35 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Polime có đáp án
Trắc nghiệm hóa 12 polime
Chuyên đề Hóa học 12: 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Polime có đáp án. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn hocjsinh có thêm bài tập luyện tập cho dạng bài tập Polime. Cũng như học tập, giải bài tập Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo nội dung tài liệu dưới đây.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan:
- Dạng bài tập về phân loại tơ Có đáp án
- Polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?
- Tơ lapsan thuộc loại nào? Điều chế tơ Lapan
- Tơ capron thuộc loại - Điều chế Tơ capron
Bài 1: Polime không có nhiệt độ nóng chảy cố định vì:
A. có lẫn tạp chất.
B. có liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. là tập hợp nhiều loại phân tử, có cấu tạo mắt xích như nhau nhưng số lượng mắt xích trong phân tử khác nhau.
D. có khối lượng phân tử rất lớn và cấu trúc phân tử phức tạp.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: C
Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định vì mỗi polime thường là 1 hỗn hợp các phân tử với hệ số trùng hợp khác nhau. Vì vậy polime có nhiệt độ nóng chảy dao động trong một khoảng nhiệt độ nào đó.
Bài 2: Tơ nilon-6 thuộc loại:
A. tơ nhân tạo.
B. tơ thiên nhiên.
C. tơ polieste.
D. tơ poliamit.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: D
Tơ nilon-6 tạo thành từ NH2−[CH2]5−COOHNH2−[CH2]5−COOH và là tơ poliamit do có liên kết CO-NH
Bài 3: Chất nào dưới đây không tham gia phản ứng trùng hợp?
A. axetilen.
B. isopren.
C. stiren.
D. xilen.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: D
Xilen không tham gia phản ứng trùng hợp
Bài 4: Nhận định đúng là:
A. Cao su là polime thiên nhiên của isoprene.
B. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi bị đun nóng.
C. Monome là mắt xích cơ bản trong phân tử polime.
D. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: D
A sai vì cao su có thể là cao su thiên nhiên hay cao su tổng hợp.
B sai, khi đung nóng sợi xenlulozo sẽ bị cắt mạch.
C sai, mone là chất ban đầu để tạo polime, còn mắt xích là đã tạo polime rồi, phân tử gồm nhiều mắt xích.
D đúng.
Bài 5: Nhựa phenol fomanđehit được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với:
A. CH3COOH trong môi trường axit.
B. HCHO trong môi trường axit.
C. HCOOH trong môi trường axit.
D. CH3CHO trong môi trường axit.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: B
Nhựa phenol fomanđehit có 3 dạng:
- Nhựa novolac: Cho phenol dư tác dụng HCHO trong môi trường acid thu nhựa novolac (mạch thẳng).
- Nhựa Rezol: đun nóng phenol và HCHO tỉ lệ mol 1 : 1,2 có xúc tác kiềm thu nhựa Rezol (mạch thẳng).
- Nhựa Rezit: khi đun nóng nhựa Rezol ở 150oC thu nhựa có cấu trúc không gian gọi là nhựa Rezit.
Bài 6: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là:
A. nhựa bakelit.
B. amilopectin.
C. PVC.
D. PE.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: A
Mạng không gian: nhựa rezit (nhựa bakelit), cao su lưu hóa.
Mạch nhánh: amylopectin, glycogen.
Mạch thẳng: còn lại.
Bài 7: Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang; những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:
A. tơ tằm và tơ enang.
B. tơ visco và tơ nilon -6,6.
C. tơ nilon -6,6 và tơ capron.
D. tơ visco và tơ axetat.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: D
Tơ nhân tạo (hay tơ bán tổng hợp) là Tơ visco và tơ axetat.
Bài 8: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna – S là:
A. CH2=C(CH3)–CH=CH2, C6H5CH=CH2.
B. CH2=CH–CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh.
D. CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: B
Cao su Buna-S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp butađien và stiren
nCH2=CH−CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 → −CH2−CH=CH−CH2−CH(C6H5)−CH2−)n
Bài 9: Trong số các polime sau: tơ nhện, xenlulozơ, sợi capron, nhựa phenol-fomanđehit, poliisopren, len lông cừu, poli (vinyl axetat). Số chất không bền, bị cắt mạch polime khi tiếp xúc với dung dịch kiềm là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: A
Bài 10: Trong các polime có cùng số mắt xích sau đây, polime nào có khối lượng phân tử lớn nhất?
A. Poli (vinyl axetat)
B. Tơ capron
C. Thuỷ tinh hữu cơ
D. Polistiren
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: B
Tơ polivinyl axetat tạo thành từ CH3COOCH=CH2 có M=86
Tơ capron tạo thành từ capronlactam (1 đồng phân của NH2(CH2)5-COOH dạng mạch vòng) M=131
Thủy tinh hữu cơ tạo thành từ isopren có M=100
Polistiren tạo thành từ stiren có M=104
Bài 11: Polivinyl clorua có công thức là
A. (-CH2-CHCl-)2.
B. (-CH2-CH2-)n.
C. (-CH2-CHBr-)n.
D. (-CH2-CHF-)n.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: A
nCH2=CHCl (-CH2–CHCl-)n.
Bài 12: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng
A. nhiệt phân.
B. trao đổi.
C. trùng hợp.
D. trùng ngưng.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: D
Bài 13: Trong các Polime: PVC, PE, amilopectin trong tinh bột, cao su lưu hoá. Số polime có cấu trúc mạng không gian là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: A
PVC, PE: không phân nhánh
amylopectin trong tinh bột: phân nhánh
cao su lưu hóa: không gian
Bài 14: Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol)?
A. CH2=CH-COOCH3.
B. CH2=CH-OCOCH3.
C. CH2=CH-COOC2H5.
D. CH2=CH-CH2OH.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: B
Poli vinylancol là –[-CH2-CH(OH)-]n-.
Bài 15: Monome được dùng để điều chế polietilen là
A. CH2=CH-CH3.
B. CH2=CH2.
C. CH≡CH.
D. CH2=CH-CH=CH2.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: B
nCH2=CH2 (-CH2–CH2-)n.
Bài 16: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 1.
B. 4
C. 3
D. 2
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: C
Các chất thỏa mãn là CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2 (NH2CH2COOH chỉ tham gia trùng ngưng)
Bài 17: Polime nào sau đây là nguyên liệu để sản xuất tơ visco?
A. xenlulozơ
B. caprolactam.
C. axit terephtalic và etilenglicol.
D. vinyl axetat
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: A
Từ xenlulozo có thể tạo ra tơ visco và tơ axetat.
Chúng đều thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)
Bài 18: Polime được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là
A. poli (metyl acrylat).
B. poli( metyl metacrylat).
C. poli (phenol – fomanđehit).
D. poli (metyl axetat).
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: B
Thủy tinh hữu cơ(plexigas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp metyl metacrylat (CH2=C(CH3)COOCH3)
Bài 19: Cho các loại tơ: Tơ capron (1); tơ tằm (2); tơ nilon-6,6 (3); tơ axetat (4); tơ clorin (5); sợi bông (6); tơ visco (7); tơ enang (8); tơ lapsan (9). Có bao nhiêu loại tơ không có nhóm amit?
A. 6
B.5
C.4
D.3
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: B
Các tơ không có nhóm amit là: tơ axetat; tơ clorin; sợi bông; tơ visco; tơ lapsan.
Bài 20: Tơ lapsan thuộc loại tơ:
A. poliamit.
B. polieste.
C. poliete.
D. vinylic.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: B
Bài 21: Trong số các polime:tơ tằm, sợi bông, len, tơ enang, tơ visco, nilon-6,6, tơ axetat, loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
A. Tơ tằm, sợi bông,nilon-6,6
B. Sợi bông, len, nilon-6,6
C. Tơ visco, nilon-6,6, tơ axetat
D. Sợi bông, tơ axetat, tơ visco
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: D
Sợi bông là tơ thiên nhiên có nguồn gốc xenlulozơ.
Tơ axetat, tơ visco là các loại tơ bán tổng hợp có nguồn gốc từ xenlulozơ.
Bài 22: Để giặt áo bằng len lông cừu cần dùng loại xà phòng có tính chất nào sau đây?
A. Xà phòng có tính bazơ
B. Xà phòng có tính axit
C. Xà phòng trung tính
D. Loại nào cũng được
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: C
Len có các nhóm CO-NH trong phân tử. Vì vậy, các loại tơ này dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm và axit. Do đó, độ bền của quần áo làm bằng các loại tơ này sẽ bị giảm đi khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao.
Bài 23: Hai chất nào dưới đây tham gia phản ứng trùng ngưng với nhau tạo tơ nilon- 6,6
A. Axit ađipic và etylen glicol
B. Axit picric và hexametylenđiamin
C. Axit ađipic và hexametylenđiamin
D. Axit glutamic và hexaetylenđiamin
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: C
Đồng trùng ngưng giữa axit ađipic (HOOC−(CH2)4−COOH) và hexametylenđiamin (H2N−(CH2)6−NH2) thu được tơ nilon-6,6
Bài 24: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: C
Bông, tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên
Tơ xenlulozo axetat thuộc loại tơ nhân tạo
tơ capron, tơ nitron, nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp
Bài 25: Sản phẩm trùng hợp của buta-1,3-đien với CH2=CH-CN có tên gọi thông thường:
A. Cao su
B. Cao su buna
C. Cao su buna –N
D. Cao su buna –S
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: C
Đồng trùng hợp giữa buta-1,3 đien (CH2=CH−CH−CH2) với vinyl xianua (CH2=CH−CN) được cao su Buna-N
Bài 26: Dùng poli(vinylaxetat) có thể làm được vật liệu nào sau đây?
A. Chất dẻo
B. Polime
C. Tơ
D. Cao su
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: A
Ứng dụng của Polivinyl axetat là làm chất dẻo với tên gọi nhựa PVA
Bài 27: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. nilon-6,6.
B. poli(metyl metacrylat).
C. poli(vinyl clorua).
D. polietilen.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: A
Nilon-6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic:
nH2N[CH2]6NH2 + nHOOC[CH2]4COOH -(NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO-)n- + 2nH2O
Bài 28: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?
A. trùng hợp vinyl xianua
B. trùng ngưng axit e-aminocaproic
C. trùng hợp metyl metacrylat
D. trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: C
A. Trùng hợp vinyl xianua ⇒ thu được poli acrilonitrin ⇒ chế tạo tơ olon.
B. Trùng hợp axit ε-aminocaproic ⇒ thu được poli caproamit ⇒ chế tạo tơ nilon-6.
C. Trùng hợp metyl metacrylat ⇒ thu được poli (metyl metacrylat) ⇒ chế tạo thủy tinh hữu cơ.
D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic ⇒ thu được poli (hexametylen-ađipamit)
Bài 29: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?
A. nilon-6,6
B. polibutađien
C. poli(vinyl doma)
D. polietilen
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: A
Nilon-6,6 : [-HN-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4]-CO-)n
Polibutađien : [-CH2-CH=CH-CH2-]n;
Polietilen : [-CH2=CH2-]n;
Poli(vinyl clorua) : [-CH2=CHCl]n
Polime Nilon-6,6 trong thành phần chứa nguyên tố nitơ.
Bài 30: Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?
A. CH2=C(CH3)COOCH3
B. CH3COOCH=CH2.
C. CH2=CH-CN.
D. CH2=CH-CH=CH2.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án: C
Trùng hợp vinyl xianua (CH2=CH−CN) thu được tơ nitron(olon)
Bài 31.Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là
A. poli vinyl clorua.
B. poli etilen.
C. poli metyl metacrylat.
D. poli stiren.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là poli etilen.
Đáp án B
Bài 32. Tính chất hoá học nào sau đây không phải tính chất hoá học của polime ?
A. Phản ứng phân cắt mạch cacbon
B. Phản ứng giữ nguyên mạch polime
C. Phản ứng tăng mạch polime
D. Phản ứng trùng hợp
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án D
Bài 33. Polime được tổng hợp bằng 2 phương pháp là trùng hợp và trùng ngưng. Vậy 2 phương pháp này có điểm chung là
A. đều giải phóng phân tử nhỏ như nước
B. quá trình cộng nhiều phân tử nhỏ
C. các monome có đặc điểm cấu tạo giống nhau
D. Đều có xúc tác kim loại Na
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án B
Bài 33. Metyl acrylat được điều chế từ axit và rượu nào?
A. CH2=C(CH3)COOH và C2H5OH
B. CH2=CH-COOH và C2H5OH
C. CH2=C(CH3)COOH và CH3OH
D. CH2=CH-COOH và CH3OH
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án D
Giả sử ta thủy phân este này trong môi trường axit.
CH2=CHCOOCH3 + H2O ⇌ CH2=CHCOOH + CH3OH
Bài 34. Nhựa rezit (nhựa bakelit) được điều chế bằng cách
A. Đun nóng nhựa rezol ở 150oC để tạo mạng không gian.
B. Đun nóng nhựa novolac ở 150oC để tạo mạng không gian.
C. Đun nóng nhựa novolac với lưu huỳnh ở 1150oC để tạo mạng không gian.
D. Đun nóng nhựa rezol với lưu huỳnh ở 150oC để tạo mạng không gian
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án A
Bài 35. Nhựa phenolfomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch
A. HCOOH trong môi trường axit.
B. CH3CHO trong môi trường axit.
C. CH3COOH trong môi trường axit.
D. HCHO trong môi trường axit.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án D
Nhựa phenol-fomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dung dịch HCHO trong môi trường axit
----------------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Lý thuyết: Luyện tập Polime và vật liệu Polime
- Câu hỏi lý thuyết về Polime
- Chuỗi phản ứng hóa học của Polime
- Phản ứng trùng hợp Polime
- Hiệu suất phản ứng trùng hợp Polime
- Bài tập Polime trong đề thi Đại học
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Polime có đáp án. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 12