.

HOCH2-(CHOH)4-CHO + Br2 + H2O → HOCH2-(CHOH)4-COOH +2HBr

→ Đáp án A

Câu 57: Thuốc thử nào sau đây dùng để nhận biết tinh bột?

A. Cu(OH)2

B. AgNO3/NH3

C. Br2

D. I2

→ Đáp án D

Câu 58: Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột?

A. Cho từng chất tác dụng với dung dịch

B. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot.

C. Hoà tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dung dịch iot.

D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa

- Hòa tan các chất vào nước lạnh, xenlulozo và tinh bột không tan, saccarozo tan

- Sau đó đun nóng H2O, tinh bột ngậm nước tạo thành dung dịch hồ tinh bột.

- Cho I2 vào, hồ tinh bột có màu xanh tím

→ Đáp án C

Câu 59: Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?

A. Glucozơ và mantozơ

B. Glucozơ và glixerol

C. Saccarozơ và glixerol

D. Glucozơ và fructozơ

Glucozơ có phản ứng tạo kết tủa bạc, glixerol không phản ứng.

CH2OH(CHOH)4–CHO + 2AgNO3 + 3NH3 +H2O CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.

→ Đáp án B

Câu 60: Để tráng 1 lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là

A. etyl axetat

B. glucozơ

C. tinh bột

D. saccarozơ

Glucozơ có phản ứng tráng bạc, dùng để tráng ruột phích

→ Đáp án B

Câu 61: Trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ. Phản ứng nào sau đây để nhận biết sự có mặt glucozơ có trong nước tiểu?

A. Cu(OH)2 hay H2/Ni,to

B. NaOH hay [Ag(NH3)2]OH.

C. Cu(OH)2 hay Na.

D. Cu(OH)2 hay [Ag(NH3)2]OH

- Glucozơ có tính chất đặc trưng của ancol đa chức → phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành phức đồng có màu xanh lam.

2C6H12O6 (Glucozơ) + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (phức đồng glucozơ) + 2H2O

- Glucozơ có phản ứng tráng bạc → xuất hiện kết tủa bạc màu trắng

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH -to→ CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

→ Phản ứng với Cu(OH)2 hay [Ag(NH3)2]OH nhận biết được sự có mặt glucozơ có trong nước tiểu.

→ Đáp án D

Câu 62: Công thức cấu tạo của sobitol là:

A. HOCH2(CHOH)4CHO

B. HOCH2(CHOH)3COCH2OH

C. HOCH2(CHOH)4CH2OH

D. HOCH2(CHOH)4COOH

→ Đáp án C

Câu 63: Trong máu người luôn chứa một tỉ lệ glucozơ không đổi là:

A. 0,02%.

B. 0,01%.

C. 1,00%.

D. 0,10%.

→ Đáp án D

Câu 64: Công thức tổng quát của cacbohidrat là:

A. CnH2nO.

B. (CH2O)m.

C. Cn(H2O)m.

D. Cm(H2O)m.

→ Đáp án C

Câu 65: Khối lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là:

A. 1,44 gam

B. 2,25 gam

C. 2,75 gam

D. 2,50 gam.

100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 2)

→ Đáp án B

Câu 66: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng m kg axit nitric (hiệu suất 90%). Giá trị của m là:

A. 42 kg.

B. 30 kg.

C. 10 kg.

D. 21 kg.

100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 2)

→ Đáp án D

Câu 67: Điều chế ancol etylic từ 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ, hiệu suất toàn bộ quá trình dạt 85%. Khối lượng ancol thu được là?

A. 485,85 kg.

B. 458,58 kg.

C. 398,8 kg.

D. 389,79 kg.

(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH

Ta có: mtinh bột = 1000. 95% = 950 kg → ntinh bột = 950/162 kmol

→ nancol = 1615/162 kmol

→ mancol = nancol. 46 = 458,58 kg

→ Đáp án B

Câu 68: Tinh bột có phân tử khối từ 200000 đến 1000000 đvC. Số mắt xích trong phân tử tinh bột ở vào khoảng:

A. Từ 2000 đến 6172.

B. Từ 600 đến 2000.

C. Từ 1000 đến 5500.

D. Từ 1235 đến 6172.

Tinh bột có dạng (C6H10O5)n

Ta có: 200000 ≤ 162n ≤ 1000000

⇔ 200000/162 ≤ n ≤ 1000000/162

⇔ 1234,6 ≤ n ≤ 6172,8

→ Đáp án D

Câu 69: Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là:

A. Anđehit axetic

B. Ancol etylic

C. Saccarozơ

D. Glixerol

X là saccarozơ

- Thủy phân saccarozơ:

C12H22O11 -H+, +H2O→ C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

- Phản ứng tráng bạc của sản phẩm:

C6H12O6 + 2[Ag(NH3)2]OH -H+→ CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O.

→ Đáp án C

Câu 70: Đun nóng dung dịch chửa m gam glucozơ với lượng dư AgNO3/NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn dược 10,8 gam Ag. Giá trị của m là?

A. 16,2 gam

B. 9 gam

C. 18 gam

D. 10,8 gam

C6H12O6 → 2Ag

Ta có: nAg = 10,8/108 = 0,1 mol →n_{C_6H_{12}O_6} = nAg/2 = 0,05 mol

→ m = 0,05. 180 = 9 gam

→ Đáp án B

Câu 71: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với lượng dư AgNO/3 trong dung dịch NH3 thu được m gam bạc (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

A. 32,4

B. 10,8

C. 43,2

D. 21,6

C12H22O11 -+H2O, H+, to→ C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ) -Ag[NH3]2OH 4Ag

Ta có: nAg = 4nsaccarozơ = 0,4 mol → m = 0,4. 108 = 43,2 gam.

