Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây

Tính chất hóa học của Fe

Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi Fe có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây. Cũng như đưa ra nội dung lý thuyết bài tập về tính chất hóa học của Fe. Từ đó bạn đọc vận dụng kĩ năng vào giải các câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo hci tiết nội dung dưới đây.

Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây?

A. AlCl3.

B. FeCl3.

C. FeCl2.

D. MgCl2

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Fe có thể phản ứng được với các kim loại/ion đứng sau trong dãy hoạt động hóa học kim loại.

Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Đáp án B

Tính chất hóa học của Sắt

1. Tác dụng với phi kim 

Với oxi: 3Fe + 2O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe3O

Với clo: 2Fe + 3Cl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2FeCl3

Với lưu huỳnh: Fe + S \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) FeS

Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng được với nhiều phi kim.

2. Tác dụng với dung dịch axit

Tác dụng với với HCl, H2SO4 loãng

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Tác dụng với H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc:

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc, nguội

3. Tác dụng với dung dịch muối

Đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

A. FeO.

B. Fe2O3.

C. Fe(OH)3.

D. Fe(NO3)3.

Xem đáp án
Đáp án A

Chất vừa có tính oxi hóa và tính khử là chất vừa có khả năng nhận và nhường electron.

Trong các hợp chất Fe2O3, Fe(OH)3, Fe(NO3)3 nguyên tố Fe có số oxi hóa cao nhất là +3 nên chỉ có tính oxi hóa.

Trong FeO nguyên tố Fe có số oxi hóa trung gian là +2 nên vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

Câu 2. Những nhận định sau về kim loại sắt:

(1) Kim loại sắt có tính khử trung bình.

(2) Ion Fe2+ bền hơn Fe3+.

(3) Fe bị thụ động trong HNO3 đặc nguội.

(4) Quặng manhetit là quặng có hàm lượng sắt cao nhất.

(5) Trái đất tự quay và sắt là nguyên nhân làm Trái Đất có từ tính.

(6) Kim loại sắt có thể khử được ion Fe3+.

Số nhận định đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Xem đáp án
Đáp án B

(1) đúng

(2) sai, Fe2+ trong không khí dễ bị oxi hóa thành Fe3+

(3) đúng

(4) đúng, quặng manhetit (Fe3O4) là quặng có hàm lượng Fe cao nhất.

(5) sai, vì từ trường Trái Đất sinh ra do sự chuyển động của các chất lỏng dẫn điện

(6) đúng, Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Vậy có 4 phát biểu đúng

Câu 3. Để điều chế Fe trong công nghiệp, người ta có thể dùng phương pháp nào sau đây:

A. Mg + FeCl2

B. Fe2O3 + Al →

C. Điện phân dung dịch FeCl2

D. Fe2O3 + CO →

Xem đáp án
Đáp án D

điều chế Fe trong công nghiệp, người ta có thể dùng phương pháp khử Fe2O3 bằng khí CO

A và B sai vì kim loại Mg và Al giá thành cao hơn Fe

C sai vì đphương pháp điện phân dung dịch tốn nhiều chi phí

--------------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu Trắc nghiệm Hóa học 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm