Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách viết đồng phân Amin, Amino Axit

Chuyên đề Hóa học 12 Cách viết đồng phân Amin, Amino Axit. Tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm được cách viết đồng phân của Amin, Amino axit, từ đó vận dụng tốt vào giải các dạng bài tập, câu hỏi liên quan. Giải Hóa học 12 chính xác hơn. Mời các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Đồng phân là các chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng cấu tạo khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau. Các đồng phân có thể khác nhau về cấu trúc, độ bền, tính chất hóa học và vật lý. Cần chú ý phân biệt đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể (đồng phân cis – trans).

I. Phương pháp làm bài tập đồng phân danh pháp amin, amino axit

1.Tổng số đồng phân amin 2n - 1 (n< 5).

2. Đồng phân amin bậc 1.

Viết các đồng phân của mạch cacbon Cn. Đếm tất cả số cacbon bậc 1, 2, 3 không đối xứng (nếu có 2 cacsbon đối xứng thì chỉ tính 1). Đó chính là số đồng phân bậc I

3. Đồng phân amin bậc 2.

Tương tự, ta viết đồng phân mạch cacbon Cn. Sau đó đếm số nối đơn không đối xứng. Đó chính là số đồng phân bậc 2.

4. Đồng phân amin bậc 3.

Viết đồng phân mạch cacbon Cn +1 rồi đếm số cacbon bậc III không đối xứng. Đó chính là số đồng phân amin bậc III.

Lưu ý Xác định độ bất bão hòa của phân tử (số liên kết, số vòng); với hợp chất CxHyNzOt theo biểu thức: Cách viết đồng phân Amin, Amino Axit

Xác định các loại mạch cacbon: Mạch không nhánh, mạch có nhánh, vòng…

Các loại nhóm chức, vị trí nhóm chức…

Tên gọi theo tên thông tường, tên gốc chức, tên thay thế.

II. Ví dụ minh họa cách viết đồng phân Amin, Amino Axit

*Ví dụ 1: Cho amin có công thức phân tử C4H11N. Viết các đông phân amin

Hướng dẫn giải

Xác định độ bất bão hòa: Cách viết đồng phân Amin, Amino Axit

Vậy chỉ có các hợp chất no, mạch hở.

Có 4 nguyên tử cacbon, 1 nguyên tử Nito mạch cacbon có thể là mạch 4, 3 và 2. Có 1 nguyên tử nito nên có thể là các amin bậc I, II, III.

Tính số đồng phân amin 2 n-1 = 24-1 = 8

Mạch 4: CH3CH2CH2CH2-NH2 : 1 – aminobutan.

CH3CH2CH(NH2)CH3 : 2 – aminobutan.

Mạch 3: (CH3)2CHCH2-NH2 : 1 – amino – 2 – metylpropan.

(CH3)2C(NH2)CH3 : 2 – amino – 2 – metylpropan.

CH3CH2CH2-NH-CH3 : 1 – metylaminopropan.

(CH3)2CH-NH-CH2CH3 : 2 – metylaminopropan.

+) Mạch 2: CH3CH2-NH-CH2CH3 : etylaminoetan.

CH3CH2 - N(CH3)2 : đimetylaminoetan.

Ví dụ 2: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân của các hợp chất có công thức phân tử là C3H9N

Hướng dẫn giải 

Có 4 amin có công thức phân tử C3H9N:

Bậc 1 có: CH3-CH2-CH2-NH2: Propan – 1 - amin

CH3-CH(NH2)-CH3: Propan – 2 - amin

Bậc 2 có: CH3-NH-CH2-CH3: N – metyletanamin

Bậc 3 có: (CH3)3N: Trimetyl amin

Với công thức phân tử C3H9N thì chất có 4 đồng phân, có 2 amin bậc 1, 1 amin bậc 2, và 1 amin bậc 3.

*Ví dụ 3: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân của các hợp chất có công thức phân tử C2 H5 NO2

Hướng dẫn giải

Cách viết đồng phân Amin, Amino Axit

Vậy có thể là hợp chất không no có 1 liên kết đôi ở mạch cacbon; hợp chất no có đơn chức có liên kết đôi, hợp chất no mạch vòng.

  • Hợp chất không no mạch hở, nhóm chức không có kiên kết đôi không thỏa mãn vì chứa hai nguyên tử oxi, nhóm chức không có liên kết đôi là ancol thì không liên kết với nguyên tử cacbon không no.
  • Hợp chất no mạch hở, nhóm chức có 1 liên kết đôi:

CH3 - CH2- NO2: nitroetan H2N-CH2-COOH : glyxin

H2N-CH(OH)-CHO: 2 – amino – 2 – hidroxietanal

Cách viết đồng phân Amin, Amino Axit

*Ví dụ 4: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các amino axit có cùng công thức phân tử C3H7NO2

Hướng dẫn giải

Với C3H7NO2 độ bất bão hòa ∆=1 nên chỉ có 1 liên kết π ở gốc axit, nên là amino axit no, có các đồng phân: CH3CH(NH2)COOH

Axit 2 – amino propanoic hay axit α-amino propionic.

H2 N-CH2 -CH2 -COOH

Axit 3 - amino propanoic hay axit β-amino propionic.

CH3 - NH- CH2 -COOH axit N – metylamino ethanoic.

Ví dụ 4. Công thức cấu tạo của C4H11N và gọi tên

Hướng dẫn giải

Các đồng phân là:

  • Amin C4H11N có 4 đồng phân amin bậc 1

CH3 - CH2 – CH2 – CH2– NH2: Butan – 1 - amin

CH3 – CH(CH3)CH2NH2: 2 – metylpropan – 1- amin

CH3 – C(NH2)(CH3) – CH3: 2 – metylpropan – 2- amin

CH3– CH2 – CH(NH2) – CH3: Butan – 2- amin

  • Amin C4H11N có 3 đồng phân anmin bậc 2:

CH3 – CH2 – CH2 – NH – CH3: N-metylpropan-1-amin

CH3– CH(CH3) – NH – CH3: N-metylpropan-2-amin

CH3 – CH2 – NH - CH2 – CH3: Đimetyl amin

  • Amin C4H11N có 1 đồng phân anmin bậc 3

(CH3)2 – N – C2H5: N,N-đimetyletanamin

III. Bài tập vận dụng cách viết đồng phân Amin, Amino Axit

Câu 1. Số đồng phân amin ứng với công thức phân tử C3H9N là:

A. 5B. 3C. 6D. 4
Xem đáp án

1. CH3 -CH2 -CH2 -NH2: propan-1-amin

2. CH3 -CH2 - NH –CH3: n-metyl-etan-1-amin

3. CH3 -CH(CH3)-NH2: propan – 2- amin

4. (CH3)3 -N: trimetyl amin

→ Đáp án D

Câu 2: Amino axit có công thức cấu tạo: NH2 – CH2 – COOH có tên là:

A. GlyxinB. GlixerolC. AlaninD. Anilin
Xem đáp án

NH2 – CH2 – COOH: glyxin

→ Đáp án D

Câu 3: Hợp chất có công thức cấu tạo [- NH – (CH2)5 – CO -]n có tên là:

A. Tơ nilon – 6,6B. Tơ enangC. Tơ cacronD. Tơ capron
Xem đáp án

[- NH – (CH2)5 – CO -]n : tơ capron

→ Đáp án D

Câu 4: Số đồng phân cấu tạo bậc 1 của amin ứng với công thức phân tử C3H9N là:

A. 2.B. 3.C. 5.D. 4.
Xem đáp án

Đáp án A

Có 4 amin có công thức phân tử C3H9N:

Bậc 1 có: CH3-CH2-CH2-NH2

CH3-CH(NH2)-CH3

Bậc 2 có: CH3-NH-CH2-CH3

Bậc 3 có: (CH3)3N

Với công thức phân tử C3H9N thì chất có 4 đồng phân, có 2 amin bậc 1, 1 amin bậc 2, và 1 amin bậc 3.

Câu 5: Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nitơ chiếm 19,18% về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X tác dụng với HCl tạo muối amoni có mạch cacbon không phân nhánh là:

A. 8.B. 2.C. 4.D. 5.
Xem đáp án

Đáp án D

Đặt Công thức phân tử của amin X là CxHyNt , theo giả thiết ta có:

Bài tập đồng phân amin

Công thức phân tử của amin X là C4H11N. Số đồng phân của amin X là 8:

  1. CH3CH2CH2CH2-NH
  2. CH3CH2CH(NH2)CH3
  3. (CH3)2CHCH2-NH2
  4. (CH3)2C(NH2)CH3
  5. CH3CH2CH2-NH-CH3
  6. (CH3)2CH-NH-CH2CH
  7. CH3CH2-NH-CH2CH3
  8. CH3CH2 - N(CH3)2

Trong 8 chất trên có các chất (1), (2), (3), (4), (8) có mạch cacbon không phân nhánh nên khi tác dụng với dung dịch HCl sẽ tạo ra muối amoni có mạch cacbon không phân nhánh.

