Dạng bài tập về tính chất của Polime

Chuyên đề Hóa học 12 Dạng bài tập về tính chất của Polime. Hy vọng qua bộ tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh giải bài tập Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Kiến thức cần nhớ về tính chất của Polime

*Tóm tắt lý thuyết

Các dạng cấu trúc mạch polime

a) Mạch không phân nhánh. Ví dụ: polietilen, amilozơ…

b) Mạch phân nhánh. Ví dụ: amilopectin, glicogen…

c) Mạch mạng lưới. Ví dụ: cao su lưu hóa, nhựa bakelit…

TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Hầu hết polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, một số tan trong các dung môi hữu cơ. Đa số polime có tính dẻo, một số polime có tính đàn hồi, một số có tính dai, bền, có thể kéo thành sợi.

TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Phản ứng giữ nguyên mạch polime

a) Poli (vinyl axetat) (PVA) tác dụng với dung dịch NaOH:

Dạng bài tập về tính chất của Polime

b) Cao su thiên nhiên tác dụng với HCl:

Dạng bài tập về tính chất của Polime

c) Poli (vinyl clorua) (PVC) tác dụng với Cl2: (giả sử cứ 2 mắt xích thế 1 nguyên tử clo)

Dạng bài tập về tính chất của Polime

2. Phản ứng phân cắt mạch polime

a) Phản ứng thủy phân polieste:

(− CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O )−n (Poli(etylen - terephatalat)(tơ lapsan)) + 2nH2O Dạng bài tập về tính chất của Polime n(p-HOOC-C6H4-COOH) + nHO-CH2-CH2-OH

b) Phản ứng thủy phân polipeptit hoặc poliamit:

(− NH-[CH2]5-CO )−n(Nilon-6) + nH2O Dạng bài tập về tính chất của Polime nH2N-[CH2]-COOH

c) Phản ứng thủy phân tinh bột, xenlulozơ

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

d) Phản ứng nhiệt phân polistiren

Dạng bài tập về tính chất của Polime

3. Phản ứng khâu mạch polime

a) Sự lưu hóa cao su:

Khi hấp nóng cao su thô với lưu huỳnh thì thu được cao su lưu hóa. Ở cao su lưu hóa, các mạch polime được nối với nhau bởi các cầu –S–S– (cầu đisunfua)

Dạng bài tập về tính chất của Polime

b) Nhựa rezit (nhựa bakelit):

Khi đun nóng nhựa rezol thu được nhựa rezit, trong đó các mạch polime được khâu với nhau bởi các nhóm –CH2– (nhóm metylen)

Dạng bài tập về tính chất của Polime

Polime khâu mạch có cấu trúc mạng không gian do đó trở nên khó nóng chảy, khó tan và bền hơn so với polime chưa khâu mạch

Ví dụ minh họa dạng bài tập về tính chất của Polime

Câu 1: Loại vật liệu polime nào sau đây có chứa nguyên tố Nitơ:

A. Cao su buna

B. Nhựa poli(vinyl clorua)

C. tơ visco

D. tơ nilon-6,6

Đáp án: D

Tơ nilon-6,6 : (-NH-[NH2]6-NH-CO-[NH2]4-CO-)n

Câu 2: Những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp có thể kéo thành sợi dài và mảnh gọi là:

A. Chất dẻo

B. Cao su

C. Tơ

D. Sợi

Đáp án: C

Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định

Câu 3: Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng?

A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi.

B. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền..

C. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân huỷ khi đun nóng.

D. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt.

Đáp án: B

Chất dẻo có tính dẻo, cao su có tính đàn hồi, tơ có khả năng kéo thành sợi dai, bền.

Câu 4: Cao su tự nhiên là polime của isopren còn cao su nhân tạo (cao su Buna) là polime của buta- 1,3-đien. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

(1) Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi hơn cao su Buna.

(2) Cao su thiên nhiên có cấu trúc đồng đều hơn cao su Buna.

(3) Có thể cải tiến tính chất cơ học của cao su Buna.

A. (1)

B. (2)

C. (1), (2), (3).

D. (1), (2)

Đáp án: C

Câu 5: Trong các Polime: PVC, PE, amilopectin trong tinh bột, cao su lưu hoá. Số polime có cấu trúc mạng không gian là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: A

PVC, PE: không phân nhánh

amylopectin trong tinh bột: phân nhánh

cao su lưu hóa: không gian

Bài tập vận dụng về tính chất của Polime

Bài 1: Để giặt áo bằng len lông cừu cần dùng loại xà phòng có tính chất nào sau đây?

A. Xà phòng có tính bazơ

B. Xà phòng có tính axit

C. Xà phòng trung tính

D. Loại nào cũng được

Đáp án: C

Len có các nhóm CO - NH trong phân tử. Vì vậy, các loại tơ này dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm và axit. Do đó, độ bền của quần áo làm bằng các loại tơ này sẽ bị giảm đi khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao.

Bài 2: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là

A. PVC.

B. nhựa bakelit.

C. PE.

D. amilopectin.

Đáp án: B

Mạng không gian: nhựa rezit (nhựa bakelit), cao su lưu hóa.

Mạch nhánh: amylopectin, glycogen.

Mạch thẳng: còn lại.

Bài 3: Phát biểu sai là

A. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ tằm và len là protit; của sợi bông là xenlulozơ.

B. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ nilon là poliamit

C. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao

D. Tơ nilon, tơ tằm, len rất bền vững với nhiệt.

Đáp án: D

Len, nilon hoặc tơ tằm là các tơ poliamit kém bền với nhiệt.

