Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập chuyên đề hình thí nghiệm Hóa học

VnDoc mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tài liệu Bài tập chuyên đề hình thí nghiệm Hóa học, chắc chắn bộ tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ các bạn học sinh rèn luyện chuyên đề hình thí nghiệm Hóa học một cách tốt nhất. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

  • 371 câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp lý thuyết hóa hữu cơ phần 1 có đáp án
  • 10 câu hỏi thực tiễn cực thú vị về Hóa học thí sinh cần biết

Bài tập chuyên đề hình thí nghiệm Hóa học vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài tập được tổng hợp các bài tập về chuyên đề hình thí nghiệm về Hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Bài tập hình vẽ thí nghiệm hóa học

Bài tập chuyên đề hình thí nghiệm Hóa học

A. LƯU Ý CHUNG

I. Về dụng cụ và hóa chất

Trong bất kì hình vẽ nào ở SGK (đặc biệt năm 2017 là SGK lớp 12) cần chú ý một số điểm sau:

- Hóa chất sử dụng là những chất gì? Hóa chất có tác dụng gì?

- Dụng cụ lắp đặt: Nằm nghiêng hay ngang? Vai trò của nó trong bộ thí nghiệm? Phản ứng xảy ra trong dụng cụ chứa hóa chất là gì?

- Điều kiện phản ứng: Đặc, loãng, rắn, có cần đun nóng hay không?

- Thu khí bằng cách nào...

II. Điều chế một số chất khí trong phòng thí nghiệm Chất lỏng + Chất rắn

Bài tập chuyên đề hình thí nghiệm Hóa học

Lưu ý: Khi điều chế khí etilen

Điều chế khí etilen

Khí etilen sinh ra có lẫn CO2 và SO2. Để khí không lẫn tạp chất thì cần phải dẫn qua bông tẩm NaOH đặc để loại bỏ 2 khí này.

Phản ứng xảy ra ở 170°C nên phải cho đá bọt vào để hỗn hợp không sôi đột ngột và quá mạnh sẽ trào chất lỏng ra ngoài, không đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm.

Chất rắn + Chất rắn (ống nghiệm chứa hóa chất nằm ngang, miệng hơi chúc xuống)

Khí

Chất phản ứngPhương trình phản ứng
Chất rắnChất rắn
O2KClO3MnO2 xt2KClO3 \overset{t^{\circ } , MnO_{2} , xt}{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } , MnO_{2} , xt}{\rightarrow}\)3O2 + 2KCl
KMnO42KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)O2 + K2MnO4 + MnO2
NH3NH4ClCa(OH)2
hoặc NaOH
2NH4Cl(r) + Ca(OH)2 (r) \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2NH3 + 2H2O + CaCl2
CH4CH3COONaNaOH/CaO
(vôi tôi xút)
CH3COONa + NaOH \overset{t^{\circ },CaO }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ },CaO }{\rightarrow}\) CH4 + Na2CO3

Đọc thêm:

+ Điều chế oxi

Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm

  • Nếu điều chế oxi bằng nhiệt phân chất rắn thì lắp ống nghiệm sao cho miệng ống nghiệm hơi chúc xuống để đề phòng hỗn hợp có chất rắn ẩm, khi đun hơi nước không chảy ngược lại làm vỡ ống nghiệm.
    Khi ngừng thu khí, phải tháo rời ống dẫn khí rồi mới tắt đèn cồn tránh hiện tượng nước tràn vào ống nghiệm khi ngừng đun.
  • KClO3 là chất dễ gây nổ nên không nghiền nhiều mọt lúc và không nghiền lẫn với bất kì chất nào khác. Lọ đựng KClO3 không để hở nút cạnh: P, C, S nút lọ đựng KClO3 không độn giấy vào
  • Từ: KMnO4 điều chế oxi tuy ít hơn từ KClO3 nhưng dễ mua không cần dùng chất xúc tác và ít
    gây nguy hiểm
  • Khi thu khí O2, đề kiểm tra O2 đã đầy bình chưa ta đưa tàn đóm đỏ vào miệng bình thấy bùng cháy chửng tò O2 đà đầy bình

+ Điều chế NH3

Điều chế khí NH3

Điều chế khí amoniac trong phòng thí nghiệm
+ Làm khô khí bằng CaO. Để điều chế một lượng nhỏ NH3 thì đun nóng dung dịch NH3 đậm đặc

Điều chế khí Metan

  • Thu metan bằng phương pháp đẩy nước do oxi không tan trong nước.
  • Phải dùng CaO mới, không dùng CaO đã rã, CH3COONa phải thật khan trước khi làm thí nghiệm.
  • Nếu hỗn hợp phản ứng bị ẩm thì phản ứng xảy ra chậm.Phải đun nóng bình cầu khí metan mới thoát ra không để ngọn lửa lại gần miệng ống thoát khí.
  • Khi ngừng thu khí, phải tháo rời ống dẫn khí rồi mới tắt đèn cồn tránh hiện tượng nước tràn vào ống nghiệm khi ngừng đun.
  • Khi tháo rời thiết bị nên làm trong tủ hút và tắt hết lửa xung quanh
  • Sử dụng glixerol để bôi trơn bề mặt tiếp xúc giữa thủy tinh và cao su

III. Cách thu khí.

Phải nắm vững tính chất vật lý (tính tan và tỉ khối) để áp dụng phương pháp thu khí đúng.

  • Thu theo phương pháp đẩy không khí:

+ Khí không phản ứng với oxi của không khí.

+ Nặng hơn hoặc nhẹ hơn không khí (CO2, SO2, Cl2, H2, NH3...). Úp ống thu? Ngửa ống thu?

  • Thu theo phương pháp đẩy nước:

+ Khí ít tan trong nước. (H2, O2, CO2, N2, CH4, C2H4, C2H2...).

  • Các khí tan nhiều trong nước (khí HCl, khí NH3):

+ Ở 20oC, 1 thể tích nước hòa tan tới gần 500 thể tich khi hiđro clorua.

+ Ở điều kiện thường, 1 lít nước hòa tan khoảng 800 lít khí amoniac.

Lưu ý: SO2 là khí tan nhiều trong nước chứ không giống như CO2 đâu.

  • 30 đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Hóa Có đáp án
  • Cách nhận biết các chất Hóa học 12
  • Công thức tính nhanh số đồng phân
  • Các công thức giải nhanh trắc nghiệm Hóa học

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập chuyên đề hình thí nghiệm Hóa học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm