Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Amin, Amino Axit, Protein có đáp án

Chuyên đề Hóa học 12 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Amin, Amino Axit, Protein có đáp án. Tài liệu sẽ giúp các bạn giải Hóa học 12 chính xác hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu 1: Hiện tượng xảy ra khi cho đồng (II) hiđroxit vào dung dịch lòng trắng trứng:

A. Xuất hiện màu nâu.

B. Xuất hiện màu đỏ.

C. Xuất hiện màu vàng

D. Xuất hiện màu tím

Lòng trắng trứng có protein với nhiều axit amin tạo thành (lớn hơn 2)

⇒ có phản ứng màu biure → màu tím

→ Đáp án D

Câu 2: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

A. Ala-Gly

B. Ala-Ala-Gly-Gly

C. Ala-Gly-Gly

D. Gly- Ala-Gly

Peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên (tripeptit) mới có khả năng phản ứng màu biure

→ Đáp án A

Câu 3: Công thức chung của amin no đơn chức, mạch hở là:

A. CnH2n+1N

B. CnH2n+1NH2

C. CnH2n+3N

D. CxHyN

Amin đơn chức nên có 1 nhóm –NH2; no, mạch hở nên có CT: CnH2n+1NH2 : CnH2n+3N

→ Đáp án C

Câu 4: Số đồng phân amin bậc II của C4H11N là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Amin bậc II : CH3-NH-CH2-CH2-CH3

CH3-CH2-NH-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-NH-CH3

→ Đáp án C

Câu 5: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất?

A. C6H5NH2

B. C6H5CH2NH2

C. (C6H5)2NH

D. NH3

Nhóm ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm tăng lực bazơ; nhóm phenyl (C6H5) làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm giảm lực bazơ.

Lực bazơ: CnH2n + 1-NH2 > H-NH2 > C6H5-NH2

→ (C6H5)2NH có lực bazơ yếu nhất.

→ Đáp án C

Câu 6: Để phân biệt anilin và etylamin đựng trong 2 lọ riêng biệt, ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch Br2

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch AgNO3

Anilin phản ứng với nước Br2, tạo kết tủa trắng H2NC6H2Br3

→ Đáp án A

Câu 7: Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng:

A. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục lại.

B. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng trở lại trong suốt.

C. Dung dịch trong suốt.

D. Dung dịch bị vẫn đục hoàn toàn.

Dung dịch anilin không tan không nước khi nhỏ vào nước thì dung dịch bị vẩn đục.

Khi nhỏ HCl vào dung dịch anilin xảy ra phản ứng tạo muối amoni tan trong nước tạo dung dịch trong suốt: HCl +C6H5NH2 → C6H5NH3Cl

Khi nhỏ NaOH vào muối suốt hiện lại anilin không tan trong nước gây vẩn đục lại.

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl

→ Đáp án A

Câu 8: Cho các phát biểu sau

(1) Các amin đều có tính bazơ.

(2) Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.

(3) Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.

(4) Để tách riêng hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 thì hóa chất cần dùng là dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

(5) Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch HCl, sau đó rửa lại bằng H2O.

Số phát biểu đúng là:

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

(1) Đúng, nguyên tử N còn đôi electron chưa liên kết, có thể nhận H+ nên mọi amin đều có tính bazơ.

(2) Sai, tính bazơ của amin phụ thuộc gốc hiđrocacbon trong nó, gốc đẩy electron làm tăng tính bazơ (mạnh hơn NH3), gốc hút electron làm giảm tính bazơ (yếu hơn NH3).

(3) Đúng

(4) Đúng, dẫn hỗn hợp qua dung dịch HCl dư, CH4 không phản ứng thoát ra. Thêm NaOH dư vào dung dịch, CH3 NH2 thoát ra:

CH3 NH2 + HCl → CH3 NH3 Cl

CH3 NH3 Cl + NaOH → CH3 NH2 + NaCl + H2 O

(5) Đúng, vì anilin phản ứng với HCl tạo muối tan, dễ bị rửa trôi:

C6 H5 NH2 + HCl → C6 H5 NH3 Cl

→ Đáp án D

Câu 9: Dung dịch etylamin tác dụng với dd nước của chất nào sau đây?

A. NaOH

B. NH3

C. NaCl

D. H2SO4

2C2 H5NH2 + H2 SO4 → (C2 H5 NH3 )2 SO4.

→ Đáp án D

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

B. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.

C. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α -amino axit.

D. Tất cả peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Tripeptit chứa 2 liên kết peptit làm mất màu biure→ A đúng

Trong phân tử đipeptit mạch hở có 1 liên kết peptit. (đipeptit mạch vòng mới chứa hai liên kết peptit)

Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α −amino axit → C đúng

Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit hoặc bazo thành các α-amino axit → D đúng

→ Đáp án B

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen.

B. Anilin là một bazơ có khả năng làm quỳ tím hoá xanh.

C. Anilin cho được kết tủa trắng với nước brom.

D. Anilin có tính bazơ yếu hơn amoniac.

Anilin không làm đổi màu quỳ tím

→ Đáp án B

Câu 12: Dãy gồm các chất đều làm giấy quì tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. anilin, metyl amin, amoniac.

B. amoni clorua metyl amin natri hiđroxit.

C. anilin amoniac natri hiđroxit.

D. metyl amin, amoniac, natri axetat.

Anilin không làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh → loại A và D

Amoni clorua làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu hồng → loại B

Metylamin, amoniac hay natri axetat đều làm quỳ tím chuyển sang xanh → Chọn C

→ Đáp án c

Câu 13: Anilin và phenol đều có phản ứng vớ

A. dd NaOH

B. dd HCl

C. dd NaCl

D. nước Br2.

Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với nước Br2

→ Đáp án D

Câu 14: C3H9N có bao nhiêu đồng phân amin?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

1. CH3-CH2-CH2-NH2:propan-1-amin

2. CH3-CH2-NH-CH3:N-metyl-etan-1-amin

3. CH3-CH(CH3)-NH2:propan-2-amin

4. (CH3)3-N: trimetyl amin

→ Đáp án C

Câu 15: Khi cho etylamin vào dung dịch FeCl3, hiện tượng nào xảy ra có:

A. khí bay ra

B. kết tủa màu đỏ nâu

C. khí mùi khai bay ra

D. Không hiện tượng gì.

3C2H5NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3C2H5NH3Cl

→ Đáp án B

Câu 16: Nhận biết ba dung dịch chứa ba chất glixin, metylamin, axit axêtic người ta dùng:

A. Quỳ tím

B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch HCl

D. Tất cả đều đúng.

Để phân biết 3 dung dịch trên ta dùng quỳ tím:

Glyxin → Quỳ không đổi màu.

Axit axetc → Quỳ hóa hồng.

Etylamin → Quỳ hóa xanh.

→ Đáp án A

Câu 17: Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Các amin đều có tính bazơ vì thế dung dịch của chúng đều làm quì tím hóa xanh.

B. Các amino axit đều có tính lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím.

C. Các peptit đều cho được phản ứng màu biure.

D. CH3 -CH(NH2)COOH có tên thay thế là α-aminopropanoic.

A sai ví dụ anilin không làm đổi màu quỳ tím

B sai vì các aminoaxit có số nhóm -NH2 bằng số nhóm -COOH thì mới không làm đổi màu quỳ tím

C sai vì đipeptit không tham gia phản ứng màu biure

→ Đáp án D

Câu 18:

A. C6 H5 NH2.

B. CH3 NH2.

C. H2 N-CH2 -COOH.

D. CH3 -CH(NH2)-COOH.

Glyxin là H2 N-CH2 -COOH.

→ Đáp án C

Câu 19: Cho dãy các chất: C6 H5 NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2 NH2, C6 H5 OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là:

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

Các chất tác dụng với HCl là: C6H5NH2, H2NCH2COOH, CH3CH2CH2NH2

→ Đáp án C

Câu 20: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Các đồng phân là: Gly−Ala−Ala; Ala−Ala−Gly; Ala−Gly−Ala.

→ Đáp án B

Câu 21: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào

A. ancol etylic.

B. benzen.

C. anilin.

D. axit axetic.

C6H5-NH2 + 3Br2 → C6H2(Br)3-NH2→ + 3HBr

→ Đáp án C

Câu 22: Phản ứng nào dưới đây KHÔNG thể hiện tính bazơ của amin?

A. CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH

B. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

C. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O →Fe(OH)3 + 3CH3NH3+

D. CH3NH2 + HNO2 →CH3OH + N2 + H2O

D. Trong phản ứng này, amin thể hiện tính khử.

→ Đáp án D

Câu 23: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N?

A. 3 chất.

B. 4 chất.

C. 2 chất.

D. 1 chất.

Có 2 đồng phân thỏa mãn là CH3-CH(NH2)-COOH và H2N-CH2-CH2-COOH

→ Đáp án C

Câu 24: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Cho vài giọt CuSO4 và dd NaOH vào dd lòng trắng trứng thì dd chuyển sang màu xanh tím

B. Cho HNO3 đặc vào dd lòng trắng trứng thì thấy xuất hiện tủa trắng, khi đun sôi thì tủa chuyển sang màu vàng

C. Axit lactic được gọi là axit béo

D. Lipit là một hợp chất este

A, đúng, do CuSO4 phản ứng với NaOH tạo thành Cu(OH)2, chất này có phản ứng đặc tạo màu tím đặc trưng với lòng trắng trứng

B, đúng, HNO3 cũng có phản ứng tạo màu vàng đặc trưng với lòng trắng trứng

C, sai, axit béo là các axit monocacboxylic có số chẵn các nguyên tử C (từ 12C đến 24C), nên axit lactic hoàn toàn không thể là axit béo

D, đúng, lipit là 1 hợp chất este phức tạo

→ Đáp án C

Câu 25: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. C2H5OH.

B. CH2 = CHCOOH.

C. H2NCH2COOH.

D. CH3COOH.

Để có phản ứng trùng ngưng là các monome tham gia phản ứng phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau.

→ Đáp án C

Câu 26: Tripeptit là hợp chất:

A. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.

B. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.

C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.

D. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

Trong hợp chất tripeptit chứa 3 mắt xích phải là các α −amino axit → loại A, C

Số liên kết peptit trong tripeptit là 2 →loại D

nPeptit = 1 và ∑nAmino axit = 5 ⇒ Penta peptit.

Thủy phân không hoàn toàn peptit A thu được tri peptit Gly−Gly−Val → Loại C và

D. Ngoài ra còn có đi peptit là Gly–Ala Loại A ⇒

→ Đáp án B

Câu 27: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2

B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α−amino axit được gọi là liên kết peptit.

C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α−amino axit.

D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

D sai, do chỉ có protein hình cầu tan trong nước tạo thành dung dịch keo, còn protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước.

→ Đáp án C

Câu 28: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là

A. 1 và 1.

B. 2 và 2.

C. 2 và 1.

D. 1 và 2.

Axit glutamic là HOOC-[CH2 ]2 -CH(NH2)-COOH.

Trong phân tử axit glutamic có 1 nhóm -NH2 và 2 nhóm -COOH

→ Đáp án D

Câu 29:Thuốc thử nào để nhận biết các dung dịch: Lòng trắng trứng (anbumin), glucozơ, glixerol, anđehit axetic

A. Cu(OH)2 /OH- đun nóng.

B. dung dịch AgNO3 /NH3.

C. dung dịch HNO3 đặc.

D. dung dịch Brom.

Dùng Cu(OH)2 /OH-:

+) Glucozo: Cu(OH)2 tan ở nhiệt độ thường và tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O khi đun nóng

+) Glixerol: Cu(OH)2 chỉ tan ở nhiệt độ thường

+) andehit axetic: chỉ tạo kết tủa đỏ gạch Cu2 O khi đun nóng

+) Lòng trắng trứng: phản ứng màu biure tạo màu tím

+) rượu etylic: không có phản ứng

→ Đáp án A

Câu 30: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3 NH2?

A. NaCl.

B. HCl.

C. CH3OH.

D. NaOH.

Do cùng có nhóm NH2 nên chỉ HCl mới có khả năng phản ứng với nhóm chức này trong 4 đáp án.

→ Đáp án B

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Amin, Amino Axit, Protein có đáp án. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa 12

    Xem thêm