Câu 6: Tên gọi của hợp chất sau:

Cách viết đồng phân Amin, Amino Axit

A. metylanilin

B. Phenyl amin

C. metylphenylamin

D. bezyl amin

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 7: Số đồng phân amin thơm ứng với công thức C7H9N là

A. 3B. 4C. 5D. 6
Xem đáp án
Đáp án D
Bài tập đồng phân

Câu 8:Tên gọi của amino axit nào sau đây là đúng?

A. H2 N – CH2 COOH : glixerin hay glixerol

B. CH3 CH(NH2)COOH : anilin

C. C6 H5 CH2CH(NH2)COOH : phenylalanin

D. HOOC – (CH2)2CH(NH2)COOH : axit glutanic

Xem đáp án

Đáp án B

H2N – CH2COOH : glixin

CH3CH(NH2)COOH : alanin

HOOC – (CH2)2CH(NH2)COOH : axit glutamic

Câu 8. Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là

A. H2NC3H6COOH

B. H2NC3H5(COOH)2

C. (H2N)C4H7COOH

D. H2NC2H4COOH

Xem đáp án
Đáp án A

nX = nNaOH = 0,04 mol → Phân tử X có 1 nhóm COOH

→ Muối có dạng (NH2)X R-COONa (0,04 mol)

→ M muối = 125

→ R + 16x = 58

→ R = 42, x = 1 (-C3H6-) là nghiệm thỏa mãn.

X là NH2-C3H6-COOH

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.

C. Anilin tác dụng với nước Brom tạo thành kết tủa trắng.

D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.

Xem đáp án
Đáp án

Đáp án A sai vì cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím.

Đáp án B đúng vì lysin có môi trường bazơ nên làm xanh quỳ tím.

Đáp án C đúng. C6H5NH2 + 3Br2 → (2,4,6)-Br3C6H2OH↓ + 3HBr

Đáp án D đúng vì glyxin có môi trường trung tính nên không làm đổi màu quỳ tím.

→ Đáp án A

Câu 11. Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?

A. anilin, metylamin, amoniac

B. anilin, amoniac, metylamin

C. amoniac, etylamin, anilin

D. etylamin, anilin, amoniac

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 12. Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2, 2,8 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C3H7N.

B. C3H9N.

C. C4H9N.

D. C2H7N.

Xem đáp án
Đáp án B

Gọi công thức phân tử của amin đơn chức là CxHyN

CxHyN + (x + y/4) O2 → xCO2 + y/2H2O + 1/2N2

nCO2 = 16,8/22,4 = 0,75 mol;

nH2O = 20,25/18 = 1,125 mol;

nN2 = 2,8/22,4= 0,0625 mol

→namin= 2nN2= 0,25 mol

→x = nCO2/namin =0,75/0,25 = 3;

y = 2nH2O/namin = (2.1,125)/0,25 = 9

Câu 13. Trong phân tử aminoaxit M có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 30,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 38,8 gam muối khan. Công thức của M là

A. H2NC4H8COOH.

B. H2NC3H6COOH.

C. H2NC2H4COOH.

D. H2NCH2COOH.

Xem đáp án
Đáp án D

Gọi công thức hóa học của M là H2NRCOOH

Phương trình hóa học tổng quát:

H2NRCOOH + NaOH → H2NRCOONa + H2O

Tăng giảm khối lượng => nH2NRCOOH = (38,8 - 30)/ 22 = 0,4 mol

=> MM =30/0,4 = 75 =>M là H2NCH2COOH

Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn một amin mạch hở đơn chức X, sau phản ứng thu được 5,376 lít CO2; 1,344 lít N2 và 7,56 gam H2O (các thể tích đo ở đktc). Số đồng phân của công thức amin X trên là:

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Xem đáp án
Đáp án C

Gọi công thức tổng quát của amin mạch hở đơn chức

Ta có:

nC = nCO2 = 5,376/22,4 = 0,24 mol.

nH = 2.nH2O = 2.7,56/18 = 0,84 mol.

nN = 2.nN2 = 2. 1,344/22,4 = 0,12 mol.

Ta có x : y : 1 = 0,24 : 0,84 : 0,12 = 2 : 7 : 1

Công thức phân tử của hợp chất X là: C2H7N

Amin C2H7N có 1 đồng phân amin bậc 1, cụ thể:

CH3 - CH2 – NH2: etanamin

Amin C2H7N có 1 đồng phân amin bậc 2, cụ thể:

CH3 – NH – CH3: đimetylamin

..............................

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Cách viết đồng phân Amin, Amino Axit. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa 12

    Xem thêm