Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là
Tính chất vật lí của Amin
Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến trạng thái tồn tại của amin. Cũng như từ đó vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi cũng như các nội dung câu hỏi liên quan sẽ giúp bạn đọc củng cố, nâng cao kiến thức. Mời các bạn tham khảo.
Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là
A. metylamin.
B. anilin.
C. etylamin.
D. đimetylamin.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Ghi nhớ các amin ở thể khí: metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin
Đáp án B
Tính chất vật lí Amin
Các amin có khả năng tan tốt trong nước. Độ tan trong nước giảm khi số nguyên tử C tăng.
Giữa amin và nước có liên kết Hiđro liên phân tử
Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là chất khí, có mùi khai; các amin còn lại đều tồn tại ở trạng thái lỏng, rắn. Anilin: lỏng, không màu, độc ít tan trong nước dễ bị oxi hóa chuyển thành màu nâu đen.
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. (CH3)3N.
B. CH3NHCH3.
C. CH3NH2.
D. CH3CH2NHCH3.
Câu 2. Ở điều kiện thường chất nào sau đây tồn tại trạng thái rắn?
A. Trimetylamin.
B. Triolein.
C. Anilin.
D. Alanin.
Trimetylamin tồn tại trạng thái khí ở điều kiện thường.
Triolein và anilin tồn tại trạng thái lỏng ở điều kiện thường.
Alanin là amino axit tồn tại trạng thái rắn ở điều kiện thường.
Câu 3. Nhận định nào sau đây là sai
A. Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn, dễ tan trongnước.
B. Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử).
C. Axit glutamic là thuốc hổ trợ thầnkinh.
D. Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic thu được nilon-6 có chứa liên kết peptit.
Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic thu được nilon-6 có chứa liên kết peptit.
Câu 4. Cho các nhận định sau:
a) Amin có từ 3 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân
b) Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc cacbonyl
c) Tùy thuộc cấu trúc của gốc hiđrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm.
d) Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin
Số phát biểu nào sau đây không đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
a) sai vì bắt đầu từ C2H7N đã có đồng phân vị trí nhóm chức.
b) sai (xem lại phần lí thuyết amin)
c) đúng
d) sai vì bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế bằng gốc hiđro cacbon
Câu 5. Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là
A. 7
B. 5
C. 8
D. 6
Các đồng phân là:
- Amin C4H11N có 4 đồng phân amin bậc 1
CH3 - CH2 – CH2 – CH2– NH2: Butan – 1 - amin
CH3 – CH(CH3)CH2NH2: 2 – metylpropan – 1- amin
CH3 – C(NH2)(CH3) – CH3: 2 – metylpropan – 2- amin
CH3– CH2 – CH(NH2) – CH3: Butan – 2- amin
- Amin C4H11N có 3 đồng phân anmin bậc 2:
CH3 – CH2 – CH2 – NH – CH3: N-metylpropan-1-amin
CH3– CH(CH3) – NH – CH3: N-metylpropan-2-amin
CH3 – CH2 – NH - CH2 – CH3: Đimetyl amin
- Amin C4H11N có 1 đồng phân anmin bậc 3
(CH3)2 – N – C2H5: N,N-đimetyletanamin
...................................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.