Một số loại polymer thường gặp, phân loại polymer
Phân loại polymer
Một số loại polymer thường gặp, phân loại polymer đưa ra bảng phân loại một số polymer thường gặp trong cuộc sống. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Khái niệm
- Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
- Monomer là những phân tử nhỏ, phản ứng với nhau để tạo nên polymer.
2. Danh pháp
Các polymer đơn giản có tên gọi chung như sau:
Poly + Tên monomer
(thêm ngoặc đơn nếu tên của monomer gồm hai cụm từ)
3. MỘT SỐ LOẠI POLIME THƯỜNG GẶP - PHÂN LOẠI
3.1. Các polymer được điều chế từ phản ứng trùng ngưng
nylon-6 (tơ capron), nylon-7 (tơ enang), lapsan, nylon-6,6 (đồng trùng ngưng)
3.2. Các polymer được điều chế từ phản ứng trùng hợp
Polyethylene (PE), Polypropylen (PP), Polystyrene (PS), Poly(vinyl chloride) (PVC), poli(vinyl acetate) (PVA), Poly (methyl methacrylate)(PMMA), Poly(tetrafluoroethylene) (teflon), Nylon – 6 (capron), tơ nitron (olon), cao su isoprene, cao su chloroprene, cao su buna.
Lưu ý:
+ Đồng trùng hợp: Cao su buna – N, cao su buna – S.
+ Nylon – 6 (capron): cả trùng hợp và trùng ngưng.
3.3. Nguồn gốc polymer
Thiên nhiên: Là những polymer có sẵn trong tự nhiên như
Bông, len, tơ tằm, cao su thiên nhiên, cellulose, protein,..
Tổng hợp: Là polymer hoàn toàn do con người tổng hợp từ các chất đơn giản ban đầu.
Nylon – 6, Nylon – 7, Nilon 6,6, tơ lapsan, tơ olon, tơ chlorine, poli vinylic (tơ vinylon), PE, PS, PP, PVC, PVA, PMMA, Teflon, PPF, cao su buna, cao su buna – S, cao su buna – N, cao su isoprene, cao su chloroprene, Keo Urea - formaldehyde
Polymer bán tổng hợp (hay nhân tạo)
Là những polymer có nguồn gốc từ thiên nhiên được xử lý một phần bằng pp hoá học như: tơ acetatr, tơ visco,...(nguồn gốc từ cellulose).
3.4. Cấu trúc polymer
+ Phân nhánh: Amylopectin, glycogen,…
+ Không gian: Rezit (bakelit), cao su lưu hóa,
+ Không phân nhánh (mạch thẳng): Tất cả các chất còn lại.
Phân loại theo tính chất
→ Polyamide: -CO-NH- (nylon-6, nylon-7, nylon-6,6)
→ Polyester: -COO- ( tơ Lapsan, PMM,PVA,...)
4. Tính chất Vật lý của Polymer
Hầu hết polymer là những chất rắn, không bay hơi, không bị nóng chảy hoặc nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng. Các polymer bị nóng chảy khi đun nóng được gọi là polymer nhiệt dẻo. Các polymer không bị nóng chảy mà bị phân huỷ bởi nhiệt được gọi là polymer nhiệt rắn.
Hầu hết polymer không tan trong nước, một số tan được trong dung môi hữu cơ.
Tính chất vật lí của polymer thường phụ thuộc vào cấu tạo:
- Nhiều polymer có tính dẻo (PE, PP (polypropylene),...);
- Một số polymer có tính đàn hồi (polyisoprene, polybuta-1,3-diene,...);
- Một số polymer khác có tính dai, bền và có thể kéo sợi (capron, nylon-6,6,...).
- Nhiều polymer có tính cách điện (PE, PVC,...);
- Một số polymer có tính bán dẫn.
Sáu polymer nhiệt dẻo thường gặp có thể tái chế được kí hiệu như hình bên dưới:
5. Monomer được hình thành các polymer trên là
+ Nylon-6: e - aminocaproic Acid: H2N(CH2)5COOH.
+ Nylon-7: ω-aminoenantoic acid: H2N(CH2)6COOH.
+ Lapsan: đồng trùng ngưng Terephthalic acid p-HOOC-C6H4-COOH và Ethylene glycol C2H4(OH)2.
+ Nylon-6,6: đồng trùng ngưng Adipic acid HOOC-(CH2)4-COOH và Hexamethylenediamine: H2N(CH2)6NH2.
