Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công thức phân tử của cao su thiên nhiên

Công thức phân tử của cao su thiên nhiên được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc chỉ ra Công thức phân tử cao su thiên nhiên, cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết liên quan đến cao su, sơ đồ điều chế cao su. 

>> Một số nội dung câu hỏi liên quan:

Công thức phân tử của cao su thiên nhiên

A.( C2H4)n

B. (C5H8)n

C. (C4H6)n

D. (C4H8)n

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Cấu trúc của cao su thiên nhiên là  polymer của Isoprene:

(-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n.

Công thức phân tử của cao su thiên nhiên: (C5H8)n.

Đáp án B

Vật liệu polymer cao su

1. Cao su là loại vật liệu polymer có tính đàn hồi.

2. Phân loại cao su

Có 2 loại:

  • Cao su thiên nhiên có công thức phân tử là (C5H8)n

Lấy từ mủ cây cao su (Hevea brasiliensis), có nguồn gốc từ Nam Mĩ, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều tỉnh ở nước ta cps

Là polymer của Isoprene

Có tính đàn hồi, không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước, không tan trong nước, ethanol,  Aceton ,... nhưng tan trong xăng, benzene.

  • Cao su tổng hợp

Là loại vật liệu polymer tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các Alkadiene bằng phản ứng trùng hợp.

Có nhiều loại cao su tổng hợp, loại thông dụng là cao su buna.

Cao su buna được sản xuất từ Polybutadiene thu được bằng phản ứng trùng hợp buta-1,3-diene có mặt Na.

Có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên.

Cao su buna-S và buna-N: Khi đồng trùng hợp buta-1,3-diene với styrene C6H5CH=CH2 có xúc tác Na được polymer dùng để sản xuất cao su buna-S có tính đàn hồi cao.

Tương tự như vậy, khi đồng trùng hợp buta-1,3-diene với Acrylonitril CH2=CH-CN có xúc tác Na được polymer dùng sản xuất cao su buna-N có tính chống dầu khá cao.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao su thiên nhiên là polymer  của Monomer 

A. Buta- 1,2-diene

B. Buta- 1,3-diene

C. 2- methyl buta- 1,3-diene

D. Buta- 1,4-diene

Xem đáp án
Đáp án C

Qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao su thiên nhiên là polymer của monomer là 2- methyl buta- 1,3-diene

Câu 2. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.

D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 3. Cao su buna – S được tạo thành bằng phản ứng

A. trùng hợp

B. trùng ngưng

C. cộng hợp

D. đồng trùng hợp

Xem đáp án
Đáp án D

Cao su buna-S được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3-diene và styrene:

nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-C6H5 → (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(C6H5)-)n.

Câu 4. Sản phẩm trùng hợp của buta-1,3-diene với CH2=CH-CN có tên gọi thông thường:

A. Cao su

B. Cao su buna

C. Cao su buna –N

D. Cao su buna –S

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 5. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna – S là:

A. CH2=C(CH3)–CH=CH2, C6H5CH=CH2.

B. CH2=CH–CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh.

D. CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2.

Xem đáp án
Đáp án B

Cao su Buna-S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp butadiene và styrene

nCH2=CH−CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 → −CH2−CH=CH−CH2−CH(C6H5)−CH2−)n

Câu 6. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của cao su thiên nhiên?

A. Tính đàn hồi.

B. Không dẫn điện và nhiệt.

C. Không tan trong nước, ethanol nhưng tan trong xăng.

D. Thấm khí và nước.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 7. Thuộc da là quá trình mà da động vật được chuyển hoá thành da thuộc với những đặc tính ưu việt hon như chịu nhiệt độ cao, không thối rữa khi tiếp xúc với nước vả các môi trường khác. Quá trình thuộc da xử lí với HCHO là phản ứng tăng mạch carbon của protein dưới tác dụng của HCHO tạo sản phẩm có cấu trúc không gian. Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

(a) Polymer khâu mạch khỏ nóng chảy và khó hoà tan hơn polymer chưa khâu mạch.

(b) Ở phản ứng khâu mạch carbon, các mạch polymer nối lại với nhau tạo mạng không gian nên bền hơn.

(c) Phản ứng xảy ra ở trên thuộc loại phản ứng trùng ngưng.

(d) Khi đun nóng da động vật trong dung dịch NaOH, sẽ xảy ra phản ứng depolymer hoá.

Xem đáp án
Đáp án 

Phát biểu (a) Đúng;

Phát biểu (b) Đúng;

Phát biểu (c) Sai vì phản ứng này thuộc loại phản ứng tăng mạch polymer;

Phát biểu (d) Đúng.

----------------------------

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Hóa 12 - Giải Hoá 12

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng