Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn tìm hiểu về phản ứng trùng ngưng, thế nào là phản ứng trùng ngưng cũng như polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. Từ đó vận dụng vào làm các dạng bài tập. Hy vọng với tài liệu dưới đây giúp các bạn học sinh nắm chắc cũng như học tốt môn Hóa học hơn.

Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. H2NCH2COOH.

B. C2H5OH.

C. CH3COOC2H5.

D. CH2=CH-COOH

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

A. H2NCH2COOH.

Giải thích lý do chọn đáp án A:

– Chất là một phạm trù chiết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.

– Phản ứng trùng ngưng là quá trình tổng hợp polymer dựa vào phản ứng của các monomer có chứa những nhóm chất, tạo thành những liên kết mới trong mạch polymer và đồng thời sinh ra hợp chất phụ như nước, HCI,…

– Phân loại các phản ứng trùng ngưng hiện nay, cụ thể:

+ Trùng ngưng đồng thể và dị thể:

Trùng ngưng đồng thể khi trùng ngưng chỉ có một loại monomer tham gia phản ứng. Trùng ngưng dị thể khi trùng ngưng có từ hai loại monomer trở lên.

+ Trùng ngưng hai chiều và trùng ngưng ba chiều:

Trùng ngưng hai chiều là một dạng polymer mạch thẳng hay là phân nhánh. Trùng ngưng ba chiều là khả năng tạo thành một dạng mạch không gian, khi một trong những monomer tham gia phản ứng có tới ba nhóm chức.

+ Trùng ngưng cân bằng và trùng ngưng không cân bằng:

Phản ứng này vốn là phản ứng tạo ra polymer đồng thời kèm theo các hợp chất thấp phân tử. Vì thế, thành phần cơ bản của hợp chất cao phân tử tạo ra sau phản ứng sẽ không trùng với các thành phần cơ bản của các chất ban đầu.

Nếu như hợp chất thấp phân tử được tạo ra khi trùng ngưng có khả năng tương tác với polymer tạo thành thì quá trình của phản ứng sẽ đạt tới cân bằng (trong các điều kiện của phản ứng này). Ngược lại, trong các điều kiện của nhóm phản ứng này mà các chất thấp phân tử tạo thành không thể tương tác với polymer thì phản ứng tương ứng sẽ không cân bằng.

Phản ứng này cũng có thể xảy ra giữa hai (hoặc nhiều hơn) hợp chất. Trong đó, mỗi hợp chất sẽ có ít nhất hai nhóm chức giống nhau có thể phản ứng với các nhóm chức của hợp chất trong hỗn hợp phản ứng. Bên cạnh đó, phản ứng này có được là bởi sự tương tác giữa các nhóm chức. Do vậy, để xảy ra trùng ngưng thì cần có các hợp chất với các nhóm chức khác loại có thể phản ứng với nhau.

– Các phương pháp tiến hành trùng ngưng trên thực tế hiện nay:

Hiện nay trên thực tế có những phương pháp tiến hành trùng ngưng điển hình, cụ thể:

+ Trùng ngưng giữa các pha.

+ Trùng ngưng trong thể nóng chảy.

+ Trùng ngưng nhũ tương.

+ Trùng ngưng giữa các pha.

Phản ứng trùng ngưng là gì

Phản ứng trùng ngưng là quá trình tổng hợp polime dựa trên phản ứng của các monome có chứa các nhóm chất, nhằm tạo thành những liên kết mới trong mạch polime cũng như sinh ra hợp chất phụ như nước, HCl….

Trùng ngưng hay còn được gọi là phản ứng đồng trùng ngưng vốn là một quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) được liên kết với nhau thành phân tử lớn (polime cao phân tử) cũng như giải phóng nhiều phần tử nhỏ như HCl hay H2O,CO2.

Khi các nhóm chức tác dụng với nhau, hợp chất phân tử thấp được tách ra với sự tạo thành liên kết mới nối những phần còn lại của các chất tham gia phản ứng với nhau.

Các polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng

nilon-6 (tơ capron), nilon-7 (tơ enan), lapsan, nilon-6,6 (đồng trùng ngưng), poli(phenol fomanđehit) (PPF) có 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit, keo ure fomanđehit.

Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1: Dãy gồm các chất đều có khả năng tự tham gia phản ứng trùng ngưng (không kết hợp với chất khác) là:

A. caprolactam, axit aminoaxetic, etylenglicol.

B. caprolactam, axit glutamic, axit enantoic.

C. axit glutamic, axit lactic, acrilonitrin.

D. axit glutamic, axit ω -aminoenantoic, axit lactic.

Xem đáp án
Đáp án D

Dãy gồm các chất đều có khả năng tự tham gia phản ứng trùng ngưng (không kết hợp với chất khác) là: axit glutamic, axit ω -aminoenantoic, axit lactic.

Câu 2. Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. stiren, toluen, isopren, vinylaxetilen.

B. benzen, caprolactam, etilen, acrilonitrin.

C. buta-1,3-đien, cumen, etilen, isopren.

D. propilen, stiren, vinyl clorua, acrilonitrin.

Xem đáp án
Đáp án D

Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là: propilen, stiren, vinyl clorua, acrilonitrin.

Câu 3. Chất nào sau đây tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. Benzen.

B. Axit ε-aminocaproic.

C. Axit axetic.

D. Buta - 1,3 - đien.

Xem đáp án
Đáp án B

Chất nào sau đây tham gia phản ứng trùng ngưng: Axit ε-aminocaproic.

Câu 4. Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. Axit ε-amino caproic.

B. Axit axetic.

C. metyl amin.

D. etilen.

Xem đáp án
Đáp án A

Chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng: Axit ε-amino caproic.

Câu 5. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit terephtalic với chất nào saụ đây?

A. etylen glicol

B. etilen

C. glixerol

D. ancol etylic

Xem đáp án
Đáp án A

Poli(etylen terephtalat): tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng của axit terephtalic với Etylen glicol.

n(p-HOOC-C6H4 -COOH) + nHO-CH2 -CH2-OH → (OC-C6H4 -CO-O-CH2 -CH2 -O) + 2nH2O

........................................

>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan 

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Đánh giá bài viết
6 18.124
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm