Tác hại của nước cứng, cách làm mềm nước cứng

Tác hại của nước cứng, cách làm mềm nước cứng được VnDoc biên soạn là tài liệu bổ ích phần bài học nước cứng trong chương trình hóa học 12. Ở tài liệu này sẽ giúp các bạn hiểu nước cứng là gì? phân loại, tác hại của nước cứng cũng như các làm mềm nước cứng như thế nào.... Mời các bạn tham khảo.

>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan 

1. Nước cứng là gì?

Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên được gọi là nước mềm.

2. Phân loại nước cứng

Căn cứ vào thành phần các anion gốc axit có trong nước cứng, người ta chia nước cứng ra 3 loại: 

2.1. Nước cứng tạm thời

là nước cứng chứa các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)

Ca(HCO3)2 → Ca2+ + 2HCO3

Gọi là tạm thời vì độ cứng sẽ mất đi khi đun sôi:

M(HCO3)2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} MCO3 + CO2 + H2O

2.2. Nước cứng vĩnh cửu

Tính cứng vĩnh cửu của nước là do các muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4 gây ra,gọi là vĩnh cữu vì khi đun nóng muối đó sẽ không phân hủy:

2.3. Nước có tính cứng toàn phần

Là nước có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.

Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.

3. Tác hại của nước cứng

3.1. Về mặt đời sống thường ngày

Giặt áo quần bằng xà phòng (natri stearat C17H35COONa) trong nước cứng sẽ tạo ra muối không tan là canxi stearat (C17H35COO)2Ca, chất này bán trên vải sợi, làm cho quần áo mau mục nát.

2C17H35COONa + MCl2 →(C17H35COO)2M↓ +2NaCl

  • Nước cứng làm cho xà phòng có ít bọt, giảm khả năng tẩy rửa.
  • Nếu dùng nước cứng để nấu thức ăn, sẽ làm cho thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị do phản ứng của các ion và các chất trong thực phẩm.

3.2. Về mặt sản xuất công nghiệp

Khi đun nóng,ở đáy nồi hay ống dẫn nước nóng sẽ gây ra lớp cặn đá kém dẫn nhiệt làm hao tổn chất đốt ,gây nổ nồi hơi và tắt nghẽn ống dẫn nước nóng (không an toàn)..

  • Làm hỏng nhiều dung dịch cần pha chế.

Vì vậy, việc làm mềm nước cứng trước khi dùng có ý nghĩa rất quan trọng.

4. Cách làm mềm nước cứng

Nguyên tắc làm mềm nước cứng là giảm nồng độ các cation Ca2+, Mg2+ trong nước cứng.

4.1. Phương pháp kết tủa

Đối với nước có tính cứng tạm thời

  • Đun sôi nước có tính cứng tạm thời trước khi dùng, muối hiđrocacbonat chuyển thành muối cacbonat không tan:

Ca(HCO3)2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CaCO3↓ + CO2↑ + H2O

Mg(HCO3)2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} MgCO3↓ + CO2↑ + H2O

→ Lọc bỏ kết tủa được nước mềm.

  • Dùng một khối lượng vừa đủ dung dịch Ca(OH)2, Na2CO3 để trung hòa muối hiđrocacbonat thành muối cacbonat kết tủa. Lọc bỏ chất không tan, được nước mềm:

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 ↓+ 2H2O

Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 → Mg(OH)2↓ + 2CaCO3↓ + 2H2O

M(HCO3)2 + Na2CO3 → MCO3↓ + 2NaHCO3

Đối với nước có tính cứng vĩnh cửu:

Dùng dung dịch Na2CO3, Ca(OH)2 và dung dịch Na3PO4 để làm mềm nước cứng:

Ca2+ + CO32- → CaCO3

3Ca2+ + 2PO43- → Ca3(PO4)2

Mg2+ + CO32- + Ca2+ + 2OH → Mg(OH)2↓ + CaCO3

4.2. Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp trao đổi ion được dùng phổ biến để làm mềm nước. Phương pháp này dựa trên khả năng trao đổi ion của các hạt zeolit (các alumino silicat kết tinh, có trong tự nhiên hoặc được tổng hợp, trong tinh thể có chứa những lỗ trống nhỏ) hoặc nhựa trao đổi ion.

Thí dụ:

Cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion là các hạt zeolit thì số mol ion Na+ của zeolit rời khỏi mạng tinh thể, đi vào trong nước nhường chỗ cho các ion Ca2+ và Mg2+ bị giữ lại trong mạng tinh thể silicat.

5. Câu hỏi trắc nghiệm bài tập liên quan 

Câu 1. Hóa chất nào sau đây có thể làm mềm các loại nước cứng?

A. NaOH.

B. Na2CO3.

C. NaCl.

D. NaNO3.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 2. Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước trong cốc:

A. có tính cứng toàn phần

B. có tính cứng vĩnh cửu

C. là nước mềm

D. có tính cứng tạm thời.

Xem đáp án
Đáp án B

Phản ứng khi đun sôi:

Mg2+ + 2HCO3- \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}  MgCO3 + CO2 + H2O

Ca2+ + 2HCO3- \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CaCO3 + CO2 + H2O

 2. nCa2+ + Mg2+ = 2.(0,02 + 0,04) = 0,12 > nHCO3-

Nên sau khi đun nóng HCO3- đã chuyển hết thành kết tủa và CO2. Trong dung dịch còn Cl-,SO42- (Mg2+, Ca2+) dư nên nước còn lại trong cốc có tính cứng vĩnh cửu.

Câu 3. Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu?

A. Na2CO3 và Na3PO4

B. Na2SO4 và Na3PO4.

C. HCl và Na2CO3.

D. HCl và Ca(OH)2.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 4. Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3- và 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc là:

A. Nước mềm

B. Nước cứng tạm thời

C. Nước cứng vĩnh cửu

D. Nước cứng toàn phần

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 5. Có các chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl. Cặp chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời :

A. NaCl và Ca(OH)2

B. Ca(OH)2 và Na2CO3

C. Na2CO3 và HCl

D. NaCl và HCl

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 6. Ðể làm mềm nước cứng vĩnh cửu ta có thể dùng:

A. HCl

B. K2CO3

C. CaCO3

D. NaCl

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 7. Phát biểu nào sai khi nói về nước cứng:

A. Nước cứng là nước có nhiều ion Ca2+ và Mg2+

B. Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa ion HCO3-

C. Nước cứng vĩnh cữu là nước cứng có chứa ion CO32- và Cl-

D. Nước mềm là nước có chứa ít ion Ca2+ và Mg2+

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 8. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?

A. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước

B. Làm hư hại quần áo.

C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.

D. Làm mất tính tẩy rửa của chất giặt rửa tổng hợp.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 9. Tác hại nào sau đây do nước cứng gây ra?

A. Gây ngộ độc cho người và gia súc khi uống.

B. Làm giảm mùi vị thức ăn khi nấu.

C. Làm kết tủa chất béo trong tế bào sống.

D. Ăn mòn bê tông trong các công trình ngầm.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 10. Chất làm mềm nước có tính cứng toàn phần là

A. Na2CO3.

B. NaCl.

C. HCl.

D. CaCO3.

Xem đáp án
Đáp án A

Nước có tính cứng toàn phần là nước có chứa nhiều ion Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42- → dùng Na2CO3 để kết tủa hết ion Mg2+, Ca2+ sẽ làm mềm được nước cứng

Mg2+ + CO32- → MgCO3

Ca2+ + CO32- → CaCO3

............................

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Tác hại của nước cứng, cách làm mềm nước cứng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để có thể thuận tiện trong quá trình trao đổi tài liệu cũng như cập nhật những thông tin tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
8 11.898
Sắp xếp theo

Chuyên đề Hóa 12

Xem thêm