Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn tìm hiểu về Polime, phân loại các polime thuộc phản ứng gì. Từ đó vận dụng vào làm các dạng bài tập. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số câu hỏi liên quan

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. poli (metyl metacrylat).

B. poli (etylen terephtalat).

C. polistiren.

D. poliacrilonitrin.

Đáp án B

>> Mời các bạn tham khảo thêm: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

 Một số loại polime thường gặp

- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

- Monome là nhưng phân tử nhỏ, phản ứng tạo nên polime

- Hệ số n là độ polime hóa hay hệ số polime

1. Các polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng

nilon-6 (tơ capron), nilon-7 (tơ enan), lapsan, nilon-6,6 (đồng trùng ngưng), poli(phenol fomanđehit) (PPF) có 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit, keo ure fomanđehit.

2. Các polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp

polietilen (PE), polipropilen (PP), polistiren (PS), poli(vinyl clorua) (PVC), poli(vinyl axetat) (PVA), poli(metyl metacrylat) (PMMA), poli(tetrafloetilen) (teflon), Nilon – 6 (capron), tơ nitron (olon), cao su isoprene, cao su clopren, cao su buna.

Lưu ý:

+ Đồng trùng hợp: Cao su buna – N, cao su buna – S.

+ Nilon – 6 (capron): cả trùng hợp và trùng ngưng.

3. Phân loại polime

  • Các polime được phân loại dựa theo nguồn gốc

Polyme thiên nhiên: Có nguồn gốc từ tự nhiên

Ví dụ: Xenlulozo, tơ tằm, cao su thiên nhiên, cao su thiên nhiên...

Polyme tổng hợp: Do con người tổng hợp (chủ yếu bằng phản ứng trùng ngưng hoặc trùng hợp.)

Ví dụ: Polypropylen (nhựa PP), Polyvinyl clorua (nhựa PVC), polyetylen (nhựa PE)...

Polyme bán tổng hợp (nhân tạo): Được con người chế tạo từ polyme thiên nhiên thành các loại polyme mới.

  • Theo cấu trúc

Polime mạch không phân nhánh.

Ví dụ: nhựa PVC, nhựa PE, cao su, xenlulozơ, tinh bột...

Polyme có nhánh.

Ví dụ: glicogen, amilopectin...

Polime mạch không gian.

Ví dụ: cao su lưu hóa, nhựa rezit, nhựa bakelit

Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?

A. Amilozơ.

B. Nilon-6,6.

C. Nilon-7

D. PVC.

Xem đáp án
Đáp án A

Polime là polime thiên nhiên là: Amilozơ.

Câu 2. Cacbohidrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco?

A. Saccarozơ

B. Tinh bột

C. Glucozơ

D. Xenlulozơ

Xem đáp án
Đáp án D

Cacbohidrat được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco là Xenlulozơ

Câu 3. Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?

A. tơ nilon-6,6 và bông.

B. tơ nilon-6,6 và tơ nitron.

C. tơ tằm và bông.

D. tơ visco và tơ axetat.

Xem đáp án
Đáp án B

Loại A vì Bông là tơ thiên nhiên

Loại C vì Tơ tằm và bông đều là tơ thiên nhiên

Loại D vì tơ visco và tơ axetat đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)

Hai tơ nào đều là tơ tổng hợp là: tơ nilon-6,6 và tơ nitron.

Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng của hexametylen điamin và axit ađipic (axit hexanđioic).

nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH → (-NH[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n.

Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp từ vinyl xianua (hay acrionitrin) (CH2=CH-CN) nên được gọi là poliacrionitrin (hay tơ olon hoặc tơ nitron).

Câu 4. Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau

A. CH2=CHCH2Cl

B. CH3CH=CH2

C. CH2=CHCl

D. CH2=CH2

Xem đáp án
Đáp án C

Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monome sau: CH2=CHCl

Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng sau:

X → Y → Z → T → poli(vinyl axetat)

X là chất nào dưới đây ?

A. C2H5OH

B. CH≡CH

C. CH3COOH

D. CH3CHO

Xem đáp án
Đáp án B

C2H2 (X) => CH3CHO (Y) => CH3COOH (Z) => CH3COOC2H3 (T)

C2H2 (X) + H2O → CH3CHO (Y) (Nhiệt độ: 80 độ C Xúc tác: Hg2+ Dung môi: H2SO4)

CH3CHO (Y) + O2 → CH3COOH (Z) (Nhiệt độ, xúc tác: ion Mn2+)

3CH3COOH + C2H3OH → 2CH3COOC2H3 + 3H2O

Câu 6. Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?

A. Tơ visco.

B. Tơ nilon-6,6.

C. Tơ nitron.

D. Tơ tằm.

Xem đáp án
Đáp án A

Tơ nhân tạo hay tơ bán tổng hợp xuất phát từ polime thiên nhiên

(B và C là tơ tổng hợp, D là tơ thiên nhiên).

Câu 7. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là?

A. Nilon-6,6.

B. Poli (vinyl clorua).

C. Polietilen.

D. Poli (metyl metacrylat).

Xem đáp án
Đáp án A

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là: Nilon-6,6.

Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng của hexametylen điamin và axit ađipic (axit hexanđioic).

nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH → (-NH[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n.

Câu 8. Tơ được sản xuất từ xenlulozơ?

A. to tằm

B. tơ capron

C. tơ nilon-6,6

D. tơ visco

Xem đáp án
Đáp án D

Các loại tơ được sản xuất từ xenlulozơ:

Tơ visco: hòa tan xenlulozơ trong NaOH loãng và CS2 thu được dung dịch keo rất nhớt là tơ visco.

Tơ axetat: hòa tan xenlulozơ với anhiđrit axetic (có H2SO4 đặc) thu được xenlulozơ điaxetat và xenlulozơ triaxetat.

Câu 9. Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ nilon-7, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Xem đáp án
Đáp án C

Trong các loại tơ trên, có 3 loại tơ thuộc loại tơ poliamit là tơ capron, tơ nilon-6,6, tơ nilon-7.

Câu 10. Cho các polime sau: polistiren, amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat), teflon. Số polime có thành phần nguyên tố giống nhau là

A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Xem đáp án
Đáp án B: amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat)

Câu 11. Polime không có nhiệt độ nóng chảy cố định vì:

A. có lẫn tạp chất.

B. có liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. là tập hợp nhiều loại phân tử, có cấu tạo mắt xích như nhau nhưng số lượng mắt xích trong phân tử khác nhau.

D. có khối lượng phân tử rất lớn và cấu trúc phân tử phức tạp.

Xem đáp án
Đáp án C

Polime không có nhiệt độ nóng chảy cố định vì: là tập hợp nhiều loại phân tử, có cấu tạo mắt xích như nhau nhưng số lượng mắt xích trong phân tử khác nhau.

Câu 12. Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào đúng:

A. Cao su là polime thiên nhiên của isoprene.

B. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi bị đun nóng.

C. Monome là mắt xích cơ bản trong phân tử polime.

D. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

Xem đáp án
Đáp án D

D. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

Câu 13. Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang; những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:

A. tơ tằm và tơ enang.

B. tơ visco và tơ nilon -6,6.

C. tơ nilon -6,6 và tơ capron.

D. tơ visco và tơ axetat.

Xem đáp án
Đáp án D

Tơ nhân tạo (hay tơ bán tổng hợp) là Tơ visco và tơ axetat.

Câu 14. Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang; những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:

A. tơ tằm và tơ enang.

B. tơ visco và tơ nilon -6,6.

C. tơ nilon -6,6 và tơ capron.

D. tơ visco và tơ axetat.

Xem đáp án
Đáp án D

Tơ tằm là tơ tự nhiên.

Tơ nilon-6,6, tơ capron, tơ enang là tơ tổng hợp.

Tơ visco và tơ axetat là tơ bán tổng hợp hay còn gọi là tơ nhân tạo.

Câu 15. Cho sơ đồ phản ứng sau

(1) X \overset{t^{o} }{\rightarrow} Y + H2
(2) Y + Z \overset{xt, t^{o} }{\rightarrow} E

(3) E + O2 → F

(4) F + Y → G

(5) nG → poli (vinyl axetat).

Vậy X là chất nào trong các chất sau

A. etan.

B. ancol etylic.

C. metan.

D. axetilen.

Xem đáp án
Đáp án C

Phương trình phản ứng

(1) 2CH4 \overset{t^{o} }{\rightarrow} C2H2 + 3H2

(2) C2H2 + O2 \overset{xt,t^{o} }{\rightarrow} CH3CHO

(3) CH3CHO + O2 → CH3COOH

(4) CH3COOH +C2H2 → CH3COOCH=CH2

(5) nCH3COOCH=CH2 → poli (vinyl axetat).

Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Phân tử polime được cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau.

B. Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.

C. Cao su được phân thành cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.

D. Ưu điểm của cao su là tính đàn hồi, thấm nước, thấm khí.

Xem đáp án
Đáp án D

D sai vì cao su không thấm nước, không thấm khí.

Câu 17. Nhận định nào sau đây sai?

A. Polime có phân tử khối lớn.

B. Phân tử của polime do nhiều mắt xích tạo nên.

C. Polime có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi xác định.

D. Polime không tan trong nước và các dung môi thông thường.

Xem đáp án
Đáp án C

Chất nguyên chất có nhiệt độ nóng chảy xác định, còn polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định vì mỗi polime thường là 1 hỗn hợp các phân tử với hệ số trùng hợp khác nhau. Vì vậy polime có nhiệt độ nóng chảy dao động trong khoảng nhiệt độ nào đó.

Câu 18. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?

A. Các polime không bay hơi.

B. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường.

C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit.

Xem đáp án
Đáp án D

Tính chất vật lí chung của polime: hầu hết là những chất rắn, không bay hơi, có nhiệt độ nóng chảy không cố định cố định, khó hòa tan trong các dung môi thông thường, nhiều chất có tính cách điện, cách nhiệt, một số có tính dẻo, tính đàn hồi.

Câu 19. Nhận định nào sau đây là đúng

A. Polietylen, tơ visco và nilon-6,6 là polime tổng hợp

B.  Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.

C. Methionin là thuốc hỗ trợ thần kinh và axit glutamic là thuốc bổ gan

D. Dung dịch saccarozo làm nhạt màu nước brom

Xem đáp án
Đáp án B

Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.

Câu 20. Để tổng hợp cao su Buna – S người ta cần sử dụng các hóa chất nào sau đây

A. CH2=C(CH3)–CH=CH2, C6H5CH=CH2.

B. CH2=CH–CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh.

D. CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2.

Xem đáp án
Đáp án B

Cao su Buna-S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp butađien và stiren

nCH2=CH−CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 → −CH2−CH=CH−CH2−CH(C6H5)−CH2−)n

Câu 21. Nhận xét nào sau đây đúng ?

A. Đa số các polime dễ hòa tan trong các dung môi thông thường

B. Đa số các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định

C. Các polime đều bền vững dưới tác động của axit, bazơ

D. Các polime dễ bay hơi

Xem đáp án
Đáp án B

A. Sai, Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.

B. Đúng, Hầu hết các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định, nóng chảy ở nhiệt độ khá rộng.

C. Sai.

D. Sai, Các polime không bay hơi

Câu 22. Polime không có nhiệt độ nóng chảy cố định vì:

A. có lẫn tạp chất.

B. có liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. là tập hợp nhiều loại phân tử, có cấu tạo mắt xích như nhau nhưng số lượng mắt xích trong phân tử khác nhau.

D. có khối lượng phân tử rất lớn và cấu trúc phân tử phức tạp.

Xem đáp án
Đáp án C

Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định vì mỗi polime thường là 1 hỗn hợp các phân tử với hệ số trùng hợp khác nhau. Vì vậy polime có nhiệt độ nóng chảy dao động trong một khoảng nhiệt độ nào đó.

Câu 23. Nhận định đúng là:

A. Cao su là polime thiên nhiên của isoprene.

B. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi bị đun nóng.

C. Monome là mắt xích cơ bản trong phân tử polime.

D. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

Xem đáp án
Đáp án D

A sai vì cao su có thể là cao su thiên nhiên hay cao su tổng hợp.

B sai, khi đung nóng sợi xenlulozo sẽ bị cắt mạch.

C sai, mone là chất ban đầu để tạo polime, còn mắt xích là đã tạo polime rồi, phân tử gồm nhiều mắt xích.

D đúng.

-----------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.

Để nắm được phương pháp làm mời các bạn xem chi tiết tại:

........................................

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan 

Đánh giá bài viết
20 166.532
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm