100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 3)
Câu hỏi trắc nghiệm Cacbohiđrat nâng cao
Chuyên đề Hóa học 12 100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 3). Nội dung tài liệu các bạn sẽ giải nhanh bài tập Hóa học 12 chính xác hơn. Mời các bạn tham khảo.
Câu 71. Để phân biệt bột gạo với vôi bột, bột thạch cao (CaSO4.2H2O), bột đá vôi (CaCO3) có thể dùng chất nào cho dưới đây?
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch I2 (cồn iot)
D. Dung dịch quì tím
Ta dùng dd I2 khi đó bột gạo (chín) sẽ tạo màu xanh tím
→ Đáp án C
Câu 72. Đun nóng dung dịch có 8,55 gam cacbohiđrat A với lượng nhỏ HCl. Cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 hình thành 10,8 gam Ag kết tủa. A có thể là:
A. xenlulozơ.
B. fructozơ.
C. glucozơ.
D. saccarozơ.
Từ 4 đáp án, ta coi A là 1 polime tạo từ n gốc monome, và mỗi monome đều tạo Ag (dù là fructozo)
nAg = 0,1 mol ⇒ nmonome = 0,05 mol ⇒ nA = 0,05/n ⇒ MA = 171n
Do đó, n = 2, MA = 342 (saccarozo hoặc mantozo)
→ Đáp án D
Câu 73. Cho m g glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 g Ag. Cũng m g hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 g Br2 trong dd. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là:
A. 0,05 mol và 0,15 mol
B. 0,10 mol và 0,15 mol.
C. 0,2 mol và 0,2 mol
D. 0,05 mol và 0,35 mol.
nAg = 0,4 mol, suy ra tổng số mol glucozo và fructozo là 0,2 mol.
\(n_{Br_2}\) = 0,05 mol ⇒ số mol glucozo trong hỗn hợp cũng là 0,05 mol ⇒ số mol fructozo là 0,15 mol
→ Đáp án A
Câu 74. Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiệu suất chung của cả quá trình là 60% thì khối lượng C2H5OH thu được từ 32,4 gam xeluluzơ là:
A. 11,04 gam.
B. 30,67 gam.
C. 12,04 gam.
D. 18,4 gam.
Sơ đồ phản ứng:
Số gam xenlulozơ đã tham gia phản ứng là 32,4.60%. Gọi x là số gam ancol etylic được tạo thành.
Theo (1) và giả thiết ta có:
→ Đáp án A
Câu 75. Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?
A. Mantozơ
B. Glucozơ
C. Fructozơ
D. Saccarozơ.
Nhóm -CHO của phân tử glucose, khi tham gia tạo liên kết với fructose (để tạo saccarozo) không thể chuyển dạng (giữa -CHO và CH2OH) nên saccarozo không có tính chất của andehit
⇒ Không có phản ứng tráng bạc
→ Đáp án D
Câu 76. Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
A. 486
B. 297
C. 405
D. 324
Theo bài ra, ta có:
mgiảm = mkết tủa - \(m_{CO_2}\)
⇒ \(m_{CO_2}\) = 198(g) ⇒ \(n_{CO_2}\)= 4,5(mol)
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH + 2nCO2
mtinh bột = 4,5. 162 = 364.5(g)
mà H = 90% ⇒ mtinh bột thực tế = 405(g)
→ Đáp án C
Câu 77. Hòa tan m gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ vào nước thu được dung dịch A. Chia A thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam kết tủa. Phần thứ hai đun hồi lâu trong môi trường axit (HCl loãng) thu được dung dịch B Dung dịch B phản ứng vừa hết với 40 gam Br2 trong dung dịch. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Khối lượng m bằng:
A. 68,4 gam
B. 273,6 gam
C. 205,2 gam
D. 136,8 gam
Giả sử trong mỗi phần có x mol saccarozo và y mol mantozo
+) Phần 1: nAg = 2 nmantozo ⇒ 2y = 0,1
+) Phần 2 : \(n_{Br_2}\) = nGlucozo tạo thành = x + 2y ⇒ x + 2y = 40/160
⇒ x = 0,15; y = 0,05
⇒ m/2 = 342.(x + y) = 68,4 ⇒ m = 136,8 (g)
→ Đáp án D
Câu 78. Cho bốn ống nghiệm mất nhãn chứa 4 dung dịch sau: glucozơ, glixerol, etanol. Có thể dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây nhận biết chúng?
A. Cu(OH)2 trong kiềm đun nóng.
B. Dung dịch AgNO3 / NH3
C. Kim loại natri
D. Dung dịch nước brom
Cho Cu(OH)2 lần lượt vào 3 mẫu thử
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol
- Hai mẫu thử còn lại tạo dung dịch màu xanh, sau đó đun nhẹ hai dung dịch này:
+ Dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch là glucozo.
+ Dung dịch vẫn màu xanh là glixerol.
Phương trình hóa học:
HOCH2[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → HOCH2[CHOH]4COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O
Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → 2H2O + [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh)
→ Đáp án A
Câu 79. Cho dung dịch chứa 3,51 gam hỗn hợp gồm saccarozơ và glucozơ phản ứng AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag. Vậy phần trăm theo khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 48,72%
B. 48,24%
C. 51,23%
D. 55,23%
Sơ đồ phản ứng
CH2OH – [CHOH]4 – CHO (0,01) → 2Ag (0,02)
Vậy:
%mglucozo = [(0,01×180)/3,51] x 100% = 51,28%
%msaccarozo = 100% - 51,28% = 48,72%
→ Đáp án A
Câu 80. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CO2 → X → Y → Z → T → PE. Các chất X, Y, Z là:
A. tinh bột, xenlulozo, ancol etylic, etilen.
B. tinh bột, glucozo, ancol etylic, etilen.
C. tinh bột, saccarozo, andehit, etilen.
D. tinh bột, glucozo, andêhit, etilen.
CO2 quang hợp thành tinh bột, lên men ra glucozo, từ glucozo lên men ra rượu rồi tách nước tạo ra etilen
→ Đáp án B
Câu 81. Dãy các chất đều có thể tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là
A. fructozơ, saccarozơ và tinh bột
B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ
C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ
D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ
Saccarozo là đisaccarit, tinh bột và xenlulozo là polisaccarit nên có phản ứng thủy phân.
→ Đáp án B
Câu 82. Biết CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí, thể tích không khí (đktc) cần cung cấp cho cây xanh quang hợp để tạo 162 gam tinh bột là:
A. 112.103 lít.
B. 448.103 lít.
C. 336.103 lít.
D. 224.103 lít.
Phương trình phản ứng:
⇒ m = 6.44 gam hay 6 mol
⇒ thể tích không khí cần l:
→ Đáp án B
Câu 83. Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 0,80 kg.
B. 0,90 kg.
C. 0,99 kg.
D. 0,89 kg.
Phương trình phản ứng:
→ Đáp án D
Câu 84. Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được 100ml dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 2,7 gam
B. 3,42 gam
C. 3,24 gam
D. 2,16 gam
C5H6(OH)5(CH=O) → 2Ag
⇒ mglucozo = (3,24 x 180)/216 = 2,7 (gam)
Vậy msaccarozo = 6,12 – 27 = 3,42 (gam)
→ Đáp án B
Câu 85. Lấy 34,2 gam gluxit X trộn với 65,8g dung dịch H2SO4 loãng (t0). Phản ứng kết thúc thu được 2 chất hữu cơ đồng phân A và B. Công thức của X và nồng độ % của A trong dung dịch thu được là
A. C18H32O16 và 18%.
B. C12H22O11 và 15%.
C. C6H12O6 và 18%.
D. C12H22O11 và 18%.
X -H2SO4→ A + B (đồng phân) ⇒ X là saccarozo C12H22O11
nA = nB = nX = 34,2/342 = 0,1 mol ⇒ mA = 180 g
⇒ %A = 18/(34,2+65,8) = 18%
→ Đáp án D
Câu 86. Từ m kg nho chín chứa 40% đường nho, để sản xuất được 1000 lít rượu vang 20o. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8gam/ml và hao phí 10% lượng đường. Tính giá trị của m là?
A. 860,75kg
B. 8700,00kg
C. 8607,5kg
D. 869,56kg
Theo bài ra ta có số mol rượu:
\(n_{C_2H_5OH}\) = 1000 . 20% . 0,8 : 46 = 80/23 mol
⇒ Số mol glucozo trong nho là: 80/23 : 2 : 0,9 = 400/207.
⇒ Số kg nho: m = 400/207 : 40 . 100 . 180 = 869,565 kg
→ Đáp án D
Câu 87. Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch gồm glixeron, andehit axetic, glucozơ. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các lọ trên?
A. Qùy tím và AgNO3/NH3
B. CaCO3/Cu(OH)2
C. CuO và dd Br2
D. AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/OH- đun nóng
- AgNO3/NH3nhận biết anđehit axetic.
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O -to→ CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
Cu(OH)2 phân biệt được glucozo và glixerol khi đun nhẹ.
HOCH2[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → HOCH2[CHOH]4COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O
Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → 2H2O + [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh)
→ Đáp án D
Câu 88. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anđehit fomic, axit axetic, glucozơ, glixerol thu được 29,12 lit CO2 (đktc) và 27 gam H2O. Phần trăm về khối lượng của glixerol trong hỗn hợp có giá trị là
A. 35,1%
B. 23,4%
C. 43,8%
D. 46,7%
Ta coi: HCHO, C2H4O2, C6H12O6 là HCHO. Hỗn hợp gồm HCHO và C3H8O3
Gọi nHCHO = x; \(n_{C_3H_8O_3}\) = y
⇒ % C3H8O3 = (0,2.92)/(0,7.30 + 0,2.92) = 46,7 %
→ Đáp án D
Câu 89. Đi từ 150 gam tinh bột sẽ điều chế được bao nhiêu ml ancol etylic 46o bằng phương pháp lên men ancol? Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 81% và d = 0,8 g/ml.
A. 46,875 ml.
B. 93,75 ml.
C. 21,5625 ml.
D. 187,5 ml.
C6H10O5 + H2O -(lên men rượu)→ C6H12O6 (1)
C6H12O6 -(lên men rượu)→ 2C2H5OH + 2CO2 (2)
Khối lượng tinh bột tham gia phản ứng là: 150. 81% = 121,5 gam.
\(n_{C_6H_{10}O_5}\) = \(n_{C_6H_{12}O_6}\) = \(1/2n_{C_2H_5OH}\) ⇒ \(n_{C_2H_5OH}\) = \(2n_{C_6H_{10}O_5}\) = (2.121,5)/162 = 1,5 mol.
Thể tích ancol nguyên chất là:
\(V_{C_2H_5OH}\)nguyên chất = (1,5.46)/0,8 = 86,25 ml ⇒ \(V_{C_2H_5OH_{46}o}\) = 86,25/22,4 = 187,5 ml
→ Đáp án D
Câu 90. Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 15 gam Ag, nồng độ của dung dịch glucozơ là:
A. 5%.
B. 10%.
C. 15%.
D. 30%.
Phương trình phản ứng:
CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O
CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
Theo phương trình phản ứng ta thấy:
Nồng độ phần trăm của dung dịch glucozơ là:
→ Đáp án A
Câu 91. Hỗn hợp X gồm m1 gam mantozơ và m2 gam tinh bột. Chia X làm hai phần bằng nhau.
- Phần 1: Hoà tan trong nước dư, lọc lấy dd mantozơ rồi cho phản ứng hết với AgNO3/NH3 được 0,03 mol Ag.
- Phần 2: Đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng để thực hiện phản ứng thủy phân. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH sau đó cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng hết với AgNO3/NH3 được 0,11 mol Ag. Giá trị của m1 và m2 là.
A. m1 = 10,26; m2 = 8,1
B. m1 = 10,26; m2 = 4,05
C. m1 = 5,13; m2 = 4,05
D. m1 = 5,13; m2 = 8,1
+) Phần 1: nmantozo = 0,03. 0,5 = 0,015 mol
+) Phần 2: Gọi số mol Glucozo do thủy phân tinh bột là x
Mantozo thủy phân tạo nGlucozo = 2nmantozo = 0,03 mol
Do đó: 2.(x + 0,03) = nAg ⇒ x = 0,025
Như vậy: m1/2 = 0,015. 342 = 5,13; m2/2 = 0,025.162 = 4,05
⇒ m1 = 10,26; m2 = 8,1
→ Đáp án A
Câu 92. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là:
A. 2,97 tấn.
B. 3,67 tấn.
C. 2,20 tấn.
D. 1,10 tấn.
→ Đáp án C
Câu 93. Khi đốt cháy một cacbohiđrat X được \(m_{H_2O}\) : \(m_{CO_2}\) = 33:88. Công thức phân tử của X là
A. C6H12O6.
B. C12H22O11.
C. (C6H10O5)n.
D. Cn(H2O)m.
Ta có: \(m_{H_2O}\): \(m_{CO_2}\)= 33:88 ⇒ H : C = 66/18 : 88/44 = 11 : 6
⇒ X là C12H22O11.
→ Đáp án B
Câu 94. Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là:
A. 60%.
B. 40%.
C. 80%.
D. 54%.
Phương trình phản ứng:
C6H12O6 -(lên men rượu)→ 2C2H5OH + 2CO2 (1)
\(n_{C_2H_5OH}\) = 92/46 = 2 mol ⇒ \(n_{C_6H_{12}O_6}\) = \(n_{C_2H_5OH}\)/2 = 1mol
Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là: H = (180/300).100% = 60%.
→ Đáp án A
Câu 95. Thực hiện phản ứng thủy phân a mol mantozo trong môi trường axit (hiệu suất thủy phân là h). Trung hòa axit bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với AgNO3/NH3 dư, thu được b mol Ag. Mối liên hệ giữa h, a và b là:
A. h = (b-2a)/2a
B. h = (b-a)/2a
C. h = (b-a)/a
D. h = (2b-a)/a
Hiệu suất thủy phân là h thì số mol glucozo sau phản ứng là 2.a.h và số mol mantozo dư là a(1-h).
⇒ Số mol Ag là: b = 2.2.a.h + 2.a.(1-h) ⇒ b = 2ah + 2a
⇒ h = (b-2a)/2a
→ Đáp án A
Câu 96. Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là:
A.0,090 mol.
B. 0,095 mol.
C. 0,12 mol.
D. 0,06 mol.
Vì hiệu suất phản ứng thủy phân là 75% nên tổng số mol mantozơ và saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân là (0,02 + 0,01).75% = 0,0225 mol.
Số mol của mantozơ dư sau phản ứng thủy phân là 0,01.25% = 0,0025 mol.
Sơ đồ phản ứng:
C12H22O11 (gồm mantozơ và saccarozơ phản ứng) → 2C6H12O6 → 4Ag (1)
C12H22O11 (mantozơ dư) → 2Ag (2)
Saccarozơ dư không tham gia phản ứng tráng gương.
Theo sơ đồ (1) và (2) suy ra tổng số mol Ag tạo ra là 0,095 mol.
→ Đáp án B
Câu 97. Xenlulozo trinitrat được điều chế từ xenlulozo và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozo trinitrat, cần dựng dùng dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là:
A. 30 kg
B. 42kg
C. 21kg
D. 10kg
Phương trình:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3(đặc) → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
\(n_{HNO_3}\) = 3n[C6H7O2(ONO2)3]n = (3.29.7)/297 = 0,3 mol
Do hiệu suất chỉ đạt 90% nên \(m_{HNO_3}\) = (0,3.63)/0.9 = 21kg
→ Đáp án C
Câu 98. Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 gam/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20%):
A. 55 lít.
B. 81 lít.
C. 49 lít.
D. 70 lít.
Vì lượng HNO3 hao hụt 20% nên hiệu suất phản ứng chỉ đạt 80%. Gọi x là số kg HNO3 đem phản ứng thì lượng HNO3 phản ứng là x.80% kg.
Phương trình phản ứng:
Theo (1) và giả thiết ta thấy khối lượng HNO3 nguyên chất đã tham gia phản ứng là:
Thể tích dung dịch HNO3 nguyên chất cần dùng là:
\(V_{ddHNO_367,5\%}\) = 105/1,5 = 70 lít
→ Đáp án D
Câu 99. Thủy phân hoàn toàn 100 gam dung dịch nước rỉ đường (nước sinh ra trong quá trình sản xuất đường saccarozo từ mía) thu được dung dịch, pha loãng thành 100 ml dung dịch X. Lấy 10 ml dung dịch X cho tham gia phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm với sự có mặt của NaOH và NH3 thu được 0,648 gam Ag. Tính nồng độ của saccarozo trong dung dịch nước rỉ đường.
A. 5.21
B. 3,18
C. 5,13
D. 4,34
Saccarozo + H2O -to→ Glucozo + Fructozo
C12H22O11 + H2O -to→ C6H12O6 + C6H12O6
Trong môi trường kiềm cả glucozo và fructozo đều có phản ứng tráng gương:
C6H12O6 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C6H11O7NH4 + 2Ag + 2NH4NO3
⇒ nsaccarozo = 1/4 nAg = 1,5.10-3 (mol)
⇒ %msaccarozo = 5,13%
→ Đáp án C
Câu 100. Cho 34,2 gam mẫu saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu saccarozơ trên?
A. 1%
B. 99%
C. 90%
D. 10%
Giả sử có x gam mantozo ⇒ msaccarozo = 34,2 - x (g)
nAg = 2nmantozo ⇒ x = 0,342 gam
⇒ Độ tinh khiết là: (34,2-x)/34,2 = (34,2-0,342)/34,2 = 99%
→ Đáp án B
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Phản ứng thủy phân Tinh bột, Xenlulozơ
- Xác định công thức phân tử Cacbohidrat
- 100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 1)
- 100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 2)
- 100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 3)
- 100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1)
- 100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn 100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 3). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.