Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit

Chuyên đề Hóa học 12 Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit. Hy vọng qua bộ tài liệu các bạn sẽ giải Hóa học 12 chính xác hơn. Mời các bạn tham khảo.

A. Phương pháp và ví dụ cấu tạo và tính chất của amin, amino axit, protein

Lưu ý

- Xác định độ bất bão hòa của phân tử (số liên kết, số vòng); với hợp chất CnHyNzOt theo biểu thức: ∆ = (2n + 2 + z - y)/2

- Xác định các loại mạch cacbon: Mạch không nhánh, mạch có nhánh, vòng...

- Các loại nhóm chức, vị trí nhóm chức...

- Tên gọi theo tên thông tường, tên gốc chức, tên thay thế.

Ví dụ minh họa

Bài 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân của các hợp chất có công thức phân tử C4H11N.

Hướng dẫn:

- Xác định độ bất bão hòa: Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit

Vậy chỉ có các hợp chất no, mạch hở.

- Có 4 nguyên tử cacbon, 1 nguyên tử Nito mạch cacbon có thể là mạch 4, 3 và 2. Có 1 nguyên tử nito nên có thể là các amin bậc I, II, III.

+) Mạch 4: Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit

+) Mạch 3:

Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit

+) Mạch 2:

Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit

Bài 2: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân của các hợp chất có công thức phân tử C2H5NO2.

Hướng dẫn:

- Xác định độ bất bão hòa: Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit

Vậy có thể là hợp chất không no có 1 liên kết đôi ở mạch cacbon; hợp chất no có đơn chức có liên kết đôi, hợp chất no mạch vòng.

- Hợp chất không no mạch hở, nhóm chức không có kiên kết đôi không thỏa mãn vì chứa hai nguyên tử oxi, nhóm chức không có liên kết đôi là ancol thì không liên kết với nguyên tử cacbon không no.

- Hợp chất no mạch hở, nhóm chức có 1 liên kết đôi:

Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit

Bài 3: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các amino axit có cùng công thức phân tử C3H7NO2

Hướng dẫn:

Với C3H7NO2: độ bất bão hòa ∆ = 1 nên chỉ có 1 liên kết π ở gốc axit, nên là amino axit no, có các đồng phân:

CH3CH(NH2)COOH

Axit 2 – amino propanoic hay axit α-amino propionic.

H2N-CH2-CH2-COOH

Axit 3 - amino propanoic hay axit β-amino propionic.

CH3-NH-CH2-COOH axit N – metylamino ethanoic.

B. Bài tập trắc nghiệm cấu tạo và tính chất của amin, amino axit, protein

Bài 1: Số đồng phân amin ứng với công thức phân tử C3H9N là:

A. 5

B. 3

C. 6

D. 4

Đáp án: D

1. CH3-CH2-CH2-NH2: propan-1-amin

2. CH3-CH2-NH-CH3: N-metyl-etan-1-amin

3. CH3-CH(CH3)-NH2: propan-2-amin

4. (CH3)3-N: trimetyl amin

Bài 2: Amino axit có công thức cấu tạo: NH2–CH2–COOH có tên là:

A. Glyxin

B. Glixerol

C. Alanin

D. Anilin

Đáp án: A

Bài 3: Hợp chất có công thức cấu tạo [-NH–(CH2)5–CO-]n có tên là:

A. Tơ nilon – 6,6

B. Tơ enang

C. Tơ cacron

D. Tơ capron

Đáp án: D

Bài 4: Số đồng phân cấu tạo bậc 1 của amin ứng với công thức phân tử C3H9N là:

A. 5.

B. 8.

C. 7.

D. 4.

Đáp án: D

Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit

Bài 5: Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nitơ chiếm 19,18% về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X tác dụng với HCl tạo muối amoni có mạch cacbon không phân nhánh là:

A. 8.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Đáp án: D

Đặt CTPT của amin X là CxHyNt, theo giả thiết ta có:

Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit

CTPT của amin X là C4H11N. Số đồng phân của amin X là 8:

Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit

Trong 8 chất trên có các chất (1), (2), (5), (6), (8) có mạch cacbon không phân nhánh nên khi tác dụng với dung dịch HCl sẽ tạo ra muối amoni có mạch cacbon không phân nhánh.

Bài 6: Tên gọi của hợp chất sau:

Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit

A. metylanilin

B. Phenyl amin

C. metylphenylamin

D. bezyl amin

Đáp án: C

Bài 7: Số đồng phân amin thơm ứng với công thức C7H9N là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: C

Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit

Bài 8: Tên gọi của amino axit nào sau đây là đúng?

A. H2N–CH2COOH : glixerin hay glixerol

B. CH3CH(NH2)COOH : anilin

C. C6H5CH2CH(NH2)COOH : phenylalanin

D. HOOC–(CH2)2CH(NH2)COOH : axit glutanic

Đáp án: C

H2N–CH2COOH : glixin

CH3CH(NH2)COOH : alanin

HOOC–(CH2)2CH(NH2)COOH : axit glutamic

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Dạng bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 4.741
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa 12

    Xem thêm