→ Đáp án C

Câu 72: Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ đã dùng là:

A. 0,10 M

B. 0,20 M

C. 0,02 M

D. 0,01 M

Ta có: n_{C_6H_{12}O_6} = nAg/2 = 0,01 mol

→ CM(glucozơ) = n_{C_6H_{12}O_6}/V_{C_6H_{12}O_6}= 0,2 M

→ Đáp án C

Câu 73: Một hợp chất gluxit (X) có công thức đơn giản (CH2O)n. Biết (X) phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng. Lấy 1,44 gam (X) cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 1,728 gam Ag. Công thức phân tử của (X) là

A. C6H10O5

B. C12H22O11

C. C6H6O

D. C6H12O6

(X) có công thức đơn giản (CH2O)n → Loại đáp án A, B và C

Chỉ có đáp án D có dạng (CH2O)6 → n = 6

Ta có: nAg = 1,728/108 = 0,016 mol; MX = 30n → nX = 0,048/n mol → nAg = 2nX

→ X là glucozơ hoặc fructozơ có CTPT là C6H12O6

→ Đáp án D

Câu 74: Hỗn hợp m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 0,8 gam Br2 trong dung dịch nước. Số mol của glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp là:

A. 0,020 mol glucozơ và 0,030 mol fructozơ

B. 0,005 mol glucozơ và 0,015 mol fructozơ

C. 0,025 mol glucozơ và 0,025 mol fructozơ

D. 0,125 mol glucozơ và 0,035 mol fructozơ

+) nglucozơ + nfructozơ = nAg/2 = 0,02 mol

+) Chỉ có glucozơ phản ứng với dung dịch brom theo tỉ lệ 1:1

CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr

→ nglucozơ = nbrom = 0,8/160 = 0,005 mol → nfructozơ = 0,02 – 0,005 = 0,015 mol

→ Đáp án B

Câu 75: Oxi hóa hoàn toàn một dung dịch chứa 27 gam glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng AgNO3 đã tham gia phản ứng là:

A. 40 gam

B. 62 gam

C. 59 gam

D. 51 gam

Ta có: n_{AgNO_3} = 2n_{C_6H_{12}O_6}= (2.27)/180 = 0,3 mol → m_{AgNO_3} = 0,3.170 = 51 g

→ Đáp án D

Câu 76: Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này là:

A. 80%

B. 85%

C. 90%

D. 99%

+) nsaccarozơ + nmantozơ = 34,2/342 = 0,1 mol

+) mantozơ thể hiện tính chất của anđehit đơn chức

→ nmantozơ = nAg/2 = 0,001 mol → nsaccarozơ = 0,1 – 0,001 = 0,099 mol

→ %saccarozơ trong hỗn hợp đường là: (0,099/0,1). 100% = 99%

→ Đáp án D

Câu 77: Cho 6,84 gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 1,08 gam Ag kim loại. Số mol saccarozơ và mantozơ trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 0,005 mol và 0,015 mol

B. 0,020 mol và 0,020 mol

C. 0,010 mol và 0,010 mol

D. 0,015 mol và 0,010 mol

+) nsaccarozơ + nmantozơ = 6,84/342 = 0,02 mol

+) mantozơ thể hiện tính chất của anđehit đơn chức

→ nmantozơ = nAg/2 = 0,01 mol → nsaccarozơ = 0,02 – 0,01 = 0,01 mol

→ Đáp án C

Câu 78: Đun nóng dung dịch chứa 8,55 gam cacbohiđrat X với một lượng nhỏ HCl. Cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy tạo thành 10,8 gam Ag kết tủa. Hợp chất X là:

A. Glucozơ.

B. Fructozơ.

C. Tinh bột.

D. Saccarozơ.

nAg = 10,8/108 = 0,1 mol

TH1: nX = nAg/2 = 0,05 mol → MX = 8,55/0,05 = 171 (Loại)

TH2: nX = nAg/4 = 0,025 mol → MX = 8,55/0,025 = 342 → X là saccarozơ.

C12H22O11 -H+→ C6H12O6 + C6H12O6 → 4Ag

→ Đáp án D

Câu 79: Cho dung dịch chứa 3,51 gam hỗn hợp gồm saccarozơ và glucozơ phản ứng AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag. Vậy phần trăm theo khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 48,72%

B. 48,24%

C. 51,23%

D. 55,23%

Sơ đồ phản ứng: CH2OH – [CHOH]4 – CHO (0,01) → 2Ag (0,02)

→ %mglucozơ = [(0,01.180)/3,51]. 100% = 51,8%

→ %msaccarozơ = 100% - 51,8% = 48,72%

→ Đáp án A

Câu 80: Đun nóng dung dịch chưa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3 trong amoniac, giả sử hiệu suất phản ứng là 75% thấy bạc kim loại tách ra. Khối lượng bạc kim loại tách ra. Khối lượng bạc kim loại thu được là:

A. 24,3 gam

B. 16,2 gam

C. 32,4 gam

D. 21,6 gam

Sơ đồ: C6H12O6 → 2Ag

(gam) 180 2.108 = 216

(gam) 27 m?

→ m = [(27.216)/180]. 75% = 24,3 gam

→ Đáp án A

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn 100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 2). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 1.635
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa 12

    Xem thêm