Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết: Hợp chất của Crom

Chuyên đề Hóa học 12 Lý thuyết: Hợp chất của Crom. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh giải bài tập Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Hóa học 12: Lý thuyết hợp chất của Crom

I. CROM (II)

1. Oxit CrO

- CrO là một oxit bazơ, màu đen

- CrO có tính khử, trong không khí CrO dễ bị oxi hóa thành Cr2O3.

- CrO tan dễ dàng trong dung dịch HCl loãng; H2SO4 loãng

CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O

CrO + H2SO4 → CrSO4 + H2O

- CrO có tính khử, trong không khí CrO dễ bị oxi hóa thành Cr2O3.

Lý thuyết: Hợp chất của Crom

2. Hidroxit Cr(OH)2

- Cr(OH)2 là chất rắn, màu vàng.

- Cr(OH)2 có tính khử, trong không khí oxi hóa thành Cr(OH)3

4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3

- Cr(OH)2 là một bazơ.

Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + H2O

3. Muối crom (II)

- Muối crom (II) có tính khử mạnh.

4CrCl2 + O2 + 4HCl → 4CrCl3 + 2H2O

- Dung dịch CrCl2 để ngoài không khí lại chuyển từ màu xanh lam sang màu lục

- CrCl2 trong dung dịch phân ly ra Cr2+ và Cl-. Ion Cr2+ tồn tại ở dạng [Cr(H2O)]2+ có màu xanh, nên dung dịch CrCl2 có màu xanh.

- Mặt khác trạng thái oxi hóa +2 của Cr có tính khử mạnh, ngay trong dung dịch CrCl2 bị oxi hóa bởi oxi không khí chuyển thành CrCl3. Ion Cr3+ trong dung dịch tồn tại dưới dạng [Cr(H2O)]3+ có màu lục. Nên trong không khí CrCl2 chuyển từ màu xanh lam sang màu lục.

II. CROM (III)

1. Oxit Cr2O3

- Crom (III) oxit: Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc.

Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O

Cr2O3 + 2NaOH → 2NaCrO2 + H2O

Cr2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Cr(OH)4]

- Được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

2. Hidroxit Cr(OH)3

- Crom (III) hiđroxit: Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính, kết tủa nhầy, màu lục nhạt, tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

- Bị phân huỷ bởi nhiệt tạo oxit tương ứng:

2Cr(OH)3 → Cr2O3 + 3H2O

Chú ý: vì ở trạng thái số oxi hóa trung gian, ion Cr3+ trong dung dịch vừa có tính oxi hóa (trong môi trường axit) vừa có tính khử (trong môi trường bazơ)

Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn2+

2CrO2- + 3Br2 + 8OH- → 2CrO42- + 6Br- + 4H2O

3. Muối crom (III)

- Muối crom (III) có tính khử và tính oxi hóa.

- Muối Cr(III): CrCl3 màu tím, Cr2(SO4)3 màu hồng.

Chú ý: khi vào dung dịch, muối Cr(III) có màu tím - đỏ ở nhiệt độ thường và màu lục khi đun nóng.

- Trong môi trường axit, muối crom (III) có tính oxi hóa bị Zn khử thành muối crom (II)

2Cr3+(dd) + Zn → 2Cr2+ + Zn2+(dd)

Ví dụ:

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2

Cr2(SO4)3 + Zn → 2CrSO4 + ZnSO4

- Trong môi trường kiềm, muối crom (III) có tính khử và bị chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom (VI).

2Cr3+(dd) + 3Br2 → 2Cr6+(dd) + 2Br-(dd)

Ví dụ:

2CrCl3 + 3Br2 + 16KOH → 2K2CrO4 + 6KBr + 6KCl + 8H2O

Cr2(SO4)3 + 3Br2 + 16KOH → 2K2CrO4 + 6KBr + 3K2SO4 + 8H2O

2Cr(NO3)2 + 3Br2 + 16KOH → 2K2CrO4 + 6KBr + 6KNO3 + 8H2O

- Phèn crom - kali K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O có màu xanh tính, được dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.

III. CROM (VI)

1. Oxit CrO3

- CrO3 là một oxit axit, tác dụng với nước tạo ra axit:

CrO3 + H2O → H2CrO4: axit cromic

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7: axit đicromic

- CrO3 có tính oxi hóa mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

2. Muối crom (VI)

Muối cromat: natri cromat (Na2CrO4) và kali cromat (K2CrO4) là muối của axit cromic, có màu vàng của ion cromat (CrO42-).

Muối đicromat: natri cromat (Na2Cr2O7) và kali đicromat (K2Cr2O7) là muối của axit đicromat, có màu da cam của ion đicrom (Cr2O72-).

- Trong môi trường axit, cromat chuyển hóa thành đicromat.

2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O

- Trong môi trường kiềm đicromat chuyển hóa thành cromat.

K2Cr2O7 + 2KOH → 2K2CrO4 + H2O

Các muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh, muối crom (VI) bị khử thành muối crom (III).

Lý thuyết: Hợp chất của Crom

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết: Hợp chất của Crom. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa 12

    Xem thêm