Kim loại nào dưới đây tan được trong dung dịch kiềm
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
Kim loại nào dưới đây tan được trong dung dịch kiềm được VnDoc biên soạn, hướng dẫn bạn đọc trả lời nội dung câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của kim loại. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết bài tập liên quan đến quan.
Kim loại nào dưới đây tan được trong dung dịch kiềm
A. Mg
B. Al
C. Fe
D. Ag.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Do oxide và hydroxide của Aluminium (nhôm) có tính lưỡng tính do đó nhôm có thể tan trong dung dịch kiềm
Đáp án B
Tính chất hóa học của kim loại
1. Tác dụng với phi kim
- Với oxygen
Nhiều kim loại phản ứng được với oxygen tạo thành oxide.
3Fe + 2O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe3O4
Trừ Ag, Au, Pt không phản ứng được với oxygen
- Với lưu huỳnh
- Nhiều kim loại phản ứng được với lưu huỳnh tạo thành sulfide (=S)
2Al + 2S \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Al2S3
- Phản ứng với chlorine
Nhiều kim loại phản ứng được với chlorine tạo thành muối chloride (-Cl)
2Fe + 3Cl2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2FeCl3
2. Tác dụng với acid
- Dung dịch acid HCl, H2SO4 loãng (chỉ có kim loại đứng trước H mới phản ứng)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
- Tác dụng với HNO3, H2SO4 trong điều kiện đặc, nóng.
Tác dụng với HNO3: kết quả tạo thành muối nitrate và nhiều khí khác nhau
M + HNO3 → M(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O
Tác dụng với H2SO4: kết quả tạo thành muối sulfate và nhiều loại khí
M + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O
3. Tác dụng với dung dịch muối
Trừ K, Na, Ca, Ba không đẩy được kim loại vì tác dụng ngay với nước
Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng.
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
4. Tác dụng với nước
Những kim loại mạnh gồm: R = {K, Na, Ca, Li, Ba, Sr,…} trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo ra dung dịch base.
R + nH2O → H2 + R(OH)n
5. Tác dụng với dung dịch kiềm
Các kim loại mà hydroxide của chúng có tính lưỡng tính như Al, Zn, Be, Sn, Pb…tác dụng được với dung dịch kiềm (đặc).
Trong các phản ứng này, kim loại đóng vai trò là chất khử, H2O là chất oxi hóa và base làm môi trường cho phản ứng
Ví dụ: phản ứng của Al với dung dịch NaOH được hiểu là phản ứng của Al với nước trong môi trường kiềm và gồm hai quá trình:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
Cộng hai phương trình trên ta được một phương trình:
2Al + 6H2O + 2NaOH → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2:
A. Fe, Cu, K, Ba
B. Cu, Fe, Zn, K
C. Mg, Fe, Al, Zn
D. Zn, Cu, K, Ba
Kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học tác dụng được với dung dịch (HCl, H2SO4 loãng,…) giải phóng khí H2.
Câu 2. Kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng vừa phản ứng được với NaOH
A. Al
B. Fe
C. Zn
D. Cu
Câu 3. Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường
A. Na, Fe, K, Cu, Ca
B. Na, K, Li, Ca, Ba
C. Na, Li, Mg, Ca, Cu
D. Na, Li, Fe, K, Cu
Mg, Fe, Cu không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
Câu 4. Để phân biệt 3 kim loại Fe, Mg và Al cần dùng
A. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH
B. H2O và dung dịch HCl
C. Dung dịch NaOH và H2O
D. Dung dịch CuCl2 và H2O
Để phân biệt ba kim loại Fe, Mg, Al ta có thể dùng dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
- Nhỏ dung dịch NaOH đến dư vào từng mẫu thử.
+ Mẫu thử tan và xuất hiện bọt khí là Al
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3 H2↑
- Mẫu thử không tan là Fe và Mg.
- Nhỏ dung dịch HCl vào hai kim loại không tan còn lại.
+ Kim loại tan, xuất hiện bọt khí và dung dịch có màu trắng xanh là Fe.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
+ Kim loại tan, xuất hiện bọt khí và dung dịch không màu là Mg.
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
Câu 5. Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàntoàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:
A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe.
B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu.
C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag.
D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.
2 kim loại là Cu và Ag ⇒ AgNO3 phải hết
2 muối sẽ gồm Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
Thứ tự phản ứng:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Câu 6. Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là
A. điện phân dung dịch.
B. điện phân nóng chảy.
C. nhiệt luyện.
D. thuỷ luyện.
Ghi nhớ: Phương pháp để điều chế các kim loại kiềm, kiềm thổ, Al, là điện phân nóng chảy muối halogen hoặc oxide của chúng.
Câu 7. Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Fe và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,958 lít khí H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 6,4.
B. 3,8.
C. 3,2.
D. 4,0.
Chất rắn không tan là Cu.
nH2 = 0,2 mol
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,2 ← 0,2 (mol)
mFe = 0,2.56 = 11,2 (g)
=> mCu = 15 – 11,2 = 3,8 (g)
Câu 8. Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng 1,0 g hỗn hợp X gồm Al2O3 và CuO tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dẫn khí đi ra vào nước vôi trong dư, tạo thành 0,4 g kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng CuO trong X là bao nhiêu?
A. 32%.
B. 68%.
C. 48%.
D. 54%.
Cho CO dư qua ống sứ đựng hỗn hợp X chỉ có CuO phản ứng:
CO + CuO → Cu + CO2
Dẫn khí tạo thành vào nước vôi trong dư:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
nCaCO3 = 0,4:100 = 0,004 mol
⇒ nCO2 = 0,004 mol
⇒ nCuO = 0,004 mol
⇒ mCuO = 0,004.80 = 0,32 gam
⇒ % mCuO = 32 %
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn m gam bột Fe bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) thu được dung dịch X và 1,4874 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đkc). Cô cạn X, thu được 8,56 gam muối khan. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 2,8 gam.
B. 5,6 gam.
C. 4,2 gam.
D. 6,1 gam.
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (1)
nSO2 = 1,4874 : 24,79 = 0,06 mol
Giả sử FeFe tác dụng hết. Muối thu được chỉ có Fe2(SO4)3
Theo phương trình
nFe2(SO4)3 = 13.nSO2= 13.0,06 = 0,02 mol
⇒ mFe2(SO4)3 = 0,02.400 = 8 g ≠ 8,56 g
⇒ Giả sử sai. Ngoài Sắt (III) còn có Sắt (II)
⇒ Fe dư xảy ra:
Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4 (2)
Đặt nFe(2) = amol
⇒ nFe2(SO4)3 dư = (0,02 - a) mol
Khối lượng muối:
400.(0,02−a) + 152.3a = 8,56
⇒ a = 0,01
Khi đó, khối lượng Fe ban đầu là:
m = mFe(1) + mFe(2) = 56.(0,04+0,01)
= 56.0,05 = 2,8 g
Câu 10. Một hỗn hợp kim loại gồm bạc, sắt và kẽm. Dung dịch nào sau đây có thể dùng để loại bỏ sắt và kẽm trong hỗn hợp nên với mục đích thu được bạc?
A. Dung dịch CuSO4.
B. Dung dịch FeCl2.
C. Dung dịch ZnSO4.
D. Dung dịch HCl.
HCl phản ứng với sắt và kẽm, không phản ứng với bạc.
Phương trình hóa học
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
..............................