100 câu trắc nghiệm Amin, Amino Axit, Protein có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 3)
Câu hỏi trắc nghiệm Amin - Amino Axit - Protein
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc 100 câu trắc nghiệm Amin, Amino Axit, Protein có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 3). Hy vọng qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ giải bài tập Hóa học 12 nhanh và chính xác hơn.
Câu 71: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Một peptit có n mắt xích → nmat xich/npeptit = n (mắt xích)
Vậy peptit X có số mắt xích là: n = (3+1)/1 = 4 (mắt xích)
Peptit có n mắt xích thì sẽ có (n - 1) liên kết peptit.
→ Số liên kết peptit trong phân tử X là 3.
→ Đáp án C
Câu 72: Đipeptit X có công thức: H2NCH2CO-NHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là:
A. Gly - Ala
B. Gly - Ala
C. Ala - Gly
D. Ala - Val
H2NCH2CO-NHCH(CH3)COOH do amino axit Glysin H2NCH2COOH và amino axit Ala NH2CH(CH3)COOH tạo thành.
→ Đáp án B
Câu 73: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Khi cho quỳ tím vào dung dịch muối natri của glyxin.
B. Liên kết giữa nhóm NH với CO được gọi là liên kết peptit.
C. Có 3 α - amino axit có thể tạo tối đa 6 tripeptit.
D. Mọi peptit đều có phản ứng tạo màu biure.
Liên kết giữa nhóm NH với CO giữa các α - amino axit được gọi là liên kết peptit. → B sai.
Có 3 α - amino axit có thể tạo tối đa 8 tripeptit → C sai.
Đipeptit không có phản ứng tạo màu biure → D sai.
→ Đáp án A
Câu 74: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. H2N-CH2-COOH
B. CH3COONH4
C. NaHCO3
D. H2N-C6H4-NH2
H2N-C6H4-NH2 có chỉ có một loại nhóm chức NH2 có tính bazơ nên H2N-C6H4-NH2 không có tính lưỡng tính.
→ Đáp án D
Câu 75: Chất nào sau đây có phản ứng màu biure?
A. Ala - Val - Gly
B. Glucozơ
C. Glyxerol
D. Gly - Ala
Từ tripeptit trở đi có phản ứng màu biure.
→ Đáp án A
Câu 76: Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là:
A. Màu xanh lam
B. Màu vàng
C. Màu đỏ máu
D. Màu tím
Lòng trắng trứng có thành phần là protein. Protein có phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra phức có màu tím đặc trưng.
→ Đáp án D
Câu 77: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipetit Ala-Gly; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là
A. Gly, Val
B. Ala, Val
C. Gly, Gly
D. Ala, Gly
Ghép peptit bắt đầu từ sản phẩm có nhiều mắt xích nhất:
Gly - Gly - Val + Gly - Ala + Ala - Gly → pentapeptit X là Gly - Ala - Gly - Val
→ Đầu N là Gly, đầu C là Val.
→ Đáp án A
Câu 78: Thuỷ phân hợp chất sau thu được các aminoaxit
A. H2N-CH2-COOH; H2N-CH(CH2-COOH)-CO-NH2 và H2N-CH(CH2-C6H5)-COOH
B. H2N-CH2-COOH; HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH.
C. H2N-CH2-COOH; H2N-CH2-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH(NH2)-COOH.
D. H2N-CH2-COOH; HOOC-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH(NH2)-COOH.
H2N-CH2-CO-NH-CH(CH2-COOH)-CO-NH-CH(CH2-C6H5)-CO-NH-CH2-COOH + 3H2O -to→ 2H2N-CH2-HCOOH + H2N-CH(CH2-COOH)-COOH + H2N-CH(CH2-C6H5)-COOH
→ Thu được các amino axit là H2N-CH2-COOH; H2N-CH(CH2-COOH)-COOH, H2N-CH(CH2-C6H5)-COOH
→ Đáp án B
Câu 79: Câu nào sau đây không đúng?
A. Thủy phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho 1 hỗn hợp các muối.
B. Phân tử khối của 1 amino axit (gồm 1 chức NH2 và 1 chức COOH) luôn luôn là số lẻ.
C. Các amino axit đều tan trong nước.
D. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ đổi màu.
D sai, khi nhóm -COOH nhiều hơn nhóm NH2 thì quỳ tím đổi màu đỏ, ngược lại thì quỳ tím đổi màu xanh A đúng, vì sau khi thủy phân, các axit amin sẽ tác dụng với axit hoặc kiềm để tạo muối
B đúng, NH2CnH2n-2kCOOH: 14n - 2k + 61 luôn lẻ
→ Đáp án D
Câu 80: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-.
D. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-.
Sau khi thủy phân được NH2−CH2−COOH, NH2−CH(CH3) −COOH, sẽ tác dụng luôn với HCl dư được H2N+−CH2−COOH−Cl- ; H2N+−CH(CH3)-COOHCl-
→ Đáp án D
Câu 81: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Protein là những polipeptit cao phân tử có thành phần chính là các chuỗi polipeptit.
B. Protein rất ít tan trong nước lạnh và tan nhiều trong nước nóng.
C. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu vàng.
D. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng xuất hiện màu tím đặc trưng.
B sai, protein hình sợi không tan trong nước, protein hình cầu tan tron nước tạo thành dung dịch keo, còn ở trong nước nóng, protein đông tụ tách ra khỏi dung dịch
→ Đáp án B
Câu 82: Thuốc thử cần dùng để phân biệt các dung dịch riêng biệt mất nhãn: glucozơ, glixerol, alanylglyxylvalin, anđehit axetic, ancol etylic là
A. Cu(OH)2/dung dịch NaOH.
B. nước brom.
C. AgNO3/dung dịch NH3.
D. Na.
Ta dùng Cu(OH)2/dung dịch NaOH
• Ở nhiệt độ thường khi cho Cu(OH)2/dung dịch NaOH vào từng dung dịch thì
+) Glucozơ và glixerol xuất hiện phức màu xanh
2C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O + Ananylglyxylvalin có màu tím đặc trưng
• Khi đun nóng thì glucozơ và anđehit axetic có màu đỏ Cu2O xuất hiện
CH2OH−[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH -to→ CH2OH−[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O
CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH -to→ CH3COONa + Cu2O + 3H2O
• Ancol etylic không có hiện tượng gì.
→ Đáp án A
Câu 83: Thủy phân octapetit mạch hở X: Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala thì thu được tối đa bao nhiêu tripeptit có chứa Gly?
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 6.
Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala có thể thủy phân ra các tripeptit có chứa Gly là Gly-Phe-Tyr, Tyr-Lys-Gly, Lys-Gly-Phe → Có 3 sản phẩm.
→ Đáp án B
Câu 84: Thuỷ phân hoàn toàn 1,0 mol hợp chất:
H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH thì thu được nhiều nhất bao nhiêu mol α-amino axit?
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Thủy phân hoàn toàn sẽ thu được: 2 mol Alanin, 1 mol Glyxin, 1 mol Phenylalanin và 1 amino axit không phải là α-amino axit
→ Đáp án D
Câu 85: Có bao nhiêu loại tripeptit chứa 3 loại gốc aminoaxit khác nhau?
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Có 3 loại gốc aminoaxit khác nhau thì số đồng phân peptit sẽ là 3! = 6 → Đáp án đúng là đáp án A
→ Đáp án A
Câu 86: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Isoamyl axetat có mùi chuối chín.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
D. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc glucozơ.
Nhiều protein tan trong nước tạo thành dung dịch keo → không phải tất cả.
→ Đáp án B
Câu 87: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu phenolphtalein.
D. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu vàng.
Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu trắng.
→ Đáp án D
Câu 88: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.
D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện dung dịch màu tím của phức.
→ Đáp án D
Câu 89: Nhằm đạt lợi ích kinh tế, một số trang trại chăn nuôi heo đã bất chấp thủ đoạn dùng một số hóa chất cấm để trộn vào thức ăn với liều lượng cao trong đó có Salbutamol. Salbutamol giúp heo lớn nhanh, tỉ lệ nạc cao. Màu sắc thịt đỏ hơn. Nếu con người ăn phải thịt heo được nuôi có sử dụng Salbutamol thì sẽ gây ra nhược cơ, giảm vận động của cơ, khớp khiến cơ thể phát triển không bình thường. Salbutamol có công thức cấu tạo thu gọn nhất như sau:
Salbutamol có công thức phân tử là:
A. C13H22O3N
B. C13H19O3N
B. C13H20O3N
D. C13H21O3N
Salbutamol có CTPT là C13H21O3N
→ Đáp án D
Câu 90: Chất không có khả năng làm xanh quỳ tím là:
A. amoniac
B. kali hidroxit
C. anilin
D. lysin
Anilin không có khả năng làm xanh quỳ tím.
Amoniac, dd bazơ và dd aminoaxit có số nhóm NH2 lớn hơn số nhóm COOH đều có khả năng làm xanh quỳ tím.
→ Đáp án C
Câu 91: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thí nghiệm | Hiện tượng |
X | Tác dụng với Cu(OH)2 | Hợp chất màu tím |
Y | Quì tím ẩm | Quì đổi xanh |
Z | Tác dụng với dung dịch Br2 | Dung dịch mất màu và có kết tủa trắng |
T | Tác dụng với dung dịch Br2 | Dung dịch mất màu |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là :
A. Acrilonitrin, Anilin, Gly-Ala-Ala, Metylamin.
B. Gly-Ala-Ala, Metylamin, Acrilonitrin, Anilin.
C. Gly-Ala-Ala, Metylamin, Acrilonitrin, Anilin.
D. Metylamin, Anilin, Gly-Ala-Ala, Acrilonitrin.
X + Cu(OH)2 → màu tím → X phải là tripeptit trở lên → loại A và D.
Z + Br2 → Kết tủa trắng → Anilin chứ không thể là acrilonitrin → loại C.
→ Đáp án B
Câu 92: Cho các phát biểu:
(1) Protein phản ứng màu biure Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho màu tím đặc trưng.
(2) Protein dạng sợi tan trong nước tạo dung dịch keo.
(3) Protein tác dụng với HNO3 đặc, cho kết tủa vàng.
(4) Protein đều là chất lỏng ở điều kiện thường.
Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Các phát biểu đúng là (1), (3)
(2) sai phải là protein hình cầu.
(4) sai phải là chất rắn ở điều kiện thường.
→ Đáp án A
Câu 93: Chất A có công thức phân tử C3H12N2O3. Chất B có công thức phân tử là CH4N2O. A, B lần lượt phản ứng với dung dịch HCl cũng cho ra một khí Z. Mặt khác, khi cho A, B tác dụng với dung dịch NaOH thì A cho khí X còn B cho khí Y.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Z vừa phản ứng được với NaOH vừa phản ứng được với HCl.
B. X, Y, Z phản ứng được với dung dịch NaOH.
C. MZ > MY > MX.
D. X, Y làm quỳ tím hóa xanh.
A có dạng CnH2n+6O3N2 (n ≥ 2) là muối cacbonat của amin → A có CTCT: (CH3NH2)2CO3.
B là đạm ure (NH2)2CO
(CH3NH3)2CO3 + 2NaOH → 2CH3NH2 + Na2CO3 + 2H2O
(NH2)2CO + NaOH → Na2CO3 + 2NH3
(CH3NH3)2CO3 + 2HCl → 2CH3NH3Cl + CO2 + 2H2O
(NH2)2CO + HCl → CO2 + H2O + 2NH4Cl
→ Z là CO2
X là CH3NH2 và Y là NH3.
→ Đáp án D
Câu 94: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH(CH3)COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là:
A. natri kim loại
B. dung dịch HCl
C. dung dịch NaOH
D. Quỳ tím
Quỳ tím:
+) Amin có tính bazơ làm quỳ tím hóa xanh (C2H5NH2)
+) Axitaxetic làm quỳ tím hóa đỏ (CH3COOH)
+) Aminoaxit có số nhóm NH2 bằng số nhóm COOH (H2NCH(CH3)COOH) quỳ tím không đổi màu.
→ Đáp án D
Câu 95: Tiến hành các thí nghiệm sau với dung dịch X chứa lòng trắng trứng:
- Thí nghiệm 1: Đun sôi dung dịch X.
- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HCl vào dung dịch X, đun nóng.
- Thí nghiệm 3: Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch X, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào.
- Thí nghiệm 4: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X, đun nóng.
- Thí nghiệm 5: Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X, đun nóng.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Lòng trắng trứng chính là protein (polipeptit) → Thể hiện đầy đủ tính chất của polipeptit.
TN2: Phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
TN3: Phản ứng màu biurê.
TN4: Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.
→ Đáp án A
Câu 96: Cho các dãy chuyển hóa:
Alanin -+NaOH→ A -+HCl→ X;
Glyxin -+HCl→ B -+NaOH→ Y.
Các chất X, Y tương ứng là:
A. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa
B. ClH3NCH2COONa và ClH3NCH(CH3)COONa
C. CH3CH(NH3Cl)COOH và H2NCH2COONa
D. ClH3NCH2COOH và H2NCH(CH3)COONa
→ Đáp án C
Câu 97: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. Phân tử khối của amino axit có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH luôn luôn là một số lẻ.
C. Dung dịch CH3NH2 làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
D. Ở điều kiện thường, có 3 amin no, mạch hở, đơn chức tồn tại trạng thái khí.
Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. → A sai.
Dung dịch CH3NH2 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. → C sai.
Ở điều kiện thường, có 4 amin no, mạch hở, đơn chức tồn tại trạng thái khí. → D sai.
→ Đáp án B
Câu 98: Dùng hóa chất nào để phân biệt được: tinh bột, glixerin, lòng trắng trứng?
A. HNO3
B. Cu(OH)2
C. I2
D. Giấy quì
Trích mẫu thử, đánh số thứ tự.
- Ống nghiệm tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam → glixerin.
- Ống nghiệm tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức màu tím → lòng trắng trứng (protein).
- Ống nghiệm tác dụng với Cu(OH)2 không có hiện tượng → tính bột.
→ Đáp án B
Câu 99: Trong 12 dung dịch: Phenylamoni clorua; Anilin; Natri phenolat; Phenol; Amoni clorua; Amoniac; Axit axetic; Natri axetat; Etanol; Natri etylat; Natri clorua; Xôđa (Na2CO3), có bao nhiêu dung dịch làm đổi màu quì tím?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Các dung dịch làm đổi màu quỳ tím là: phenylamoniclorua, natri phenolat, amoni clorua, amoniac, axit axetic, natri axetat, natri etylat, xôđa (Na2CO3).
→ Đáp án C
Câu 100: Cho 0,1 mol hỗn hợp (C2H5)2NH và NH2CH2COOH tác dụng vừa hết với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 300.
B. 150.
C. 200.
D. 100.
Do các amin đều đơn chức nên ta có: nHCl = namin = 0,1 mol
⇒ V = 0,1 lít = 100 ml
→ Đáp án D
- Dạng bài tập phản ứng trùng ngưng của Amino Axit
- Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết ứng dụng và điều chế Amino Axit
- Dạng bài tập phản ứng màu biure của Peptit
- Các phản ứng thủy phân Peptit và Protein
- Các phản ứng màu đặc trưng của Protein
- 100 câu trắc nghiệm Amin, Amino Axit, Protein có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 1)
- 100 câu trắc nghiệm Amin, Amino Axit, Protein có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 2)
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn 100 câu trắc nghiệm Amin, Amino Axit, Protein có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 3). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.