Dạng bài tập phản ứng màu biure của Peptit

Chuyên đề Hóa học 12 Dạng bài tập phản ứng màu biure của Peptit. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn giải Hóa học 12 chính xác hơn. Mời các bạn tham khảo.

Hóa học 12: Dạng bài tập phản ứng màu biure của Peptit

Phản ứng màu biure của Peptit

Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên với ion đồng.

Ví dụ minh họa phản ứng màu biure của Peptit

Câu 1: Peptit nào dưới đây không có phản ứng màu biure?

A. Ala-Gly-Gly

B. Ala- Gly

C. Ala- Ala- Gly- Gly

D. Gly – Ala – Gly

Đipeptit không có phản ứng màu biure.

→ Đáp án

Câu 2: Cho các phát biểu:

(1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure

(2) Protein phản ứng màu biure Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho màu tím đặc trưng.

(3) Protein tác dụng với HNO3 đặc, cho kết tủa vàng.

(4) Khi đun nóng dung dịch peptit với axit, sản phẩm cho phản ứng màu biure

Số phát biểu đúng là:

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

(1). Sai, Các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên mới có phản ứng này.

(2). Đúng, protein là polipeptit (có trên 2 liên kết peptit) nên tham gia phản ứng biure với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho màu tính xanh.

(3). Đúng, trong protêin có chứa –C6H4-OH của một số gốc amino axit đã phản ứng với HNO3 tạo sản phẩm có nhóm –NO2 có màu vàng.

4). Sai, Khi đun nóng dung dịch peptit với axit hoặc kiềm, peptit bị thủy phân nên không còn phản ứng màu biure

Vậy có 2 phát biểu đúng là (2) và (3).

→ Đáp án A

Câu 3: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là:

A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

B. dung dịch NaCl.

C. dung dịch HCl.

D. dung dịch NaOH

Đipeptit không có phản ứng màu biure nên Gly – Ala – Gly có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm cho dung dịch màu xanh tím.

→ Đáp án A

Câu 4: Cho các loại hợp chất sau:(1) đipeptit; (2) polipeptit ; (3) protein; (4) lipit ; (5) đisaccarit. Có bao nhiêu hợp chất tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường?

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

Các chất tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là:

(2) polipeptit ; (3) protein; (5) đisaccarit.

- Polipeptit và protein có phản ứng màu biure đặc trưng với Cu(OH)2 (đipeptit không có phản ứng này)

- Đisaccarit phản ứng với Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh.

→ Đáp án D

Câu 5: Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Các amin đều có tính bazơ vì thế dung dịch của chúng đều làm quì tím hóa xanh.

B. Các amino axit đều có tính lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím.

C. Các peptit đều cho được phản ứng màu biure.

D. CH3-CH(NH2)COOH có tên thay thế là α-aminopropanoic.

A sai ví dụ anilin không làm đổi màu quỳ tím

B sai vì các aminoaxit có số nhóm -NH2 bằng số nhóm -COOH thì mới không làm đổi màu quỳ tím

C sai vì đipeptit không tham gia phản ứng màu biure

→ Đáp án D

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Dạng bài tập phản ứng màu biure của Peptit. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 4.867
Sắp xếp theo

Chuyên đề Hóa 12

Xem thêm