Dung dịch X chứa K2Cr2O7 có màu da cam thêm dung dịch Y vào X thu được dung dịch có màu vàng
Dung dịch X chứa K2Cr2O7 có màu da cam thêm dung dịch Y vào X
Dung dịch X chứa K2Cr2O7 có màu da cam thêm dung dịch Y vào X thu được dung dịch có màu vàng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến Crom và hợp chất của crom. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Dung dịch X chứa K2Cr2O7 có màu da cam thêm dung dịch Y vào X thu được dung dịch có màu vàng
Khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng màu da cam của dung dịch chuyển thành màu vàng
Cr2O72- (màu da cam ) + 2OH- → 2CrO42- (màu vàng) + H2O
Khi cho thêm từ từ axit vào ống nghiệm:
2CrO42- + 2H+ → Cr2O72- + H2O
(màu vàng) → vàng cam
=> Dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam, sau đó lại chuyển về màu cam :).
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1 ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là
A. màu da cam và màu vàng chanh.
B. màu vàng chanh và màu da cam.
C. màu nâu đỏ và màu vàng chanh.
D. màu vàng chanh và màu nâu đỏ.
Cr2O72- + 2OH- ⇆ 2CrO42- + H2O
màu da cam màu vàng
Khi nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì cân bằng trên chuyển dịch sang phải
=> dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng
Câu 2. Dung dịch X có màu da cam. Nếu cho thêm vào một lượng KOH, màu đỏ của dung dịch dần dần chuyển sang màu vàng tươi. Nếu thêm vào đó một lượng H2SO4, màu của dung dịch dần dần trở lại màu da cam. Dung dịch X chứa chất có công thức phân tử là
A. K2Cr2O7
B. K2CrO4
C. KCr2O4
D. H2CrO4
Ta có cân bằng sau :
2CrO42- + 2H+ → Cr2O72- + H2O
(màu vàng) (màu da cam)
Khi cho thêm KOH làm giảm nồng độ H+, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch tạo ion CrO42- có màu vàng. Khi cho thêm H2SO4, làm tăng nồng độ H+ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận tạo ion Cr2O72- có màu da cam trở lại.
Câu 3. Ứng dụng không phải của crom là
A. Crom là kim loại rất cứng có thể dùng cắt thủy tinh.
B. Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn, nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.
C. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
D. Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên được dùng để mạ bảo vệ thép.
Ứng dụng không phải của crom là: Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
Câu 4. Cho từ từ dung dịch NaOH vào ống chứa dung dịch K2Cr2O7. Tiếp tục cho từng giọt dung dịch H2SO4 loãng vào, hiện tượng quan sát được là
A. Dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam
B. Dung dịch không đổi màu
C. Dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng
D. Dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam, sau đó chuyển sang màu vàng lại.
Dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam, sau đó chuyển sang màu vàng lại.