Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dạng bài tập về các loại chất dẻo

Chuyên đề Hóa học 12 Dạng bài tập về các loại chất dẻo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn giải bài tập Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Kiến thức cần nhớ về các loại chất dẻo

*Tóm tắt lý thuyết

1. Khái niệm:

- Là những polime có tính dẻo

- Tính dẻo là khả năng polime bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt và vẫn giữ nguyên sự biến dạng đó khi không tác dụng lực nữa

2. Một số loại chất dẻo

a. Polietilen (PE)

- PE là chất dẻo mềm, được dùng làm màng mỏng, bình chứa, túi đựng…

nCH2=CH2 Dạng bài tập về các loại chất dẻo

b. Poli vinylclorua (PVC)

- Là chất dẻo cứng, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, da giả…

Dạng bài tập về các loại chất dẻo

c. Poli metylmetacrylat (PMM hay thủy tinh hữu cơ)

- Là chất dẻo cứng, trong suốt, không vỡ…nên được gọi là thủy tinh hữu cơ. Dùng để chế tạo kính máy bay, ô tô, kính bảo hiểm, dùng làm răng giả…

Dạng bài tập về các loại chất dẻo

d. Poli phenolfomandehit (PPF)

PPF có ba dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit

Nhựa novolac:

- Đun nóng hỗn hợp fomanđehit và phenol lấy dư với xúc tác axit được nhựa novolac mạch không phân nhánh (cầu nối metylen –CH2– có thể ở vị trí ortho hoặc para).

- Nhựa nhiệt dẻo, dễ nóng chảy, tan trong một số dung môi hữu cơ, dùng để sản xuất vecni, sơn…

Nhựa rezol:

- Đun nóng hỗn hợp phenol và fomanđehit theo tỉ lệ mol 1 : 1,2 có xúc tác kiềm. Nhựa rezol không phân nhánh, một số nhân phenol có gắn nhóm –CH2OH ở vị trí số 4 hoặc 2.

- Nhựa nhiệt rắn, dễ nóng chảy, tan trong nhiều dung môi hữu cơ dùng để sản xuất sơn, keo, nhựa rezit.

Nhựa rezit (nhựa bakelit):

- Đun nóng nhựa rezol ở 150oC được nhựa rezit (hay nhựa bakelit) có cấu trúc mạng lưới không gian.

- Không nóng chảy, không tan trong nhiều dung môi hữu cơ, dùng sản xuất đồ điện, vỏ máy…

3. Vật liệu compozit gồm:

- Thành phần chính là 1 polime

- Chất độn vô cơ

Ví dụ minh họa dạng bài tập về các loại chất dẻo

Câu 1: Để tiết kiệm polime, đồng thời để tăng thêm một số đặc tính cho chất dẻo, người ta cho vào chất dẻo thành phần

A. Chất hóa dẻo

B. Chất độn

C. Chất phụ gia

D. Polime thiên nhiên

Đáp án: B

Khi trộn polime với chất độn thích hợp thu được vật liệu mới có độ bền, độ chịu nhiệt…tăng lên so với polime thành phẩm.

Câu 2: Thành phần chính của nhựa bakelit là:

A. Polistiren

B. Poli(vinyl clorua)

C. Nhựa phenolfomandehit

D. Poli(metylmetacrilat)

Đáp án: C

Câu 3: Dãy gồm tất cả các chất đều là chất dẻo là

A. Polietilen; tơ tằm, nhựa rezol.

B. Polietilen; cao su thiên nhiên, PVA.

C. Polietilen; đất sét ướt; PVC.

D. Polietilen; polistiren; bakelit

Đáp án: D

Các chất dẻo là:polietilen, polistiren, nhựa bakelit

Tơ tằm: tơ nên A sai

Cao su thiên nhiên: polime thiên nhiên nên B sai

Đất sét ướt: không phải polime nên C sai

Nhựa bakelit và cao su lưu hóa có cấu trúc mạng lưới không gian

Aminlozo và xenlulozo: mạch không phân nhánh

Glicogen: mạch phân nhánh

Câu 4: Polivinyl clorua có công thức là

A. (-CH2-CHCl-)n.

B. (-CH2-CH2-)n.

C. (-CH2-CHBr-)n.

D. (-CH2-CHF-)n.

Đáp án: A

Polivinyl clorua: (-CH2-CHCl-)n

Câu 5: Để tạo thành PVA, người ta tiến hành trùng hợp

A. CH2=CH-COO-CH3.

B. CH2=C(CH3)-COO-CH3.

C. CH3-COO-CH=CH2.

D. CH3-COO-C(CH3)=CH2.

Đáp án C

Poli(vinyl axetat) (PVA) được điều chế từ monome: vinyl axetat CH3-COO-CH=CH2

Bài tập vận dụng về các loại chất dẻo

Bài 1: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?

A. Một số chất dẻo là polime nguyên chất.

B. Đa số chất dẻo, ngoài thành phần cơ bản là polime còn có các thành phần khác.

B. Một số vật liệu compozit chỉ là polime.

C. Vật liệu compozit chứa polime và các thành phần khác.

Đáp án: C

Vật liệu compozit gồm: Thành phần chính là 1 polime và chất độn vô cơ

Bài 2: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng?

A. Đất sét nhào nước rất dẻo, có thể ép thành gạch, ngói; vậy đấy sét nhào nước là chất dẻo.

B. Thạch cao nhào nước rất dẻo, có thể nặn thành tượn; vậy đó là một chất dẻo.

C. Thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) rất cứng và bền với nhiệt; vậy đó không phải là chất dẻo.

D. Tính dẻo của chất dẻo chỉ thể hiện trong những điều kiện nhất định; ở các điều kiện khác, chất dẻo có thể không dẻo.

Đáp án: D

Bài 3: Trong công nghiệp, từ etilen để điều chế PVC cần ít nhất mấy phản ứng

A. 2 phản ứng.

B. 5 phản ứng.

C. 3 phản ứng.

D. 4 phản ứng.

Đáp án: C

Sơ đồ điều chế PVC trong công nghiệp là

CH2=CH2→ CH2Cl → CH2=CHCl (vinyl clorua)

nCH2=CHCl Dạng bài tập về các loại chất dẻo (-CH2-CH-Cl-)n

Bài 4: Nhựa rezit (nhựa bakelit) được điều chế bằng cách

A. Đun nóng nhựa rezol ở 150oC để tạo mạng không gian.

B. Đun nóng nhựa novolac ở 150oC để tạo mạng không gian.

C. Đun nóng nhựa novolac với lưu huỳnh ở 150oC để tạo mạng không gian.

D. Đun nóng nhựa rezol với lưu huỳnh ở 150oC để tạo mạng không gian.

Đáp án: A

Đun nóng nhựa rezol ở 150oC được nhựa rezit (hay nhựa bakelit) có cấu trúc mạng lưới không gian

Bài 5: Polime dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit là

A. Amilozơ

B. Glicogen

C. Cao su lưu hóa

D. Xenlulozơ.

Đáp án: C

Bài 6: Nhựa phenolfomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch

A. HCOOH trong môi trường axit.

B. CH3CHO trong môi trường axit.

C. CH3COOH trong môi trường axit.

D. HCHO trong môi trường axit.

Đáp án: D

Bài 7: Polivinyl clorua (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng

A. trao đổi.

B. oxi hoá - khử.

C. trùng hợp.

D. trùng ngưng.

Đáp án: C

nCH2=CHCl Dạng bài tập về các loại chất dẻo (-CH2-CH-Cl-)n

Bài 8: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là

A. PVC.

B. nhựa bakelit.

C. PE.

D. amilopectin.

Đáp án: B

Nhựa bakelit có cấu trúc mạng không gian

PVC và PE có cấu trúc mạch thẳng

Amilopectin có cấu trúc nhánh.

Bài 9: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế theo sơ đồ: X → Y → Z → PVC. chất X là:

A. etan

B. butan

C. metan

D. propan

Đáp án: C

Metan → Axetilen → Vinyl clorua → PVC

Bài 10: Polime nào có tính cách điện tốt, bền được dùng làm ống dẫn nước, vải che mưa, vật liệu điện,…?

A. Cao su thiên nhiên

B. polivinyl clorua

C. polietylen

D. thủy tinh hữu cơ

Đáp án: B

Polivinyl clorua là chất dẻo cứng, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, da giả...

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Dạng bài tập về các loại chất dẻo. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa 12

    Xem thêm