Dạng bài tập về các loại cao su quan trọng thường gặp
Chuyên đề Hóa học 12 Dạng bài tập về các loại cao su quan trọng thường gặp. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn giải bài tập Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Hóa học 12: Dạng bài tập về các loại cao su quan trọng thường gặp
Kiến thức cần nhớ về các loại cao su quan trọng thường gặp
*Tóm tắt lý thuyết
1. Khái niệm
- Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi
- Tính đàn hồi là tính biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi lực đó thôi tác dụng
- Có hai loại cao su: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
2. Cao su thiên nhiên (polime của isopren)
n = 1500 - 15000
Tính chất và ứng dụng:
- Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su, đàn hồi tốt (nhờ cấu trúc cis điều hòa), không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước, không tan trong nước, etanol… nhưng tan trong xăng và benzen
- Cao su thiên nhiên cho phản ứng cộng H2, Cl2, HCl,… đặc biệt là cộng lưu huỳnh tạo cao su lưu hoá có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dung môi hơn cao su không lưu hóa.
3. Cao su tổng hợp
a) Cao su buna, cao su buna -S và cao su buna -N :
nCH2=CH-CH=CH2
- Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên
- Cao su buna - S có tính đàn hồi cao
nCH2=CH-CH-CH2 +
- Cao su buna - N có tính chống dầu tốt
nCH2=CH-CH-CH2 +
b) Cao su isopren
- Trùng hợp isopren có hệ xúc tác đặc biệt, ta được poliisopren gọi là cao su isopren, cấu hình cis chiếm ≈ 94 %, gần giống cao su thiên nhiên.
- Ngoài ra người ta còn sản xuất policloropren và polifloropren. Các polime này đều có đặc tính đàn hồi nên được gọi là cao su cloropren và cao su floropren. Chúng bền với dầu mỡ hơn cao su isopren.
Ví dụ minh họa dạng bài tập về các loại cao su quan trọng thường gặp
Câu 1: Loại cao su nào dưới đây là kết quả của phản ứng đồng trùng hợp?
A. Cao su clopren
B. Cao su isopren
C. Cao su buna
D. Cao su buna-N
Đáp án: D
nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-CN
-[-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(CN)-]n- (cao su buna-N)
Câu 2: Qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao su thiên nhiên là polime của monome
A. Buta- 1,2-đien
B. Buta- 1,3-đien
C. 2- metyl buta- 1,3-đien
D. Buta- 1,4-đien
Đáp án: C
Cao su thiên nhiên (polime của isopren)
Câu 3: Công thức phân tử của cao su thiên nhiên
A. (C5H8)n
B. (C4H8)n
C. (C4H6)n
D. (C2H4)n
Đáp án: A
Cao su thiên nhiên có công thức phân tử (C5H8)n
Đồng trùng hợp giữa buta-1,3 đien (CH2=CH−CH−CH2) với vinyl xianua(CH2=CH−CN) được cao su Buna-N
Bài tập vận dụng về các loại cao su quan trọng thường gặp
Bài 1: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.
D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
Đáp án: B
Cao su Buna-S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp butađien và stiren
nCH2=CH−CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 → −[CH2−CH=CH−CH2−CH(C6H5)−CH2]−n
Bài 2: Cao su buna được tạo thành từ buta-1,3-đien bằng phản ứng
A. trùng hợp
B. trùng ngưng
C. cộng hợp
D. phản ứng thế
Đáp án: A
Bài 3: Cao su buna - S được tạo thành bằng phản ứng
A. trùng hợp
B. trùng ngưng
C. cộng hợp
D. đồng trùng hợp
Đáp án: D
Cao su Buna-S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp butađien và stiren
Bài 4: Cao su được sản xuất từ sản phẩm trùng hợp của buta-1,3-đien với CN-CH=CH2 có tên gọi thông thường là
A. cao su Buna.
B. cao su Buna-S.
C. cao su Buna- N.
D. cao su cloropren
Đáp án:
Bài 5: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ X Y Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. CH3CH2OH và CH3CHO.
B. CH3CH2OH và CH2=CH2.
C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3.
D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2.
Đáp án: D
C6H12O6 + H2O → 2C2H5OH + 2CO2
2C2H5OH → CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O + H2 (dehidrat hóa với xúc tác Al2O3)
nCH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
Bài 6: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về sự lưu hóa cao su?
A. Bản chất quá trình lưu hóa cao su là tạo ra những cầu nối (-S-S-)
B. Cao su lưu hóa có những tính chất hơn hẳn cao su thô như bền đối với nhiệt đàn hồi hơn lâu mòn, khó tan trong dung môi hữu cơ
C. Cao su lưu hóa có cấu tạo mạng không gian
D. Nhờ sự lưu hóa mà cao su có những tính chất vật lí hơn cao su thô như: tính đàn hồi, tính dẻo, bền với tác động của môi trường
Đáp án: D
Sai do cao su không có tính dẻo.
Bài 7: Chất nào sau đây có khả năng trùng hợp thành cao su?
A. CH2=C(CH3)CH=CH2
B. CH3 - C(CH3)=C=CH2
C. CH3 - CH2 - C ≡ CH
D. CH3 - CH = CH - CH3
Đáp án: A
Trùng hợp isopren có hệ xúc tác đặc biệt, ta được poli isopren gọi là cao su isopren
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Bài tập Polime trong đề thi Đại học
- 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Polime có đáp án
- Bài tập về danh pháp, phân loại Polime
- Bài tập về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp
- Dạng bài tập về các loại chất dẻo
- Dạng bài tập về phân loại tơ
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Dạng bài tập về các loại cao su quan trọng thường gặp. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.