Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhận biết 3 phức chất sau [Ag(NH3)2]+, [Cu(H2O)6]2+, [Cu(NH3)4(H2O)2]2+

Nhận biết phức chất

Nhận biết 3 phức chất sau [Ag(NH3)2]+, [Cu(H2O)6]2+, [Cu(NH3)4(H2O)2]2+ được VnDoc biên soạn tổng hợp hướng dẫn bạn học trả lời câu hỏi liên quan đến nhận biết phức chất.

Câu hỏi

Có 3 lọ hoá chất, mỗi lọ đựng dung dịch của một trong các phức chất sau: [Ag(NH3)2]+, [Cu(H2O)6] 2+; [Cu(NH3)4 (H2O)2 ] 2+. Hãy nhận biết phức chất có trong mỗi lọ dựa vào màu sắc đặc trưng của chúng.

Hướng dẫn trả lời

Phức chất trong suốt, không có màu là [Ag(NH3)2]+.

Phức chất có màu xanh là: [Cu(H2O)6]2+.

- Phức chất có màu xanh lam là: [Cu(NH3)4(H2O)2]2+.

Một số dấu hiệu tạo ra phức chất trong dung dịch

Phản ứng tạo phức chất trong dung dịch có thể được nhận biết dựa vào một số dấu hiệu như: xuất hiện kết tủa; hòa tan kết tủa; thay đổi màu sắc.

Ví dụ:

+ Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch AlCl3, thấy xuất hiện kết tủa, chứng tỏ phức chất [Al(OH)3(H2O)3] đã được tạo thành.

+ Nhỏ vài giọt dung dịch NaCl vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng AgCl. Tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm dung dịch NH3 đến dư thấy kết tủa tan, chứng tỏ phức chất [Ag(NH3)2]+ đã được tạo thành.

+ Nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 loãng thấy dung dịch từ màu xanh chuyển sang màu vàng, chứng tỏ phức chất [CuCl4]2- đã được tạo thành.

+ Nhỏ vài giọt dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 loãng thấy xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, chứng tỏ phức chất [Cu(OH)2(H2O)4] đã được tạo thành. Tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm dung dịch NH3 đến dư thấy kết tủa tan, đồng thời dung dịch chuyển sang màu xanh lam, chứng tỏ phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2]2+ đã được tạo thành.

*Mở rộng:

- Các phức chất mang điện như [Co(NH3)6]3+, [Zn(OH)4]2- thường tan tốt trong nước, còn các phức chất không mang điện (phức chất trung hòa) như [Fe(CO)5], [PtCl2(NH3)2] thường ít tan trong nước.

- Màu sắc đặc trưng của một số dung dịch phức chất kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất được cho bằng bảng sau

Phức chất

Màu sắc

Phức chất

Màu sắc

[Cr(H2O)6]3+

Xanh tím

[Cr(OH)6]3-

Xanh rêu

[Fe(H2O)6]2+

Lục nhạt

[Fe(H2O)6]3+

Vàng nhạt

[Co(H2O)6]2+

Hồng đỏ

[Co(NH3)6]2+

Vàng nâu

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Phức chất nào sau đây của Cu2+ có màu vàng?

A. [Cu(H2O)6]2+.

B. [CuCl4]2-.

C. [Cu(NH3)4(H2O)2].

D. [Cu(OH)2(H2O)4].

Xem đáp án
Đáp án B

Phức chất [CuCl4]2- có màu vàng.

Câu 2. Hai ống nghiệm (1) và (2) đều chứa phức chất của Cu2+. Ống nghiệm (1) có màu xanh lam, ống nghiệm (2) có màu xanh nhạt. Ống nghiệm (1) và (2) lần lượt chứa phức chất là

A. [Cu(H2O)6]2+ và [Cu(NH3)4(H2O)2].

B. [Cu(H2O)6]2+ và [CuCl4]2.

C. [CuCl4]2- và [Cu(NH3)4(H2O)2].

D. [Cu(NH3)4(H2O)2] và [Cu(H2O)6]2+.

Xem đáp án
Đáp án D

Phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2] có màu xanh lam, phức chất [Cu(H2O)6]2+ có màu xanh nhạt.

Câu 3. Nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào dung dịch CuSO4 tạo thành phức chất [CuCl4]2-. Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ phức chất [CuCl4]2- tạo thành?

A. Hoà tan kết tủa.

B. Đổi màu dung dịch từ màu xanh sang màu vàng.

C. Xuất hiện kết tủa.

D. Đổi màu dung dịch từ màu xanh lam sang màu vàng.

Xem đáp án
Đáp án B

Dấu hiệu chứng tỏ có phức chấtm[CuCl4]2- tạo thành: Đổi màu dung dịch từ màu xanh sang màu vàng.

------------------------

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng