Danh pháp các hợp chất hữu cơ
Danh pháp các hợp chất hữu cơ theo chương trình mới
Danh pháp các hợp chất hữu cơ bao gồm cách gọi tên các loại hợp chất hữu cơ và tên gọi của các hợp chất hữu cơ chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
I. Danh pháp chung
1. Tên thông thường
Thường đặt theo nguồn gốc tìm ra chúng đôi khi có phần đuôi để chỉ rõ hợp chất loại nào.
2. Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC
a) Tên gốc – chức
Tên phần gốc gốc _ Tên phần định chức
Ví dụ:
C2H5Cl Ethyl chloride
C2H5OCH3 Ethyl methyl ether
Lưu ý: Các gốc có vần iso và neo viết liền, sec- và tert- có dấu gạch nối “-”
b) Tên thay thế
Tên thay thế được viết liền, không viết cách như tên gốc chức, chia thành ba phần:
Tên phần thế (có thể không có) + Tên mạch carbon chính + Tên phần định chức
Ví dụ:
CH3-CH3 ethane
C2H5-Cl chloroethane
CH3-CH(OH)-CH=CH2 but-3-en-2-ol
Thứ tự ưu tiên trong mạch:
COOH > -CHO > -OH > -NH2 > -C=C > -C≡CH > nhóm thế
Ví dụ:
OHC-CHO ethanedial
HC≡C-CH2-CH2-C(CH=CH2)=CH-CHO 3-vinylhept-2-en-6-ynal
OHC-C≡C-CH2-CH2-C(CH=CH2)=CH-CHO 3-vinyloct-2-en-6-ynedial
3. Số lượng và tên mạch carbon chính
Bảng thống kê số lượng và tên mạch carbon chính từ 1 đến 10:
|
Số lượng |
Mạch chính carbon |
|
1 |
Mono |
Meth |
|
2 |
Di |
Eth |
|
3 |
Tri |
Prop |
|
4 |
Tetra |
But |
|
5 |
Penta |
Pent |
|
6 |
Hexa |
Hex |
|
7 |
Hepta |
Hept |
|
8 |
Octa |
Oct |
|
9 |
Nona |
Non |
|
10 |
Deca |
Dec |
Cách nhớ: Mẹ Em Phải Bón Phân Hóa Học Ở Ngoài Đồng
Bảng liệt kê số lượng từ 1 đến 100:
1 |
Mono |
19 |
|
Nonadeca |
2 |
Di (bis) |
20 |
|
Icosa |
3 |
Tri (tris) |
21 |
|
Henicosa |
4 |
Tetra (tetrakis) |
22 |
|
Docosa |
5 |
Penta (pentakis) |
23 |
|
Tricosa |
6 |
Hexa (hexakis) |
30 |
|
Triaconta |
7 |
Hepta (heptakis) |
31 |
|
Hentriaconta |
8 |
Octa (octakis) |
35 |
|
Pentatriaconta |
9 |
Nona (nonakis) |
40 |
|
Tetraconta |
10 |
Deca (decakis) |
48 |
|
Octatetraconta |
11 |
Undeca |
50 |
|
Pentaconta |
12 |
Dodeca |
52 |
|
Dopentaconta |
13 |
Trideca |
60 |
|
Hexaconta |
14 |
Tetradeca |
70 |
|
Heptaconta |
15 |
Pentadeca |
80 |
|
Octaconta |
16 |
Hexadeca |
90 |
|
Nonaconta |
17 |
Heptadeca |
100 |
|
Hecta |
18 |
Octadeca |
|
|
|
4. Tên một số gốc (nhóm) thường gặp
a) Gốc (nhóm) no alkyl
Từ alkane bớt đi 1 H được nhóm alkyl
CH3-: methyl
CH3-CH2-: ethyl
CH3-CH2-CH2-: propyl
CH3-CH(CH3)-: isopropyl
CH3CH2CH2CH2-: butyl
CH3-CH(CH3)-CH2-: isobutyl
CH3-CH2-CH(CH3)-: sec-butyl
(CH3)3C-: tert-butyl
CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-: amyl
CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-: isoamyl
CH3-CH2-C(CH3)2-: tert-pentyl
(CH3)3C-CH2-: neopentyl
b) Gốc (nhóm) không no
CH2=CH-: vinyl
CH2=CH-CH2-: allyl
c) Gốc (nhóm) thơm
C6H5-: phenyl
C6H5-CH2-: benzyl
Nhóm đặc trưng ở dạng tiền tố (Prefix)
Nhóm |
Tiền tố |
Nhóm |
Tiền tố |
F |
Fluoro- |
NO |
Nitroso- |
Cl |
Chloro- |
NO2 |
Nitro- |
Br |
Bromo- |
OR |
R-oxy- |
I |
Iodo- |
|
|
Nhóm đặc trưng ở dạng tiền tố (Prefix) và hậu tố (Suffix)
Loại hợp chất |
Nhóm |
Hậu tố |
Tiền tố |
Alcohols |
-OH |
-ol |
hydroxy- |
Ketones |
-(C)=O | |
-one |
oxo- |
Aldehydes |
-(C)H=O -CH=O |
-al -carbaldehyde |
oxo- formyl- |
Carboxylic acids |
-(C)OOH -COOH |
-oic acid -carboxylic acid |
carboxy- |
Esters |
-(C)OOR -COOR |
R … -oate R … -carboxylate |
(R-oxy)-oxo- R-oxycarbonyl- |
(C) nghĩa là nguyên tử carbon này được tính trong mạch carbon chính
II. DANH PHÁP CÁC LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ
1. ALKANE
- Alkane (hay parafin) là những hydrocarbon no không có mạch vòng.
- Công thức chung: CnH2n+2 (n 1)
- Cách gọi tên:
+ Chọn mạch chính: mạch carbon dài nhất có nhiều nhánh nhất.
+ Đánh số mạch chính: từ phía phân nhánh sớm hơn.
+ Gọi tên:
Phần nhánh |
Phần mạch chính |
Vị trí nhánh – tên nhánh |
Tên mạch chính + ane |
- Lưu ý:
+ Gọi tên mạch nhánh (tên nhóm alkyl) theo thứ tự vần chữ cái
+ Số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối với tên nhánh đó.
VD:
+ Chọn mạch chính:
Mạch (a): 5C, 2 nhánh Đúng
Mạch (b): 5C, 1 nhánh Sai
+ Đánh số mạch chính: Số 1 từ phía bên phải vì phân nhánh sớm hơn bên trái
+ Gọi tên nhánh: theo thứ tự chữ cái (nhánh Ethyl trước nhánh Methyl) sau đó đến tên mạch C chính rồi đến đuôi ane 3-ethyl-2-methylpentane
2. ALKENE
- Alkene là hydrocarbon mạch hở trong phân tử có một liên kết đôi C=C.
- Công thức phân tử chung: CnH2n (n≥2).
a) Tên thông thường
Tên thường của alkene đơn giản lấy từ tên của alkane tương ứng nhưng đổi đuôi ane thành đuôi ylene.
VD:
CH2=CH2 ethylene
CH2=CH-CH3 propylene
CH2=CH-CH2-CH3 α-butylene
CH3-CH=CH-CH3 β-butylene
CH2=C(CH3)-CH3 isobutylene
b) Tên thay thế
- Cách gọi tên:
+ Chọn mạch chính: mạch carbon dài nhất có chứa liên kết đôi và có nhiều nhánh nhất.
+ Đánh số mạch chính: từ phía gần liên kết đôi hơn.
+ Gọi tên:
Phần nhánh |
Phần mạch chính |
Vị trí nhánh – tên nhánh |
Tên mạch chính – vị trí liên kết đôi – ene |
- Lưu ý:
+ Gọi tên mạch nhánh (tên nhóm alkyl) theo thứ tự vần chữ cái. Số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối với tên nhánh đó.
+ Khi mạch chính chỉ có 2 hoặc 3 nguyên tử C thì không cần ghi vị trí liên kết đôi.
VD:
CH2=CHCH2CH2CH3 pent-1-ene
CH3CH=CHCH2CH3 pent-2-ene
CH2=C(CH3)-CH2CH3 2-methylbut-1-ene
CH3C(CH3)=CHCH3 2-methylbut-2-ene
- Đồng phân hình học của alkene: để có đồng phân hình học thì R1 ≠ R2 và R3 ≠ R4.
+ Mạch chính ở cùng một phía của liên kết đôi: đồng phân cis
+ Mạch chính ở về hai phía của liên kết đôi: đồng phân trans
(Cis – Cùng; Trans – Trái)
VD: But-2-ene
Cis-but-2-ene Trans-but-2-ene
3. ALKADIENE
- Alkadiene là hydrocarbon mạch hở có hai liên kết đôi C=C trong phân tử.
- Công thức phân tử chung: CnH2n-2 (n 3).
a) Tên thông thường
VD:
CH2=C=CH2 allene
CH2=CH-CH=CH2 butadiene
CH2-C(CH3)=CH=CH2 isoprene
b) Tên thay thế
- Cách gọi tên:
+ Chọn mạch chính: mạch carbon dài nhất có chứa hai liên kết đôi và có nhiều nhánh nhất.
+ Đánh số mạch chính: từ phía gần liên kết đôi hơn.
+ Gọi tên:
Phần nhánh |
Phần mạch chính |
Vị trí nhánh – tên nhánh |
Tên mạch chính + a – vị trí các liên kết đôi – diene |
- Lưu ý:
+ Gọi tên mạch nhánh (tên nhóm alkyl) theo thứ tự vần chữ cái. Số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối với tên nhánh đó.
+ Khi mạch chính chỉ có 3 nguyên tử C thì không cần ghi vị trí các liên kết đôi.
VD:
CH2=C=CH2 propadiene
CH2=CH-CH=CH2 buta-1,3-diene
CH2-C(CH3)=CH=CH2 2-methylbuta-1,3-diene
CH2=CH-CH2-CH=CH2 penta-1,4-diene
4. ALKYNE
- Alkyne là hydrocarbon mạch hở trong phân tử có một liên kết ba C≡C.
- Công thức phân tử chung: CnH2n-2 (n 2).
a) Tên thông thường
R-C≡C-R’
Tên R, R’ + acetylene (viết liền)
VD:
CH≡CH acetylene
CH3-C≡C-C2H5 ethylmethylacetylene
CH≡C-CH=CH2 vinylacetylene
b) Tên thay thế
- Quy tắc gọi tên alkyne tương tự như gọi tên alkene, nhưng dùng đuôi yne để chỉ liên kết ba.
- Cách gọi tên:
+ Chọn mạch chính: mạch carbon dài nhất có chứa liên kết ba và có nhiều nhánh nhất.
+ Đánh số mạch chính: từ phía gần liên kết ba hơn.
+ Gọi tên:
Phần nhánh |
Phần mạch chính |
Vị trí nhánh – tên nhánh |
Tên mạch chính – vị trí liên kết ba – yne |
Lưu ý:
+ Gọi tên mạch nhánh (tên nhóm alkyl) theo thứ tự vần chữ cái. Số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối với tên nhánh đó.
+ Khi mạch chính chỉ có 2 hoặc 3 nguyên tử C thì không cần ghi vị trí liên kết ba.
VD:
CH≡CH ethyne
CH≡C-CH3 propyne
CH≡C-CH2CH3 but-1-yne
CH3-C≡C-CH3 but-2-yne
Trong một chất vừa có liên kết đôi và liên kết ba, vần -ene được gọi trước -yne, nhưng lược bỏ 'e'.
VD:
CHC-CH=CH-CH3 pent-3-en-l-yne
CHC-CH=CH2 but-l-en-3-yne
-------------------------------------------------------------
Để có thể xem hết nội dung tài liệu mời các bạn ấn FILE TẢI VỀ bên dưới