Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đóng
Điểm danh hàng ngày
  • Hôm nay +3
  • Ngày 2 +3
  • Ngày 3 +3
  • Ngày 4 +3
  • Ngày 5 +3
  • Ngày 6 +3
  • Ngày 7 +10
Bạn đã điểm danh Hôm nay và nhận 3 điểm!

Bài tập đúng sai về Pin điện và Điện phân

Bài tập đúng sai hóa 12 chương pin điện và điện phân

50 Câu hỏi Đúng Sai Hóa 12 chương 5: Pin điện và điện phân giúp học sinh ôn tập kiến thức trọng tâm về quá trình oxi hóa – khử, cấu tạo pin điện hóa, và hiện tượng điện phân. Đây là dạng bài quen thuộc trong đề kiểm tra và luyện thi THPT Quốc gia, rèn luyện tư duy phân tích và tránh lỗi sai thường gặp.

A. NỘI DUNG CÂU HỎI

Câu 1. Xét tính đúng sai của các phát biểu sau đây khi nói về cặp oxi hóa khử của kim loại

  1. Chất oxi hóa là chất nhận electron còn chất khử là chất nhường
  2. Cặp oxi hóa - khử được kí hiệu chung là oxh/kh.
  3. Một kim loại chỉ có một cặp oxi hóa - khử.
  4. Không nhất thiết phải luôn có sự tham gia của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng oxi hóa - khử.

Câu 2. Xét tính đúng sai của các phát biểu sau đây khi nói về thế điện cực chuẩn của kim loại.

  1. Đơn vị thường dùng của thế điện cực là Volt (V)
  2. Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử càng lớn thì tính khử của dạng khử càng lớn, tính oxi hóa của dạng oxi hóa càng lớn.
  3. Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử càng lớn thì tính khử của dạng khử càng nhỏ, tính oxi hóa của dạng oxi hóa càng lớn
  4. Không thể dựa vào giá trị thế điện cực chuẩn để so sánh tính oxi hóa và tính khử giữa các cặp oxi hóa - khử.

Câu 3. Thế điện cực chuẩn của cặp Au3+/Au bằng +1,520V. Đây là giá trị tương đối lớn đối với cặp oxi hóa khử của kim loại. Chứng tỏ

  1. Au là kim loại có tính khử mạnh.
  2. Au là không phản ứng với các acid như HCl, H2SO4loãng.
  3. Ion Au3+ có tính oxi hóa yếu hơn các ion kim loại khác như Fe2+, Al3+.
  4. Ion Au3+ có tính oxi hóa mạnh nên được sử dụng để mạ vàng cho các vật liệu khác, tạo ra lớp phủ vàng đẹp và bền.

Câu 4. Cho các phản ứng xảy ra sau đây:

(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2

  1. Tính oxi hóa: Ag+ < Fe3+.
  2. Tính oxi hóa: H+ > Mn2+.
  3. Ag là kim loại có tính khử yếu.
  4. Mn là kim loại có tính khử khá mạnh.

Câu 5. Cho kim loại A vào dung dịch FeSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cân thấy khối lượng kim loại tăng.

  1. Trong dãy kim loại: Al, Zn, Ag, Mg, Ba, có 2 kim loại có thể là kim loại
  2. Có thể thay thế FeSO4bằng Fe(NO3) 2, FeS hoặc FeCl2.
  3. Nếu A là Cu thì kim sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cân thấy khối lượng kim loại giảm.
  4. A không thể là Na vì Na phản ứng mãnh liệt với nước trong dung dịch.

Câu 6. Xét bảng giá trị thế điện cực của các cặp oxi hóa – khử sau:

Cặp oxi hóa - khử

Al3+/Al

Zn2+ /Zn

Fe2+ /Fe

E0(V)

-1,676

-0,763

-0,440

  1. Aluminium là chất có tính khử mạnh nhất trong các chất trên.
  2. Zn2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+ .
  3. Thứ tự tính khử tăng dần là Zn < Fe <
  4. Tính oxi hóa của Fe2+ > Al3+.

Câu 7. [KNTT - SBT] Ở điều kiện chuẩn, cho bột Cu dư vào dung dịch Fe2(SO4)3 tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn X và dung dịch Y

Cặp oxi hoá - khử

Fe2+/Fe

Cu2+/Cu

Fe3+/Fe2+

Thế điện cực chuẩn (V)

-0,44

+0,340

+0,771

  1. X gồm hai kim loại.
  2. Cu có tính khử mạnh hơn Fe2+ ở điều kiện chuẩn.
  3. Y gồm hai chất tan là CuSO4 và FeSO4.
  4. Trong điều kiện Fe2(SO4)3dư thì Y gồm ba muối.

Câu 8. Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

  1. Quá trình chuyển từ dạng oxi hoá sang dạng khử của cặp oxi hoá - khử được gọi là quá trình khử.
  2. Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại M: Mn+ + ne → M tạo nên cặp oxi hoá - khử và kí hiệu là Mn+/M.
  3. Trong một cặp oxi hoá - khử, dạng oxi hoá và dạng khử không phản ứng với
  4. Trong cặp oxi hoá - khử, tính oxi hoá của dạng oxi hoá luôn mạnh hơn tính oxi hoá của dạng khử.

Câu 9. Nhúng thanh kim loại X và thanh kim loại Y (cùng hoá trị II) vào các dung dịch muối sulfate nồng độ 1 M của chúng ở 25°C. Quá trình thí nghiệm được mô tả bởi hình vẽ sau:

Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

  1. Bề mặt thanh kim loại X mang điện tích âm và bề mặt thanh kim loại Y mang điện tích dương.
  2. Giữa bề mặt thanh kim loại và dung dịch muối tồn tại cân bằng giữa dạng oxi hoá và dạng khử.
  3. Tính khử của kim loại Y mạnh hơn tính khử của kim loại
  4. Khi nối hai thanh kim loại với nhau bằng dây dẫn và nối hai dung dịch muối với nhau bằng cầu muối, sẽ xuất hiện một dòng điện trên dây dẫn.

Câu 10. Cho biết: E_{N{{a}^{+}}/Na}^{o}=-2,713V;E_{C{{u}^{2+}}/Cu}^{o}=+0,340VENa+/Nao=2,713V;ECu2+/Cuo=+0,340VMỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

  1. Tính khử của kim loại Na mạnh hơn tính khử của kim loại
  2. Tính oxi hoá của ion Cu2+ mạnh hơn tính oxi hoá của ion Na+.
  3. Trong dung dịch, kim loại Na khử được ion Cu2+ thành kim loại
  4. Trong dung dịch, kim loại Cu khử được ion Na+ thành kim loại

B. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án (Đ/S)

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án (Đ/S)

1

a

Đ

6

a

Đ

b

Đ

b

S

c

S

c

S

d

S

d

Đ

2

a

Đ

7

a

S

b

S

b

Đ

c

Đ

c

Đ

d

S

d

Đ

3

a

S

8

a

Đ

b

Đ

b

Đ

c

S

c

S

d

Đ

d

Đ

4

a

S

9

a

Đ

b

Đ

b

Đ

c

Đ

c

S

d

Đ

d

Đ

5

a

Đ

10

a

Đ

b

S

b

Đ

c

S

c

S

d

Đ

d

S

Câu 1.

a, b đúng

c. Sai. Một kim loại có thể có nhiều cặp oxi hóa khử khác nhau, tùy thuộc vào số oxi hóa mà kim loại có thể đạt được. Ví dụ: Sắt có các cặp Fe2+/Fe, Fe3+/Fe2+.

d. Sai. Trong mọi phản ứng oxi hóa khử luôn xảy ra đồng thời quá trình oxi hóa và khử. Chất bị oxi hóa sẽ nhường electron cho chất bị khử.

Câu 2.

a, c đúng

b. Sai. Thế điện cực chuẩn càng lớn, tính khử của dạng khử càng nhỏ, tính oxi hóa của dạng oxi hóa càng lớn

d. Sai. Thế điện cực chuẩn là một đại lượng đặc trưng cho khả năng oxi hóa khử của một cặp oxi hóa khử. So sánh thế điện cực chuẩn của các cặp khác nhau cho phép ta so sánh tương đối tính oxi hóa khử của chúng.

Câu 3. b, d đúng

a. Sai. Giá trị thế điện cực chuẩn lớn dương cho thấy ion Au3+ có tính oxi hóa rất mạnh, tức là vàng kim loại (Au) có tính khử rất yếu.

c. Sai. Ngược lại, ion Au3+ có tính oxi hóa mạnh hơn nhiều so với các ion kim loại khác như Fe2+, Al3+.

Câu 4.

b, c, d đúng

a sai tính oxi hóa: Ag+ > Fe3+.

Câu 5.

a, d đúng

b sai không thể thay thế FeSO4 bằng FeS vì chất này không tan, không tạo dung dịch.

c sai nếu A là Cu thì kim sau khi phản ứng không xảy ra.

Câu 6.

a, d đúng

b sai Zn2+ có tính oxi hóa yếu hơn Fe2+.

c sai thứ tự tính khử tăng dần là Zn > Fe > Al

Câu 7. b, c, d đúng

a sai vì X chỉ có kim loại Cu dư.

Câu 8.

a, b, d đúng

c. Sai. Trong một số điều kiện nhất định, dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố có thể phản ứng với nhau để tạo thành một dạng trung gian hoặc cân bằng giữa hai dạng.

Ví dụ: I2 + I- ⇌ I3-.

Câu 9.

a, b, d đúng

c) Sai. Vì X bị ăn mòn (bị oxi hóa) chứng tỏ X dễ nhường electron hơn Y. Do đó, tính khử của X mạnh hơn Y.

Câu 10. a, b đúng

c. Sai, vì Na sẽ phản ứng với nước tạo NaOH, khi đó Cu2+ sẽ phản ứng tạo kết tủa Cu(OH)2.

d. Sai, Ngược lại, Cu có tính khử yếu hơn Na, nên Cu không thể khử được ion Na+.

👉 Chi tiết bộ câu hỏi, đáp án hướng dẫn chi tiết trong FILE TẢI VỀ 

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Chuyên đề Hóa 12

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng