Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên

Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung câu hỏi bài tập Hóa học 12 chương 4: Polime và Vật liệu Polime. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên

A. Polipropilen.

B. Tinh bột.

C. Polistiren.

D. Polietilen.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Tinh bột là polime thiên nhiên

Đáp án B

Khái quát Polime

1. Khái niệm Polime

Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

Thí dụ: Polietilen: (-CH2-CH2-)n, nilon-6: (-NH[CH2]5-CO-)n.

Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa, n càng lớn, phân tử khối của polime càng cao.

Các phân tử như: CH2=CH2, H2N[CH2]5COOH,... phản ứng với nhau để tạo nên polime được gọi là monome.

* Dựa vào nguồn gốc polime được chia thành 3 loại:

- Polime thiên nhiên, Polime nhân tạo, Polime tổng hợp

2. Các polime được phân loại dựa theo nguồn gốc

Polyme thiên nhiên: là những loại polime có sẵn ở ngoài tự nhiên

Ví dụ: Xenlulozo, tơ tằm, cao su thiên nhiên, cao su thiên nhiên...

Polyme tổng hợp: Do con người tổng hợp (chủ yếu bằng phản ứng trùng ngưng hoặc trùng hợp.)

Ví dụ: Polypropylen (nhựa PP), Polyvinyl clorua (nhựa PVC), polyetylen (nhựa PE)...

Polyme bán tổng hợp (nhân tạo): Được con người chế tạo từ polyme thiên nhiên thành các loại polyme mới.

Theo cấu trúc

Polime mạch không phân nhánh.

Ví dụ: nhựa PVC, nhựa PE, cao su, xenlulozơ, tinh bột...

Polyme có nhánh.

Ví dụ: glicogen, amilopectin...

Polime mạch không gian.

Ví dụ: cao su lưu hóa, nhựa rezit, nhựa bakelit

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Cho các nội dung phát biểu sau

(a) Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

(b) Anilin là chất lỏng ở điều kiện thường, .

(c) Xenlulozo và tính bột thuộc loại polisaccarit.

(d) Thủy phân hoàn toàn sacarozo thu được sản phẩm tham gia phản ứng tráng bạc

(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 2

C. 3.

D. 4.

Xem đáp án
Đáp án D

a) Đúng, Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

(b) Sai, Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng.

(c) Đúng, Xenlulozo vàTinh bột thuộc loại polisaccarit.

(d) Đúng, Thủy phân hoàn toàn sacarozo thu được Glucozo và frutozo

(e) Đúng, Triolein tham gia phản ứng cộng H2 khi có xúc tác Ni, to.

Câu 2. Cho các phát biểu sau:

(1) Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là nhựa bakelit.

(2) Ở điều kiện thường, glucozơ là chất rắn kết tinh, không màu, tan tốt trong nước

(3) Dung dịch anilin làm hồng phenolphtalein

(4) Tơ nilon-6 thuộc loại tơ amit vì các mắt xích nối với nhau bằng các nhóm amit –NH-CO-

(5) Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Xem đáp án
Đáp án A

(1) Đúng

(2) Đúng Ở điều kiện thường, glucozơ là chất rắn kết tinh, không màu, tan tốt trong nước

(3) Sai vì Dung dịch Glyxin là chất trung tính, không làm đổi màu chất chỉ thị

(4) Đúng

(5) Đúng

Câu 3. Cho các phát biểu về hợp chất polime:

(1) Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

(2) Cao su là polime thiên nhiên của isoprene.

(3) Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna – S là CH2=CH–CH=CH2, C6H5CH=CH2.

(4) Caprolactam là nguyên liệu để sản xuất tơ visco

(5) Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là nilon-6,6.

(6) Tơ visco, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo

Số phát biểu đúng là?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Xem đáp án
Đáp án C

(1) Đúng

(2) Sai:

(3) Đúng

Cao su Buna-S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp butađien và stiren

nCH2=CH−CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 → −CH2−CH=CH−CH2−CH(C6H5)−CH2−)n

(4) Sai vì Từ xenlulozo có thể tạo ra tơ visco và tơ axetat.

(5) Đúng

(6) Đúng

Câu 4. Tơ nilon-6 thuộc loại:

A. tơ nhân tạo.

B. tơ thiên nhiên.

C. tơ polieste.

D. tơ poliamit.

Xem đáp án
Đáp án D

Tơ nilon-6 thuộc loại: tơ poliamit.

Câu 5. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A. Poli(etylen terephtalat)

B. Protein

C. Nilon-6,6

D. Poli(vinyl clorua)

Xem đáp án
Đáp án D

Loại A. Poli(etylen terephtalat) được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

Loại B. Protein được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

Loại C. Nilon-6,6 được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

D. Poli(vinyl clorua) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

Câu 6. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. poli (metyl metacrylat).

B. poli (etylen terephtalat).

C. polistiren.

D. poliacrilonitrin.

Xem đáp án
Đáp án B

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

Loại A. poli (metyl metacrylat) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

B. poli (etylen terephtalat) được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

Loại C. polistiren được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

Loại D. poliacrilonitrin được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

Câu 7. Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là:

A. nhựa bakelit.

B. amilopectin.

C. PVC.

D. PE.

Xem đáp án
Đáp án A

Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là: nhựa bakelit.

Câu 8. Tơ nilon-6,6 thuộc loại

A. tơ nhân tạo.

B. tơ tổng hợp.

C. tơ thiên nhiên.

D. tơ bán tổng hợp.

Xem đáp án
Đáp án B

Tổng hợp từ hexametylen điamin và axit ađipic (axit hexanđioic)

Tơ được chia thành 2 loại.

Tơ thiên nhiên: bông, len, tơ tằm.

Tơ hóa học:

+) Tơ tổng hợp (chế tạo từ các polime tổng hợp) như các tơ poliamit (nilon, capron), tơ vinylic,..

+) Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo ( xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học) như tơ visco, tơ xenlulozo axetat.

Câu 9. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.

D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

Xem đáp án
Đáp án B

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

B. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome.

C. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp.

D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc phản ứng trùng ngưng.

Xem đáp án
Đáp án B

Phát biểu không đúng là: Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome.

Vì các phân tử có liên kết đôi hoặc vòng kém bền đó phải trùng hợp tạo thành polime (nhiều phân tử có chứa liên kết đôi nhưng không có khả năng phản ứng tạo polime)

Câu 11. Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.

B. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.

C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.

D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.

Xem đáp án
Đáp án D

Phương án A sai: clobenzen (C6H5Cl) không tham gia phản ứng trùng hợp.

Phương án B sai: 1,2-điclopropan (CH2Cl-CH2Cl-CH3) và toluen (C6H5CH3) không tham gia phản ứng trùng hợp.

Phương án C sai: cumen (C6H5CH(CH3)2) không tham gia phản ứng trùng hợp.

Câu 12. Phản ứng trùng hợp là phản ứng:

A. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (Monome) giống nhau thành một phân tử lớn (Polime)

B. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (Monome) giống nhau thành một phân tử lớn (Polime) và giải phóng phân tử nhỏ

C. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (Monome) thành một phân tử lớn (Polime) và giải phóng phân tử nhỏ

D. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (Monome) giống nhau hoặc gần giống nhau thành một phân tử lớn (Polime).

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 13. Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là:

A. CH3-COO-CH=CH2và H2N-[CH2]5-COOH.

B. CH2=C(CH3)-COOCH3và H2N-[CH2]6-COOH.

C. CH2=C(CH3)-COOCH3và H2N-[CH2]5-COOH.

D. CH2=CH-COOCH3và H2N-[CH2]6-COOH.

Xem đáp án
Đáp án C

Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là: CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.

Câu 14. Chọn phát biểu không đúng: polime ...

A. đều có phân tử khối lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau.

B. có thể được điều chế từ phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.

C. được chia thành nhiều loại: thiên nhiên, tổng hợp, nhân tạo.

D. đều khá bền với nhiệt hoặc dung dịch axit hay bazơ.

Xem đáp án
Đáp án D

Đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án D không đúng vì đa số polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định, không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo ra dung dịch nhớt

Câu 15. Cho các nhận định sau:

(1) Chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo.

(2) Tơ được chia làm 2 loại: tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.

(3) Polietilen có cấu trúc phân nhánh.

(4) Tơ poliamit kém bền trong môi trường kiềm.

(5) Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.

(6) Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic.

Số nhận định đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 2.

Xem đáp án
Đáp án A

Có 4 phát biểu đúng: (1), (4), (5), (6).

(2) sai vì tơ được chia thành 2 loại: tơ thiên nhiên và tơ hóa học (gồm tơ tổng hợp và tơ bán tổng hợp).

(3) sai vì polietilen có cấu trúc không phân nhánh.

----------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số câu hỏi liên quan

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ôn tập Hóa 12

    Xem thêm