Bài 4: Polime không có nhiệt độ nóng chảy cố định vì

A. có lẫn tạp chất.

B. có liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. là tập hợp nhiều loại phân tử, có cấu tạo mắt xích như nhau nhưng số lượng mắt xích trong phân tử khác nhau.

D. có khối lượng phân tử rất lớn và cấu trúc phân tử phức tạp.

Đáp án: C

Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định vì mỗi polime thường là 1 hỗn hợp các phân tử với hệ số trùng hợp khác nhau. Vì vậy polime có nhiệt độ nóng chảy dao động trong một khoảng nhiệt độ nào đó.

Bài 5: Các chất đều không bị thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng là

A. tơ capron; nilon-6,6, polietilen.

B.poli(vinyl axetat); polietilen, cao su buna.

C. nilon-6,6; poli(etylen-terephtalat); polistiren.

D. polietilen; cao su buna; polistiren.

Đáp án: D

A sai, do tơ capron, nilon-6,6 bị thủy phân

B sai, do poli(vinyl axetat) bị thủy phân

C sai, do nilon-6,6; poli(etylen-terephtalat) bị thủy phân

Bài 6: Polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là

A. Nhựa bakelit.

B. Amilopectin của tinh bột.

C. Poli (vinyl clorua).

D. Cao su lưu hóa.

Đáp án: C

Mạng không gian: nhựa rezit (nhựa bakelit), cao su lưu hóa.

Mạch nhánh: amylopectin, glycogen.

Mạch thẳng: còn lại.

Bài 7: Phát biểu không đúng là

A. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (C6H10O5)n nhưng xenlulozơ có thể kéo sợi, còn tinh bột thì không.

B. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt và không bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

C. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tự nhiên bằng cách đốt, tơ tự nhiên cho mùi khét.

D. Đa số các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn.

Đáp án: B

Sai vì len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt và bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm

Bài 8: Trong số các polime sau: tơ nhện, xenlulozơ, sợi capron, nhựa phenol-fomanđehit, poliisopren, len lông cừu, poli (vinyl axetat). Số chất không bền, bị cắt mạch polime khi tiếp xúc với dung dịch kiềm là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Đáp án: A

3 chất không bền, bị cắt mạch polime khi tiếp xúc với dung dịch kiềm là tơ nhện, sợi capron, len lông cừu.

Bài 9: Trong các phản ứng giữa các cặp chất sau, phản ứng nào làm giảm mạch polime

A. poli(vinyl clorua) + Cl2 Dạng bài tập về tính chất của Polime

B. cao su thiên nhiên + HCl Dạng bài tập về tính chất của Polime

C. poli(vinyl axetat) + H2O Dạng bài tập về tính chất của Polime

D. amilozơ + H2O Dạng bài tập về tính chất của Polime

Đáp án: D

A. [-CH2-CH(Cl)-]n + nCl2 Dạng bài tập về tính chất của Polime [-CH2-C(Cl)2-]n + nHCl

⇒ phản ứng giữ nguyên mạch polime.

B. Cao su thiên nhiên là polime của isopren [-CH2-C(CH3)=CH-CH2-]n.

[-CH2-C(CH3)=CH-CH2-]n + HCl Dạng bài tập về tính chất của Polime [-CH2-C(CH3)(Cl)-CH2-CH2-]n

⇒ phản ứng giữ nguyên mạch polime.

C. [-CH2-CH(OOCCH3)-]n + nH2O Dạng bài tập về tính chất của Polime [-CH2-CH(OH)-]n + nCH3COOH

⇒ phản ứng giữ nguyên mạch polime.

D. Amilozơ là polisaccarit, gồm các gốc α-glucozơ nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozit → chuỗi không phân nhánh.

(C6H10O5)n(amilozơ) + nH2O Dạng bài tập về tính chất của Polime nC6H12O6 (glucozơ)

⇒ phản ứng phân cắt mạch polime

Bài 10: Loại tơ nào sau đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” dệt áo rét ?

A. Tơ capron

B. Tơ nilon 6 – 6

C. Tơ lapsan

D. Tơ nitron

Đáp án: D

Tơ nitron thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” dệt áo rét.

Bài 11: Polime nào có thể tham gia phản ứng cộng hidro?

A. Poli pripen

B. Cao su buna

C. Polivyl clorua

D. Nilon 6-6

Đáp án: B

Bài 12: Polime nào có thể thủy phân trong dung dịch kiềm?

A. Tơ capron

B. Poli stiren

C. Teflon

D. Poli phenolfomandehit

Đáp án: A

Bài 13: Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng.

A. Polietilen.

B. Poli(vinyl clorua).

C. Cao su buna.

D. Xenlulozơ.

Đáp án: C

Có phản ứng cộng thì trong các mắt xích phải còn liên kết đôi

Cao su buna (C5H8)n

Bài 14: Polime nào có tính cách điện tốt, bền được dùng làm ống dẫn nước, vải che mưa, vật liệu điện,…?

A. Cao su thiên nhiên

B. polivinyl clorua

C. polietylen

D. thủy tinh hữu cơ

Đáp án: B

PVC có tính cách điện tốt, bền được dùng làm ống dẫn nước, vải che mưa, vật liệu điện,…

Bài 15: Polime nào không tan trong mọi dung môi và bền vững nhất về mặt hóa học?

A. PVC

B. Cao su lưu hóa

C. Teflon

D. Tơ nilon

Đáp án: C

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Dạng bài tập về tính chất của Polime. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 582
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa 12

    Xem thêm