Lý thuyết: Một số hợp chất quan trọng của nhôm
Chuyên đề Hóa học 12 Lý thuyết: Một số hợp chất quan trọng của nhôm. Chắc chắn tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh giải bài tập Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Một số hợp chất quan trọng của nhôm
I. Nhôm oxit: Al2O3
1. Tính chất vật lý
+ Màu trắng, bền với nhiệt, không nóng chảy.
+ Không tác dụng với nước, không tan trong nước.
2. Tính chất hóa học
+ Là oxit lưỡng tính: phản ứng với kiềm nóng chảy và dung dịch axit:
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → Na[(Al(OH)4]
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
+ Vì rất bền nên Al2O3 rất khó bị khử thành kim loại: Khử Al2O3 bằng C không cho Al mà thu được Al4C3:
Al2O3 + 9C → Al4C3 + 6CO
+ Al2O3 không tác dụng với H2, CO ở bất kì nhiệt độ nào.
3. Ứng dụng
+ Điều chế đá quý nhân tạo
+ Tinh thể Al2O3 còn được dùng để chế tạo các chi tiết trong các ngành kĩ thuật chính xác như chân kính đồng hồ, thiết bị phát tia laze,...
+ Bột Al2O3 có độ cứng cao (emeri) được dùng làm vật liệu mài.
+ Phần chủ yếu nhôm oxit được dùng để điều chế nhôm.
+ Ngoài ra, Al2O3 còn được dùng làm vật liệu chịu lửa: chén nung, ống nung và lớp lót trong các lò điện. Nhôm oxit tinh khiết còn được dùng làm ximăng tram răng.
4. Điều chế: Trong công nghiệp, Al2O3 được điều chế bằng cách nung Al(OH)3 ở nhiệt độ cao 1200 - 1400oC:
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
II. Nhôm hydroxit: Al(OH)3
1. Tính chất vật lý
+ Là hợp chất màu trắng, kết tủa keo, không tan trong nước, không bền nhiệt.
2. Tính chất hóa học
+ Dễ bị nhiệt phân thành nhôm oxit:
+ Là hợp chất lưỡng tính, tan trong axit và bazơ:
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
Al(OH)3 + OH- → [(Al(OH)4]-
Ví dụ:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
3. Điều chế
Cho muối Al3+ phản ứng với dung dịch NH3 hoặc muối Na2CO3
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + 6NaCl + 3CO2↑
Hoặc từ muối NaAlO2:
2NaAlO2 + CO2 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + Na2CO3
NaAlO2 + CH3COOH + H2O → Al(OH)3↓ + CH3COONa
NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl
III. Nhôm sunfat và phèn chua
- Nhôm sunfat Al2SO4 là chất bột màu trắng, bị phân hủy nhiệt trên 770oC. Nhôm sunfat kết hợp với kim loại kiềm tạo thành loại muối gọi là phèn nhôm, mà quan trọng nhất là phèn chua K2SO4.Al2SO4.24H2O.
- Phèn chua có dạng tinh thể, không màu, có vị hơi chua và chát.
- Phèn chua được dùng nhiều trong công nghiệp giấy, nhuộm, thuộc da và làm trong nước. Những công dụng này đều xuất phát từ sự thủy phân khá mạnh trong nước của muối nhôm tạo thành nhôm hiđroxit:
KAl(SO4)2.12H2O → K+ + Al3+ + 2SO42- + 12H2O
Al3+ + 3H2O ↔ Al(OH)3↓ + 3H+
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1)
- 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)
- 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 3)
- Lý thuyết Kim loại kiềm: Tính chất hóa học, Tính chất vật lí, Điều chế, Ứng dụng
- Lý thuyết Kim loại kiềm thổ: Tính chất hóa học, Tính chất vật lí, Điều chế, Ứng dụng
- Lý thuyết Nhôm: Tính chất hóa học, Tính chất vật lí, Điều chế, Ứng dụng
- Lý thuyết: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
- Lý thuyết: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
- Lý thuyết: Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết: Một số hợp chất quan trọng của nhôm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.