Tơ capron thuộc loại - Điều chế Tơ capron

Tơ capron thuộc loại- Điều chế Tơ capron được VnDoc tổng hợp biên soạn. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan

1. Tơ capron là gì?

Tơ capron thuộc loại poliamit được tổng hợp từ e-amino caproic.

Đây là phản ứng tự trùng ngưng của amino axit tương tự như ở tơ enang. Sản phẩm tạo thành là polime có mắc xích có 6 nguyên tử C nên còn gọi là Nilong-6.

Các loại tơ poliamit như tơ enang và tơ capron trên đây đều là những hơp chất bền, dai nên được dùng là vải may mặc tốt, hay làm võng nằm, lưới bắt cá, chỉ khâu, các sợi dây thừng,..
Cả 2 loại tơ enang và tơ capron đều bền ở nhiệt độ thường.

Tuy nhiên khi đốt cháy ở nhiệt độ cao thì tạo thành sản phẩm khí có mùi khai của NH3, các sản phẩm khí khác và chất rắn màu đen mịn là mụi than Cacbon.

2. Công thức tơ capron

Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là -(-HN-[CH2]5-CO-)-n

3. Điều chế tơ capron (Nilon -6)

Tơ Capron (nilon - 6): được điều chế theo phản ứng trùng ngưng (H2N-[CH2]5-COOH) hoặc trùng hợp [(CH2)5CONH], có cấu trúc mạch thẳng

H2N-[CH2]5-COOH Dạng bài tập về phân loại tơ (− NH-[CH2]5-CO)−n + nH2O

axit ε-aminocaproic Nilon -6 (tơ capron)

Dạng bài tập về phân loại tơ Dạng bài tập về phân loại tơ (− NH-[CH2]5-CO −)n

  [Nilon -6 (tơ capron)]

4. Phân loại một số tơ

Loại tơNguồn gốcVí dụ
Tơ thiên nhiênCó sẵn trong thiên nhiên, được sử dụng trực tiếpBông (xenlulozo), len, tơ tằm
Tơ hóa họcTơ tổng hợpPolime được tổng hợp bằng phản ứng hóa họcTơ poliamit (nilon, capron), tơ vinylic (nitron, vinilon), tơ lapsan,...
Tơ bán tổng hợp hay nhân tạoChế biến polime thiên nhiên bằng phương pháp hóa họcTơ visco, tơ xenlulozo axetat,

5. Bài tập vận dụng tơ nilon 6

Câu 1. Poli(metyl metacrylat) và Nilon-7 được tạo thành từ các monome tương ứng là

A. CH2=CH-COOCH3 và H2N(CH2)6COOH

B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.

D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N(CH2)6COOH.

Xem đáp án
Đáp án D

Poli(metyl metacrylat) được tạo thành từ các monome là CH2=C(CH3)-COOCH3

còn và Nilon-7 được tạo thành từ các monome H2N(CH2)6COOH.

Câu 2. Cho các phát biểu sau:

(1) Tơ enang được điều chế bằng cách trùng ngưng H2N-(CH2)6-COOH.

(2) Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài, mảnh với độ bền nhất định.

(3) Hầu hết các polime là những chất rắn, không hơi, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

(4) Tơ capron không phải là tơ thiên nhiên.

(5) Tơ capron là tơ poliamit và còn được gọi là tơ nilon-6.

Số phát biểu đúng là:

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Xem đáp án
Đáp án B

(1) Đúng,

(2) Đúng

(3) Sai, polime có nhiệt độ nóng chảy không xác định

(4) Đúng vì Tơ capron không phải là tơ tổng hợp

(5) Đúng

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng:

A. Tơ capron thuộc loại poliamit được tổng hợp từ e-amino caproic

B. Tơ visco và tơ axetat là tơ tổng hợp.

C. Tơ tằm, len lông cừu, bông là polime thiên nhiên.

D. Tơ capron Được tạo ra từ phản ứng trùng hợp và trùng ngưng.

Xem đáp án
Đáp án B

Tơ visco và tơ axetat là tơ bán tổng hợp hay nhân tạo

Câu 4. Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang; Số loại tơ thuộc loại tơ tổng là:

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Xem đáp án
Đáp án B

Số loại tơ thuộc loại tơ tổng là: tơ nilon -6,6, tơ capron

Câu 5. Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp?

A. tơ nitron (tơ olon) từ acrilo nitrin.

B. tơ capron từ axit -amino caproic.

C. tơ nilon-6,6 từ hexametilen diamin và axit adipic.

D. tơ lapsan từ etilen glicol và axit terephtalic

Xem đáp án
Đáp án A

Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).

Điều chế tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin là quá trình trùng hợp

Câu 6. Tơ enang được tổng hợp từ nguyên liệu nào sau đây?

A. H2N-(CH2)3-COOH

B. H2N-(CH2)4-COOH

C. H2N-(CH2)5-COOH

D. H2N-(CH2)6-COOH

Xem đáp án
Đáp án D

Nilon-7 được điều chế bằng cách trùng ngưng axit 7-aminoheptanoic.

nH2N-(CH2)6-COOH →(−NH[CH2]5CO−)n + nH2O

Câu 7. Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?

A. tơ nilon-6,6 và bông.

B. tơ nilon-6,6 và tơ nitron.

C. tơ tằm và bông.

D. tơ visco và tơ axetat.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 8. Tơ visco không thuộc loại

A. tơ hóa học

B. tơ tổng hợp.

C. tơ bán tổng hợp.

D. tơ nhân tạo.

Xem đáp án
Đáp án B

Tơ visco không thuộc loại tơ tổng hợp.

Câu 9. Tơ nilon-6,6 được tổng hợp từ phản ứng

A. trùng hợp giữa axit ađipic và hexametylen điamin

B. trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylen điamin

C. trùng hợp từ caprolactan

D. trùng ngưng từ caprolactan

Xem đáp án
Đáp án B

Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng của hexametylen điamin và axit ađipic (axit hexanđioic).

nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH → (-NH[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n.

Câu 10. Tơ capron thuộc loại

A. tơ poliamit

B. tơ visco.

C. tơ polieste.

D. tơ axetat

Xem đáp án
Đáp án A

Tơ capron thuộc loại tơ poliamit

Câu 11. Cho các loại polime sau: tơ nilon-6, tơ xenlulozo triaxetat, tơ nilon-6,6, tơ visco, tơ nilon-7, tơ colirin. Số polime thuộc poliamit là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Xem đáp án
Đáp án C: Polime thuộc poliamit là: tơ nilon-6; tơ nilon-6,6; tơ nilon-7

Câu 12. Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do

A. chúng được tạo từ aminoaxit có tính chất lưỡng tính

B. chúng có chứa nitơ trong phân tử

C. liên kết –CONH– phản ứng được với cả axit và kiềm

D. số mắt xích trong mạch poliamit nhỏ hơn các polime khá

Xem đáp án
Đáp án C: Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do liên kết –CO-NH– phản ứng được với cả axit và kiềm.

Câu 13. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là:

A. (-CH2-CH=CH-CH2)n

B. (-NH-[CH2]6-CO-)n

C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n

D. (-NH-[CH2]5-CO-)n

Xem đáp án
Đáp án D

Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là (-NH-[CH2]5-CO-)n

Câu 14. Tơ nilon-6 (tơ capron) được điều chế từ phản ứng nào sau đây?

A. Cộng hợp

B. Chỉ có phản ứng trùng hợp

C. Chỉ có phản ứng trùng ngưng

D. Trùng ngưng hoặc trùng hợp

Xem đáp án
Đáp án D

Tơ nilon-6 (tơ capron) được điều chế từ

+) Trùng ngưng ε -amino caproic

+) Trùng hợp caprolactam

Câu 15. Tơ capron có công thức đơn giản nhất là:

A. C6H11ON

B. C7H13ON

C. C6H11O2N

D. C7H13O2N

Xem đáp án
Đáp án A

Tơ capron có công thức đơn giản nhất là C6H11ON

Câu 16. Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của loại tơ này là

A. 118

B. 127

C. 113

D. 133

Xem đáp án
Đáp án D

Tơ capron: (-NH-[CH2]5-CO-)n:

n = 15000 : 113 = 132,7 ≈ 133.

Câu 17. Khối lượng phân tử của 1 loại tơ capron bằng 16950 đvC, của tơ enang bằng 21590 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là

A. 150 và 170.

B. 170 và 180.

C. 120 và 160.

D. 200 và 150.

Xem đáp án
Đáp án A

CTCT 1 mắt xích của tơ capron là: -NH-(CH2)5-CO-

=> Số mắt xích có trong tơ capron = 16950 :113 = 150 (mắt xích)

CTCT 1 mắt xích của tơ enang là: -NH-(CH2)6-CO-

=> Số mắt xích có trong tơ enang = 21590 : 127 = 170 (mắt xích)

Câu 18. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poli(etylen terephtalat).

B. Poliacrilonitrin.

C. Polistiren.

D. Poli(metyl metacrylat).

Xem đáp án
Đáp án A

Poliacrilionitrin được tổng hợp từ trùng hợp vinyl xianua

Poli(metyl metacrylat) được tổng hợp từ trùng hợp metyl metacrylat

Polisiten được tổng hợp từ trùng hợp sitren

Poli(etylen-terephtalat) hay còn gọi là tơ lapsan được tổng hợp bằng trùng ngưng giữa axit terephtalic và etylen glicol

Câu 19. Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron?

A. CH2=CH-CN.

B. CH2=CH-CH3.

C. H2N-[CH2]5-COOH.

D. H2N-[CH2]6-NH2.

Xem đáp án
Đáp án A

Tơ nitron được tổng hợp từ vinyl xianua (hay acrilonitrin)

nCH2 = CH(CN) \overset{t^{o} }{\rightarrow}-(-CH2-CH(CN)-)n- (tơ nitron hay olon)

Câu 20. Thế nào là phản ứng đồng trùng hợp:

A. Các monome giống nhau kết hợp thành polime

B. Các monome có các nhóm chức kết hợp với nhau

C. Một monome tạo thành nhiều loại hợp chất khác nhau

D. Hai hay nhiều loại monome kết hợp lại thành polime

Xem đáp án
Đáp án D

Phản ứng đồng trùng hợp là quá trình kết hợp của hai hay nhiều loại monome.

Câu 21. Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime) có khối lượng bằng tổng khối lượng của các monme hợp thành được gọi là:

A. Sự peptit hoá

B. Sự trùng hợp

C. Sự tổng hợp

D. Sự trùng ngưng

Xem đáp án
Đáp án B

Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime) có khối lượng bằng tổng khối lượng của các monme hợp thành được gọi là sự trùng hợp (xem lại lí thuyết đai cương về polime)

Câu 22. Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su Buna-S có công thức cấu tạo là:

A. (–CH2–CH=CH–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n
B. (–C2H–CH–CH–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n
C. (–CH2–CH–CH=CH2–CH(C6H5)–CH2–)n
D. (–CH2–CH2–CH2–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n
Xem đáp án
Đáp án A

Phương trình tổng hợp:

nCH­2=CH-CH=CH2 + nC6H5Ch=CH2 → (–CH2–CH=CH–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n.

--------------------------

>> Mời các bạn tham khảo thêm các bài tương tự liên quan

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Tơ capron thuộc loại- Điều chế Tơ capron. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 12

Đánh giá bài viết
8 78.467
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa 12

    Xem thêm