Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2

Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 đươc VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi dựa vào tính chất hóa học của Ba(HCO3)2. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi, lý thuyết liên quan đến Ba(HCO3)2, sẽ giúp bạn đọc củng cố lại kiến thức liên quan, cũng như rèn luyện kĩ năng thao tác giải bài tập. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung câu hỏi dưới đây.

Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 

A. HNO3, KCl và K2SO4.

B. HNO3, Ca(OH)2 và NaNO3.

C. KCl, K2SO4 và Ca(OH)2.

D. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

A, C Loại vì có KCl không phản ứng

B Loại vì có NaNO3 không phản ứng

D đúng

Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là: HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.

Ba(HCO3)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O + 2CO2

Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3↓ + CaCO3 ↓ + 2H2O

Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaHCO3

Đáp án D

Tính chất hóa học Ba(HCO3)2

Dung dịch Ba(HCO3)2 là dung dịch muối barium hydrogen carbonate. Là muối axit, không tồn tại dưới dạng chất rắn, mà nó chỉ tồn tại trong dung dịch nước có chứa các ion.

Tồn tại trong dung dịch dưới dạng trong suốt, với hai ion Ba2+ và HCO3-

- Nhận biết: sử dụng dung dịch axit HCl, thấy thoát ra khí không màu, không mùi

1. Tác dụng với axit mạnh

Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O + 2CO2

Ba(HCO3)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2CO2 + 2H2

2. Tác dụng với dung dịch bazơ

Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2BaCO3 + 2H2O

Ba(HCO3)2 + 2KOH → BaCO3 + K2CO3 + 2H2O

3. Ba(HCO3)2 bị phân hủy bởi nhiệt độ

Ba(HCO3)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} BaCO3 + H2O + CO2 

4. Phản ứng trao đổi 

Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → 2NaHCO3 + BaCO3

2Na3PO4 + 3Ba(HCO3)2 → Ba3(PO4)2 + 6NaHCO3

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Dung dịch nào dưới đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2  không xuất hiện kết tủa?

A. dung dịch Ba(OH)2.

B. dung dịch K3PO4.

C. dung dịch HNO3.

D. dung dịch K2CO3.

Xem đáp án
Đáp án C

A. Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 → 2BaCO3↓ + 2H2O.

B. 2K3PO4 + 3Ba(HCO3)2 → Ba3(PO4)2 + 6KHCO3

C. Ba(HCO3)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2CO2 + 2H2O

D. Ba(HCO3)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2NaHCO3.

Câu 2. Cho các thí nghiệm sau

(a) FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3

(b) Cho dung dịch Ca(HCO3)2 tác dụng với Na3PO4

(c) FeS tác dụng với dung dịch H2SOloãng

(d) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với axit HNO3

(e) Ba tác dụng với dung dịch FeCl2

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra chất khí là?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Xem đáp án
Đáp án D

Xét sản phẩm của từng phản ứng => Số phương trình thỏa mãn đề bài

(a) 3FeCO3 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 3CO2 + NO + 5H2O

(b) 2Na3PO4 + 3Ba(HCO3)2 → Ba3(PO4)2 + 6NaHCO3

(c) 2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O

(d) Ba(HCO3)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2CO2 + 2H2O

(e) Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + FeCl2 → BaCl2 + Fe(OH)2

Câu 3. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch sau: BaCl2, Ca(NO3)2, KOH, KHSO4, Ca(OH)2, H2SO4, HNO3. Số phản ứng tạo ra kết tủa là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Xem đáp án
Đáp án B

Ba(HCO3)2 + 2KOH → BaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O

Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3 + CaCO3 + 2H2O

Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2 + 2H2O

Câu 4. Người ta tiế hành thí nghiệm: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2. Sau phản ứng có hiện tượng gì xảy ra

A. Xuất hiện kết tủa trắng.

B. Không xuất hiện kết tủa.

C. Sau 1 thời gian mới xuất hiện kết tủa trắng.

D. Ban đầu tạo kết tủa trắng, sau đó tan dần.

Xem đáp án
Đáp án D

ục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2, ban đầu tạo kết tủa trắng, sau đó tan dần.

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm