100 câu trắc nghiệm Amin, Amino Axit, Protein có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Amin - Amino Axit - Protein
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc 100 câu trắc nghiệm Amin, Amino Axit, Protein có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 2). Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn giải bài tập Hóa học 12 nhanh và chính xác hơn.
Câu 41: X là một α – aminoaxit no chỉ chứa một nhóm - NH2 và 1 nhóm – COOH. Cho 28,48 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 40,16 gam muối. Tên gọi của X là:
A. Axit aminoaxetic
B. Axit α - aminobutiric
C. Axit α - aminopropionic
D. Axit α - aminoglutaric
Áp dụng bảo toàn khối lượng hay tăng giảm khối lượng đều được:
mHCl + mamin = mmuối → nHCl = 0,32 mol → MX = 28,48 : 0,32 = 89
X là NH2CH(CH3)COOH.
→ Đáp án C
Câu 42: A là một chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng axit glutamic. Đốt cháy hết 1,33 gam A bằng O2, thu được 112 cm3 N2 (đktc). Công thức của A là:
A. HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH
B. H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH
C. HOOCCH2CH(NH2)COOH
D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH
A thuộc dãy đồng đẳng của axit glutamic. Vậy gọi công thức phân tử của A là CnH2n-1NO4.
Trong A có 1 nguyên tử N.
Bảo toàn N, ta có: nA = nN = 2nN2 = 0,01 mol
→ MA = 1,33/0,01 = 133 → n = 4
Vậy CTCT của A là HOOCCH2CH(NH2)COOH.
→ Đáp án C
Câu 43: Với hỗn hợp gồm hai aminoaxit là glyxin (H2NCH2COOH) và alanin (CH3CH(NH2)COOH), có thể thu được bao nhiêu đipeptit khi cho chúng phản ứng với nhau?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Thu được 4 đipeptit là các peptit sau: Gly – Gly, Ala – Ala, Gly – Ala, Ala – Gly.
→ Đáp án D
Câu 44: Ở 90oC, độ tan của anilin là 6,4 gam. Nếu cho 212,8 gam dung dịch anilin bão hòa ở nhiệt độ trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì số gam muối thu được gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 19,45
B. 20,15
C. 17,82
D. 16, 28
Độ tan của anilin là 6,4 gam có nghĩa là 100 gam dung môi hòa tan được 6,4 gam anilin
→ 106,4 gam dung dịch có 6,4 gam anilin.
Vậy 212,8 gam dung dịch có 12,8 gam anilin.
→ nanilin = 0,138 mol
PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
→ mmuối = 17,82 gam.
→ Đáp án C
Câu 45: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là:
A. 0,5 mol
B. 0,65 mol
C. 0,35 mol
D. 0,55 mol
nNaOH = 2.naxitglutamic + nHCl = 0,15.2 + 0,175.2 = 0,65 mol
→ Đáp án B
Câu 46: Hòa tan 30 gam glyxin trong 60 gam etanol rồi thêm từ từ 10 ml dung dịch H2SO4 đặc, sau đó nung nóng một thời gian. Để nguội, cho hỗn hợp vào nước lạnh, rồi trung hòa bằng NH3 dư thu được một sản phẩm hữu cơ có khối lượng 32,96 gam. Hiệu suất của phản ứng là:
A. 75%
B. 80%
C. 85%
D. 60%
Hiệu suất tính theo glyxin:
Thấy ban đầu nglyxin < netanol → H% tính theo glyxin.
→ Đáp án B
Câu 47: Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. amino axit.
D. amin.
- Trong các chai dung dịch đạm có nhiều các axit amin mà cơ thể cần khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật để cơ thể sớm hồi phục. Ngoài ra có các chất điện giải và có thể thêm một số các vitamin, sobitol tùy theo tên thương phẩm của các hãng dược sản xuất khác nhau.
→ Đáp án C
Câu 48: Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong lysin là:
A. 35,96%
B. 43, 54%
C. 27,35%
D. 21,92%
Lysin: H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH
→ Đáp án D
Câu 49: Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dd Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 55,600
B. 53,775
C. 61,000
D. 32,250
nlysin = 7,3/146 = 0,05 mol; nglyxin = 15/75 = 0,2 mol; nKOH = 0,3 mol
Sau phản ứng thu được 3 muối clo của Gly, Lys và K
m = 0,05.219 + 0,2.115 + 0,3.74,5 = 55,6 gam
→ Đáp án A
Câu 50: Aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch:
A. NaOH
B. Na2SO4
C. Cu
D. Pb
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.
→ Đáp án A
Câu 51: Cho chuỗi phản ứng sau: X (+HCl) → Y (+NaOH) → X. Chất nào sau đây phù hợp:
A. H2N-CH2-COOH
B. C6H5NH2
C. Ala-Gly
D. HCOONH4
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O
→ Đáp án B
Câu 52: Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6
B. 10
C. 12
D. 8
Quy trình: X + hỗn hợp axit + hỗn hợp bazơ vừa đủ.
→ nH2O = ∑nOH- = 0,4.(0,1 + 0,2) = 0,12 mol
Bảo toàn khối lượng, ta có:
m = 0,02.118 + 0,02.98 + 0,06.36,5 + 0,04.40 + 0,08.56 – 0,12.18 = 10,43 gam.
→ Đáp án B
Câu 53: Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl x mol/lít, thu được dung dịch chứa 15,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là
A. 0,5.
B. 1,5.
C. 2,0.
D. 1,0.
8,3 (g) Amin + ?HCl → 15,6 (g) muối
Bảo toàn khối lượng, ta có:
nHCl = (15,6 – 8,3)/36,5 = 0,2 mol → x = 0,2/0,2 = 1M.
→ Đáp án D
Câu 54: Cho các chất sau đây:
(1) CH3-CH(NH2)-COOH
(2) OH-CH2-COOH
(3) CH2O và C6H5OH
(4) C2H4(OH)2 và p - C6H4(COOH)2
(5) (CH2)6(NH2)2 và (CH2)4(COOH)2
Các trường hợp có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. 1, 2
B. 3, 5
C. 3, 4
D. 1, 2, 3, 4, 5.
Những chất trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng với nhau sẽ có phản ứng trùng ngưng. Tất cả các chất đã cho đều thỏa mãn:
(1) Tách H2O tạo peptit, hoặc protein
(2) Tách H2O, tạo polyeste
(3) Tách H2O, tạo poly phenol - formandehit
(4) Tách H2O, tao từ lấpn
(5) Tách H2O, tạo tơ nilon 6,6
→ Đáp án D
Câu 55: Cho dung dịch chứa các chất sau:X1 : C6H5 - NH2; X2 : CH3 - NH2; X3 : NH2 - CH2 –COOH; X4 : HOOC-CH2-CH2-CHNH2COOH; X5 : H2N- CH2-CH2-CH2-CHNH2COOH.
Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh?
A. X1, X2, X5
B. X2, X3, X4
C. X2, X5
D. X1, X3, X5
Môi trường mà các chất tạo ra:
X1: Bazo nhưng yếu, không làm đổi màu chỉ thị màu
X2: Bazo
X3: Là chất lưỡng tính tạo môi trường trung tính
X4: Lưỡng tính, tạo mt axit
X5: Lưỡng tính, tạo mt bazo
⇒ X2, X5 thỏa mãn
→ Đáp án C
Câu 56: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
A. 85
B. 68
C. 45
D. 46
X là muối của axit nitric: CH3CH2NH3NO3
CH3CH2NH3NO3 + NaOH → CH3CH2NH2 + NaNO3 + H2O
⇒ Y là etylamin, MY = 45
→ Đáp án C
Câu 57: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z ; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là
A. CH3OH và CH3NH2
B. C2H5OH và N2
C. CH3OH và NH3
D. CH3NH2 và NH3
X là H2NCH2COOCH3;
Y là CH2=CHCOONH4
H2NCH2COOCH3 + NaOH → H2NCH2COONa + CH3OH (Z)
CH2=CHCOONH4 + NaOH → CH2=CHCOONa + NH3 (T) + H2O
→ Đáp án C
Câu 58: Hãy chọn trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt dung dịch các chất: CH3NH2, H2NCOOH, CH3COONH4, anbumin.
A. Dùng quỳ tím, dùng dd HNO3 đặc, dùng dd NaOH
B. Dùng quỳ tím, dùng Ca(OH)2
C. Dùng Cu(OH)2, dùng phenolphtalein, dùng dd NaOH
D. Dùng quỳ tím, dùng dd CuSO4, dùng dd NaOH
Dùng quỳ tím nhận biết được CH3NH2 (hóa xanh các chất khác không làm đổi màu)
Dùng HNO3 đặc nhận biết albumin (tạo màu vàng)
Dùng NaOH nhận biết CH3COONH4 (tạo khí)
Chú ý: H2NCOOH có tên gọi là axit cacbamic bị phân hủy ngay thành CO2 và NH3
→ Đáp án A
Câu 59: Một este có CT C3H7O2N, biết este đó được điều chế từ amino axit X và rượu metylic. Công thức cấu tạo của amino axit X là:
A. CH3 – CH2 – COOH
B. H2N – CH2 – COOH
C. NH2 – CH2 – CH2 – COOH
D. CH3 – CH(NH2) – COOH
Este có CTCT là: H2NCH2COOCH3, điều chế từ H2NCH2COOH và CH3OH
→ Đáp án B
Câu 60: Một chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. Cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nhẹ, thu được muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí etan. Cho biết CTCT phù hợp của X?
A. CH3COOCH2NH2
B. C2H5COONH4.
C. CH3COONH3CH3
D. Cả A, B, C
Nung Y với vôi tôi xút tạo etan ⇒ Y là CH3CH2COONa ⇒ X là CH3CH2COONH4
CH3CH2COONH4 + NaOH → CH3CH2COONa + NH3 + H2O
→ Đáp án B
Câu 61: Các chất X, Y, Z có cùng CTPT C2H5O2N. X tác dụng được cả với HCl và Na2O. Y tác dụng được với H mới sinh tạo ra Y1. Y1 tác dụng với H2SO4 tạo ra muối Y2. Y2 tác dụng với NaOH tái tạo lại Y1. Z tác dụng với NaOH tạo ra một muối và khí NH3. CTCT đúng của X, Y, Z là:
A. X (HCOOCH2NH2), Y (CH3COONH4), Z (CH2NH2COOH)
B. X (CH3COONH4), Y (HCOOCH2NH2), Z (CH2NH2COOH)
C. X (CH3COONH4), Y (CH2NH2COOH), Z (HCOOCH2NH2)
D. X (CH2NH2COOH), Y (CH3CH2NO2), Z (CH3COONH4)
X là: CH2NH2COOH
CH2NH2COOH + HCl → CH2NH3ClCOOH
CH2NH2COOH + Na2O → CH2NH2COONa + H2O
Y là: CH3CH2NO2:
CH3CH2NO2 + [H] → CH3CH2NH2 (Y1)
CH3CH2NH2 + H2SO4 → CH3CH2NH3HSO4 (Y2)
CH3CH2NH3HSO4 + 2NaOH → CH3CH2NH2 + Na2SO4 + H2O
Z là CH3COONH4: CH3COONH4 + NaOH → CH3COONa + NH3 + H2O
→ Đáp án D
Câu 62: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là
A. axit β-aminopropionic
B. mety aminoaxetat
C. axit α- aminopropionic
D. amoni acrylat
X làm mất màu Br2 ⇒ X chứa nối đôi C=C ⇒ X là CH2=CHCOONH4 (Amoni acrylat) CH2=CHCOONH4 + Br2 → CH2BrCHBrCOONH4
→ Đáp án D
Câu 63: Một amino axit A có 40,4% C; 7,9% H; 15,7 % N; 36%O và MA = 89. Công thức phân tử của A là:
A. C4H9O2N
B. C3H5O2N
C. C2H5O2N
D. C3H7O2N
Gọi công thức của A là CxHyOzNt
⇒ x = (89/12). 40,4% = 3; y = (89/1). 7,9% = 7; z = (89/16). 36% = 2; t = (89/14). 15,7% = 1
⇒ A là C3H7O2N
→ Đáp án D
Câu 64: Axit glutamic (HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH) là chất
A. Chỉ có tính axit
B. Chỉ có tính bazo
C. Lưỡng tính
D. Trung tính
Trong phân tử axit glutamic HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH có chứa -COOH (tính axit) và nhóm - NH2 (tính bazo)
⇒ Axit glutamic là chất có tính lưỡng tính.
→ Đáp án C
Câu 65: Ứng với công thức C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Các đồng phân amino axit có thể có là: CH3CH(NH2)COOH; H2NCH2CH2COOH.
⇒ Có 2 đồng phân
→ Đáp án A
Câu 66: Thủy phân 14,6 gam Gly – Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 20,8
B. 18,6
C. 22,6
D. 20,6
Phản ứng: Gly – Ala + 2NaOH -to→ GlyNa + AlaNa + H2O
→ mmuối = 97nglyNa + 111nAlaNa = 20,8 gam
→ Đáp án A
Câu 67: Khi thủy phân hoàn toàn peptit có công thức hóa học
H2N - CH(CH3) - CONH - CH2 - CONH - CH2 - CONH - CH2 - CONH - CH(CH3) - COOH
Thì sản phẩm thu được có tối đa bao nhiêu peptit có phản ứng màu biure?
A. 5
B. 3
C. 4
D. 10
Peptit X có thể viết lại dưới dạng: A – B – B – B – A
Peptit có phản ứng màu biure phải là peptit có 3 peptit liên kết với nhau trở đi
→ A – B – B, B – B – B, B – B – A, B – B – B – A, A – B – B – B.
→ Đáp án A
Câu 68: Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Gly – Ala, Phe – Val và Ala – Phe. Cấu tạo của X là:
A. Gly – Ala – Val – Phe.
B. Val – Phe – Gly – Ala.
C. Ala – Val – Phe – Gly.
D. Gly – Ala – Phe – Val.
Gly – Ala + Ala – Phe + Phe – Val = tetrapeptit → X là: Gly – Ala – Phe – Val.
→ Đáp án D
Câu 69: Số liên kết peptit trong phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Peptit có n mắt xích thì sẽ có (n – 1) liên kết peptit.
Peptit Ala – Gly – Ala – Gly có 4 mắt xích → có 3 liên kết peptit.
→ Đáp án C
Câu 70: Trong phân tử Gly – Ala, amino axit đầu C chứa nhóm:
A. NO2
B. NH2
C. COOH
D. CHO
Gly – Ala: H2NCH2CO-NHCH(CH3)COOH → amino axit đầu C chứa nhóm COOH.
→ Đáp án C
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Dạng bài tập phản ứng trùng ngưng của Amino Axit
- Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết ứng dụng và điều chế Amino Axit
- Dạng bài tập phản ứng màu biure của Peptit
- Các phản ứng thủy phân Peptit và Protein
- Các phản ứng màu đặc trưng của Protein
- 100 câu trắc nghiệm Amin, Amino Axit, Protein có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 1)
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn 100 câu trắc nghiệm Amin, Amino Axit, Protein có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 2). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.