Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất
Kim loại nào có tính khử mạnh nhất
Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của kim loại, chỉ ra kim loại có tính khử mạnh nhất.
Tính khử của kim loại là khả năng nhường electron khi tham gia phản ứng oxi hóa khử.
Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất
A. Ag.
B. Fe.
C. Cu.
D. Al.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Dựa vào dãy điện hóa của kim loại:
Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất là Al
Đáp án D
Dãy điện hóa của kim loại
Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa khử của kim loại. Ví dụ: Ag+/Ag ; Cu2+/ Cu
Các kim loại trong dãy điện hoá được sắp xếp theo chiều tính khử của kim loại giảm dần và tính oxi hoá của ion kim loại tăng dần.
Dãy điện hoá cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hoá - khử: chất oxi hoá mạnh hơn sẽ oxi hoá chất khử mạnh hơn sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Ag.
B. Al.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 2. Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là
A. Mg, Fe, Al.
B. Fe, Al, Mg.
C. Al, Mg, Fe.
D. Fe, Mg, Al.
Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là Fe, Al, Mg.
Câu 3. Trong các ion sau: Ag+ , Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Ag+ .
B. Cu2+.
C. Fe2+ .
D. Au3+ .
Trong các ion sau: Ag+ , Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là Au3+ .
Câu 4. Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là:
A. Al, Mg, Fe
B. Fe, Mg, Al
C. Fe, Al, Mg.
D. Mg, Fe, Al.
Dãy các kim sắp xếp theo chiều tăng tính khử của kim loại là Fe, Al, Mg..
A sai vì Mg khử mạnh hơn Fe và Al
B sai vì Mg khử mạnh hơn Al
D sai vì Al > Fe
Câu 5. Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là FeSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeSO4?
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Mg
Để có thể làm sạch dung dịch ZnSO4 không bị lẫn tạp chất là FeSO4 ta sử dụng kim loại kẽm vì:
Phương trình phản ứng hóa học
Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe ↓
Sau khi dùng dư Zn, Fe tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.
Loại D vì: Không dùng Mg vì có phản ứng:
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu ↓
Sau phản ứng có dung dịch MgSO4 tạo thành, như vậy không tách được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.
Câu 6. Cho các cặp chất sau: (1) Zn + HCl; (2) Zn + CuSO4; (3) Cu + HCl; (4) Cu + FeSO4; (5) Cu + AgNO3; (6) Pb + ZnSO4. Số cặp chất xảy ra phản ứng là:
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
(3), (4), (5) Không phản ứng
Các phản ứng xảy ra là: (1), (2), (5)
(1) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
(2) Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓
(5) Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag↓
Câu 7. Dãy tất cả các kim loại đều phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Al, Cu, Ag, Fe
B. Al, Fe, Ag, Zn
C. Al, Fe, Mg, Zn
D. Al, Fe, Cu, Zn
A sai vì chỉ có Al, Fe phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, còn lại Cu, Ag không phản ứng
B sai vì Ag không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng
C đúng
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
D sai vì Cu không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng
Câu 8. Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch
A. KCl, NaOH.
B. H2SO4, KOH.
C. H2SO4, BaCl2.
D. NaCl, AgNO3.
2 chất không tác dụng được với nhau sẽ cùng tồn tại được trong một dung dịch
A. thỏa mãn vì KCl và NaOH không phản ứng với nhau
B. H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O
C. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ +2HCl
D. NaCl + AgNO3→ AgCl↓ + NaNO3
Câu 9. Cho các phản ứng xảy ra sau đây:
(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓
(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là
A. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+.
B. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.
C. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+
D. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+.
Dựa vào phản ứng xác định ion nào có tính oxi hóa mạnh hơn rồi sắp xếp
(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓
→ tính oxi hóa của Fe3+ < Ag+
(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑
→ tính oxi hóa của Mn2+ < H+
Câu 10. Dãy nào dưới đây gồm các kim loại sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa?
A. K+ < Mn2+ < Al3+ < Fe3+ < Cu2+.
B. K+ < Al3+ < Mn2+ < Cu2+ < Fe3+.
C. K+ < Al3+ < Mn2+ < Fe3+ < Cu2+.
D. K+ < Al3+ < Fe3+ < Mn2+ < Cu2+.
Theo dãy điện hóa, sắp xếp tính oxi hóa tăng dần: K+ < Al3+ < Mn2+ < Cu2+ < Fe3+
Câu 11. Tính oxi hoá của các ion kim loại: Mg2+, Fe3+, Fe2+, Cu2+, Ag+ giảm dần theo thứ tự sau:
A. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Mg2+.
B. Mg2+, Mg2+, Fe2+, Mg2+, Cu2+, Mg2+, Ag+, Fe3+.
C. Fe3+, Fe2+, Mg2+, Cu2+, Mg2+, Ag+, Mg2+, Mg2+.
D. Mg2+, Mg2+, Fe3+, Fe2+, Mg2+, Cu2+, Mg2+, Ag+.
Các ion được sắp xếp theo đúng trật tự trong dãy điện hóa là:
Mg2+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+.
Theo chiều từ trái sang phải trong dãy điện hóa tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần.
→ Chiều giảm dần tính oxi hóa của ion kim loại là:
Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Mg2+.
Câu 12. Cho các kim loại Mg, Al, Zn, Cu. Tính oxi hoá của ion kim loại tăng dần là
A. Cu2+ < Zn2+ < Al3+ < Mg2+.
B. Cu2+ < Mg2+ < Al3+ < Zn2+.
C. Mg2+ < Al3+ < Zn2+ < Cu2+.
D. Cu2+ < Mg2+ < Zn2+ < Al3+.
Dựa vào dãy điện hóa có chiều giảm dần tính khử của kim loại là:
Mg, Al, Zn, Cu.
Ta có: kim loại có tính khử càng yếu thì ion kim loại có tính oxi hóa càng mạnh.
→ Chiều tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại là:
Mg2+ < Al3+ < Zn2+ < Cu2+.
Câu 13. Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:
A. Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.
Các phản ứng xảy ra:
Cu(dư) + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
Cu(NO3)2 + Fe(dư) → Fe(NO3)2 + Cu
Vậy dung dịch Y chứa Fe(NO3)2.
Câu 14. Cho m gam Na tan hết vào 500 mL dung dịch Ba(OH)2 0,04M được 500 mL dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là
A. 0,23 gam.
B. 0,46 gam.
C. 1,15 gam.
D. 0,276 gam.
Gọi số mol của Na là x mol
→ nNaOH = x mol
nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = x + 0,04
Dung dịch thu được có pH = 13
→ pOH = 14 – 13 = 1 → [OH-] = 10-1 = 0,1M
→ x + 0,04 = 0,1.0,5
→ x = 0,01
→ mNa = 0,23 gam
-------------------------