+ Thủy tinh hữu cơ: trùng hợp monomer: CH2=C(CH3)COOCH3.
6. Phân tử khối của các polymer
Nylon-6, capron: 113
Nylon-7 (tơ enang): 127.
Nylon-6,6: 226.
Lapsan: 192.
7. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Tơ nylon-6 thuộc loại:
A. tơ nhân tạo.
B. tơ thiên nhiên.
C. tơ polyester.
D. tơ Polyamit.
Tơ nilon-6 tạo thành từ NH2−[CH2]5−COOHNH2−[CH2]5−COOH và là tơ Polyamit do có liên kết CO-NH
Câu 2. Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nylon -6,6, tơ acetate, tơ capron, tơ enang; những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:
A. tơ tằm và tơ enang.
B. tơ visco và tơ nylon -6,6.
C. tơ nylon -6,6 và tơ capron.
D. tơ visco và tơ acetate.
Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ acetate, tơ capron, tơ enang; những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là tơ visco và tơ acetate.
Câu 3. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna – S là:
A. CH2=C(CH3)–CH=CH2, C6H5CH=CH2.
B. CH2=CH–CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh.
D. CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2.
Dãy gồm các chất dùng để tổng hợp cao su buna-s là CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
Cao su buna-S được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3-đien và styrene:
nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-C6H5→ (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(C6H5)-)n.
Câu 4. Polyvinyl chloride có công thức là
A. (-CH2-CHCl-)2.
B. (-CH2-CH2-)n.
C. (-CH2-CHBr-)n.
D. (-CH2-CHF-)n.
Polyvinyl chloride có công thức là (-CH2-CHCl-)2.
Câu 5. Monomer dùng để điều chế polymer trong suốt không giòn (thuỷ tinh hữu cơ) là
A. CH2 = C(CH3) – COOCH3.
B. CH2 = CH – COOCH3.
C. CH2 = CH – CH3.
D. CH3COOCH = CH2.
Monomer dùng để điều chế polymer trong suốt không giòn (thuỷ tinh hữu cơ) là CH2 = C(CH3) – COOCH3.
Câu 6. Cặp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. Phenol và Formaldehyde.
B. Buta-1,3-diene và styrene.
C. Adipic acid và Hexamethylene diamine.
D. Terephtalic acid và Ethylene glycol.
Cặp chất không thể tham gia phản ứng trùng ngưng là Buta-1,3-diene và styrene.
Câu 7. Cho các nhận định sau:
(1) Chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo.
(2) Tơ được chia làm 2 loại: tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.
(3) Polyethylen có cấu trúc phân nhánh.
(4) Tơ polyamit kém bền trong môi trường kiềm.
(5) Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(6) Monomer dùng để điều chế polymer trong suốt không giòn (thuỷ tinh hữu cơ) là CH2 = C(CH3) – COOCH3
Số nhận định đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Có 4 phát biểu đúng: (1), (4), (5), (6).
(2) sai, vì tơ được chia thành 2 loại: tơ thiên nhiên và tơ hóa học (gồm tơ tổng hợp và tơ bán tổng hợp).
(3) sai, vì Polyethylen có cấu trúc không phân nhánh.
Câu 8. Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí A. Biết khí A tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí A là:
A. HCl
B. C2H4
C. CO2
D. CH4
Phương trình phản ứng xảy ra
PVC + O2 → CO2 + H2O + HCl
HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
Vậy khí độc A là HCl
Câu 9. Polymer không có nhiệt độ nóng chảy cố định vì:
A. có lẫn tạp chất.
B. có liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. là tập hợp nhiều loại phân tử, có cấu tạo mắt xích như nhau nhưng số lượng mắt xích trong phân tử khác nhau.
D. có khối lượng phân tử rất lớn và cấu trúc phân tử phức tạp.
Polymer không có nhiệt độ nóng chảy xác định vì mỗi polymer thường là 1 hỗn hợp các phân tử với hệ số trùng hợp khác nhau.
Vì vậy polymer có nhiệt độ nóng chảy dao động trong một khoảng nhiệt độ nào đó.
Câu 10. Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nylon -6,6, tơ acetate, tơ capron, tơ enang; những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:
A. tơ tằm và tơ enang.
B. tơ visco và tơ nylon -6,6.
C. tơ nylon -6,6 và tơ capron.
D. tơ visco và tơ acetate.
................................................................
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số câu hỏi liên quan dưới đây: