Thạch cao sống có công thức hóa học là
Công thức thạch cao sống là
Thạch cao sống có công thức hóa học là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi công thức thạch cao sống là. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Thạch cao sống có công thức là
A. CaSO4
B. CaSO4.H2O
C. CaSO4.2H2O
D. 2CaSO4.H2O
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Thạch cao sống có công thức hóa học là CaSO4.2H2O
Thạch cao sống là gì?
Thạc cao sống với thành phần hóa học chính đó là thành phần muối canxi sulfat và có công thức hóa học là (CaSO4.2H2O) tồn tại ở các dạng tinh thể hạt và tinh thể bột. Thạch cao sống khi đem nung ở nhiệt độ ~150oC sẽ cho ra khoáng thạch cao khan (khô) nếu chúng ta nghiền nhỏ và trộn với nước sẽ cho ra vữa thạch cao.
Thạch cao sống có công thức là CaSO4.2H2O
Thạch cao nung: CaSO4.H2O hoặc CaSO4.1/2H2O
Công thức của Thạch cao khan: CaSO4.
Thạch cao sống chủ yếu được ứng dụng vào các ngành sản xuất vật liệu xây dựng mà cụ thể đó là thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng và sản xuất tấm thạch cao phục vụ cho các công trình đóng trần thạch cao và trang trí nội thất.
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Công thức của thạch cao sống là:
A. 2CaSO4.H2O
B. CaSO4
C. CaSO4.H2O
D. CaSO4.2H2O
Công thức của thạch cao sống là: CaSO4.2H2O
Câu 2. Thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng. Công thức hóa học của thạch cao sống là
A. CaSO4.0,5H2O.
B. CaSO4.
C. CaSO4.H2O.
D. CaSO4.2H2O.
Thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng. Công thức hóa học của thạch cao sống là CaSO4.2H2O.
Câu 3. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. Thạch cao khan.
B. Thạch cao nung.
C. Đá vôi.
D. Thạch cao sống
Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
Thạch cao sống
Câu 4. Ứng dụng nào sau đây không phải của thạch cao nung (CaSO4.H2O)?
A. Bó bột khi gẫy xương.
B. Đúc khuôn.
C. Thức ăn cho người và động vật.
D. Năng lượng.
Ứng dụng không phải của thạch cao nung (CaSO4.H2O) là Thức ăn cho người và động vật. Vì thạch cao nung (CaSO4.H2O) không ăn được
Câu 5. Cho các nhận định sau:
(1) thạch cao sống là CaSO4;
(2) thạch cao sống được dùng để bó bột;
(3) thạch cao được dùng điều chỉnh tốc độ đông cứng của xi măng;
(4) thạch cao nung được dùng nặn tượng, đúc khuôn.
Số nhận định đúng là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Các nhận định đúng là 3, 4.
Nhận định 1: Thạch cao sống là CaSO4.2H2O, thạch cao khan là CaSO4.
Nhận định 2: Thạch cao nung được dùng để bó bột
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Thạch cao sống (CaSO4.H2O) dùng để sản xuất xi măng
B. Dung dịch canxi hiđroxit (nước vôi trong) là một bazơ mạnh
C. Canxi hiđrocacbonat là chất rắn, không tan trong các axit hữu cơ như axit axetic
D. Canxi cacbonat có nhiệt độ nóng chảy cao, không bị phân hủy bởi nhiệt
A sai. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đá vôi và đất sét, ngoài ra người ta còn dùng quặng sắt và boxit hoặc phiến silic để làm nguyên liệu điều chỉnh.
B đúng.
C. sai. Canxi hidrocacbonat là chất rắn, tan trong các axit hữu cơ như axit axetic.
Ca(HCO3)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2 Ca + 2CO2 + 2H2O
D sai. Canxi cacbonat bị phân hủy bởi nhiệt.
CaCO3 → CaO + CO2
Câu 7. Cho các nhận định sau:
(a) Kim loại Al có tính lưỡng tính vì Al tan được trong các dung dịch axit mạnh và kiềm.
(b) Cr(OH)3 là chất lưỡng tính.
(c) Công thức của phèn chua là: Na2SO4.Al2(SO4)2.24H2O.
(d) Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính, trong đó tính bazơ trội hơn tính axit.
(e) Hỗn hợp Al2O3 và Fe dùng thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.
(f) NaHCO3 là chất lưỡng tính, trội tính axit.
Số nhận định sai là:
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Sai. Kim loại Al thể hiện tính khử khi phản ứng với axit và kiềm, không có tính lưỡng tính.
(a) Đúng. Cr(OH)3 phản ứng với axit và kiềm.
Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
(b) Sai. Công thức của phèn chua là KAl(SO4)2.12H2O.
(c) Đúng.
(d) Sai. Hỗn hợp Al và Fe3O4 dùng thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.
(e) Sai. NaHCO3 là chất lưỡng tính, trội tính bazơ.
Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại nhóm IIA?
A. Đều có cùng một kiểu mạng tinh thể.
B. Ca, Sr, Ba đều tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.
C. Trong các hợp chất thường có số oxi hoá +2.
D. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
Nhận định không đúng về kim loại nhóm IIA: Đều có cùng một kiểu mạng tinh thể.
Câu 9. Cho các dung dịch sau: Ba(OH)2, NaHSO4, K2CO3, Ba(HCO3)2. Đổ lần lượt các dung dịch vào nhau. Số phản ứng xảy ra là
A. 8
B. 6
C. 4
D. 5
+) Ba(OH)2 phản ứng với KHSO4, K2CO3, Ba(HCO3)2
+) NaHSO4 phản ứng với K2CO3, Ba(HCO3)2
+) K2CO3 phản ứng với Ba(HCO3)2
=> có tất cả 6 phản ứng
Câu 10. Chỉ dùng thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2SO4?
A. Quỳ tím
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch HCl
D. dung dịch Ba(OH)2
Dùng Quỳ tím có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2SO4
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Làm quỳ tím đổi sang màu đỏ là H2SO4
Không có hiện tượng gì là BaCl2, Na2SO4
Sử dụng dung dịch H2SO4 nhận biết được ở trên để nhận biết 2 chất còn lại
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Không có hiện tượng gì là Na2SO4
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Thạch cao sống có công thức hóa học là. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học lớp 12
>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan