Nghị luận xã hội về trách nhiệm với bản thân

Nghị luận xã hội về trách nhiệm với bản thân là tài liệu do VnDoc biên soạn theo chương trình Ngữ Văn 12 với mong muốn giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập cho những kì thi của mình cũng như ôn thi THPT sắp tới.

I. Dàn ý Nghị luận về trách nhiệm với bản thân

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm với bản thân.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp và gián tiếp tùy vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Trách nhiệm với bản thân: là việc mỗi người tự ý thức được con người mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, cố gắng phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để bản thân tốt hơn từng ngày.

b. Phân tích

Người sống có trách nhiệm với bản thân là người tự giác trong công việc cũng như trong cuộc sống của bản thân mình, luôn hoàn thành mọi việc một cách đúng hạn và trọn vẹn nhất, không để bản thân rơi vào tình trạng quá tải hay căng thẳng, mệt mỏi.

Cuộc sống của chúng ta luôn có những khó khăn, thử thách mà ta không thể lường trước được, sẽ có những lúc ta nản chí muốn bỏ cuộc, nhưng nếu ta buông xuôi, mặc kệ mọi chuyện đồng nghĩa với việc ta sống vô trách nhiệm với bản thân. Người có trách nhiệm với bản thân sẽ tìm cách vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách để hướng đến những điều tốt đẹp hơn.

Người sống có trách nhiệm với bản thân sẽ được mọi người yêu quý, tin tưởng, học tập theo, từ đó lan tỏa được những thông điệp tốt đẹp ra cộng đồng.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những con người sống có trách nhiệm với bản thân, cố gắng vươn lên để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải cụ thể, chính xác, nổi bật.

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với thói ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình. Lại có những người sống vô trách nhiệm, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc,… Những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: trách nhiệm với bản thân; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về trách nhiệm với bản thân

Nghị luận xã hội 200 chữ về trách nhiệm với bản thân - Mẫu 1

Không có bất cứ một tiêu chuẩn nhất định nào khẳng định rằng bạn đã trưởng thành. Nhưng khi chúng ta sống có trách nhiệm với bản thân, chính là một biểu hiện của sự trưởng thành. Trách nhiệm với bản thân là việc mỗi người tự ý thức được con người mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, cố gắng hoàn thiện để bản thân tốt hơn từng ngày. Sống có trách nhiệm với bản thân có nghĩa là chúng ta phải quyết định cho mình những mục tiêu rõ ràng và hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Chúng ta cần phải có kế hoạch hành động và chủ động học hỏi để phát triển bản thân. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải tự chịu trách nhiệm cho những hành động của mình và đưa ra quyết định đúng đắn trước khi hành động. Sức khỏe cũng là một tiêu chí thể hiện bạn đang đối xử với bản thân như thế nào. Ta phải dành sự quan tâm cao đến sức khỏe và tránh những hành động gây hại cho sức khỏe của mình. Chúng ta cần phải ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và đảm bảo giấc ngủ đầy đủ để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Không chỉ vậy, khi ta có trách nhiệm với bản thân cũng chính là khi ta có tinh thần trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Bên cạnh những người sống có trách nhiệm thì còn rất nhiều những người sống vô trách nhiệm, họ vô trách nhiệm với chính bản thân họ, lười nhác, ích kỷ, thụ động. Đây chính là một gánh nặng của gia đình và xã hội. Vì thế, mỗi ngày chúng ta hãy yêu thương và nâng niu bản thân mình hơn một chút, bởi đó chính là chìa khóa đưa bạn đến thành công.

Nghị luận xã hội 200 chữ về trách nhiệm với bản thân - Mẫu 2

Mỗi bông hoa chỉ nở một lần, cũng như mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất. Chính vì thế, chúng ta hãy sống có trách nhiệm đối với chính bản thân mình để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trách nhiệm với bản thân là việc mỗi người tự ý thức được con người mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, cố gắng phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để bản thân tốt hơn từng ngày. Người sống có trách nhiệm với bản thân là người tự giác trong công việc cũng như trong cuộc sống của bản thân mình, luôn hoàn thành mọi việc một cách đúng hạn và trọn vẹn nhất, không để bản thân rơi vào tình trạng quá tải hay căng thẳng, mệt mỏi. Cuộc sống của chúng ta luôn có những khó khăn, thử thách mà ta không thể lường trước được, sẽ có những lúc ta nản chí muốn bỏ cuộc, nhưng nếu ta buông xuôi, mặc kệ mọi chuyện đồng nghĩa với việc ta sống vô trách nhiệm với bản thân. Người có trách nhiệm với bản thân sẽ tìm cách vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách để hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Người sống có trách nhiệm với bản thân sẽ được mọi người yêu quý, tin tưởng, học tập theo, từ đó lan tỏa được những thông điệp tốt đẹp ra cộng đồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với thói ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình. Lại có những người sống vô trách nhiệm, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc,… Những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân. Là một người học sinh, ngay từ hôm nay, khi còn người trên ghế nhà trường, chúng ta hãy sống có trách nhiệm với chính mình bằng cách cố gắng học tập thật tốt, tu dưỡng đạo đức, vâng lời người trên; bên cạnh đó sống có mục tiêu, ước mơ và nỗ lực theo đuổi chúng đến cùng. Không ai sinh ra đã tài giỏi hay hoàn mĩ, tất cả đều nhờ vào công sức cố gắng không ngừng nghỉ từng ngày.

Nghị luận xã hội 200 chữ về trách nhiệm với bản thân - Mẫu 3

Cuộc sống hiện đại với thật nhiều cám dỗ, khiến con người ta dễ dàng bị cuốn theo những thứ không tốt, con người sống dễ dàng buông thả. Vì vậy mỗi chúng ta cần phải sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.

Trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là trách nhiệm, trách nhiệm là nghĩa vụ mà chúng ta cần hoàn thành. Sống có trách nhiệm là việc chúng ta phải sống tốt đẹp, sống có ước mơ, hoài bão, tránh xa những cám dỗ, nghiêm khắc đặt bản thân vào trong khuôn khổ.

Để sống có trách nhiệm, chúng ta phải sống có trách nhiệm với bản thân. Tránh xa những thói hư, tật xấu, sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão. Có nguyên tắc sống, không ỷ lại vào người khác hoặc làm những việc ảnh hưởng tới tương lai của mình.

Sống có trách nhiệm với gia đình, là một người con ngoan, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Sống đúng chuẩn mực đạo đức lành mạnh. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái bởi vì tính cách một đứa trẻ có ảnh hưởng rất lớn từ gia đình, chính vì vậy muốn một đứa trẻ trở thành một người tốt, thì ngay khi còn trong nôi, gia đình cần phải có trách nhiệm dạy con phải biết yêu thương, chia sẻ.

Sống có trách nhiệm đối với xã hội là sống có ích, cống hiến sức lực, trí óc của mình để xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

Biểu hiện của việc sống trách nhiệm rất đa dạng. Đó là những hành động thường ngày trong cuộc sống, biết sống giản dị, làm tốt vai trò xã hội đã phân công cho mỗi người. Là một học sinh, chúng ta cần sống có trách nhiệm trong việc học tập, tuân thủ nội quy trường lớp, vâng lời thầy cô, ông bà, cha mẹ.

Một người sống có trách nhiệm là một người luôn hoàn thành tốt công việc được giao cho dù đó là việc to hay nhỏ. Sống trách nhiệm với xã hội sống không thờ ơ, tránh xa các thói hư, tật xấu trong xã hội. Làm việc thiện, dám đứng lên đấu tranh chống cái xấu, cái ác.

Bên cạnh những tấm gương sống có trách nhiệm, có thái độ sống lành mạnh thì còn rất nhiều những người sống vô trách nhiệm, họ vô trách nhiệm với chính bản thân họ, ăn chơi, bị cuốn vào những tệ nạn xã hội, gây lên gánh nặng cho gia đình và xã hội. Những người sống vô trách nhiệm sẽ làm đẩy lùi sự phát triển của xã hội.

Vai trò của mỗi cá nhân trong công cuộc đổi mới là vô cùng quan trọng và ý thức sống có trách nhiệm của cá nhân chính là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Việc sống có trách nhiệm là lối sống lành mạnh và cần được phát huy.

Nghị luận xã hội 200 chữ về trách nhiệm với bản thân - Mẫu 4

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kỹ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trong thời đại 4. 0 là nơi của sự kết nối và truyền tải, nếu bạn không muốn dễ dàng mất điểm trước mọi người một cách công khai nhanh chóng, thì chính bạn đã dám làm thì cần phải có can đảm chịu trách nhiệm trước điều đó. Vì vậy việc bạn cần làm chính là xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những điều nhỏ nhất: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ nội quy nhà trường, luật an toàn giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm… Bởi khi bạn biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của bản thân thì có lẽ đó cũng là lúc bạn bắt đầu trưởng thành.

Nghị luận xã hội 200 chữ về trách nhiệm với bản thân - Mẫu 5

Mỗi chúng ta ai cũng phải trưởng thành, có trách nhiệm với lựa chọn của bản thân và cần cố gắng, nỗ lực hết sức mình trong cuộc sống. Muốn cuộc sống tốt đẹp hơn thì ta cần có tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống. Tinh thần trách nhiệm trong công việc là việc mỗi người nỗ lực hết sức mình trong công việc mình đang làm, làm việc có chiến lược, hiệu quả và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước những điều bản thân đã làm. Tinh thần trách nhiệm trong công việc là một yếu tố mà mỗi người cần có để có thể thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Ai rồi cũng sẽ phải khôn lớn, phải nỗ lực làm việc để tạo ra được những giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội, chính vì thế, việc rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho chính mình là điều nên làm và phải làm. Tinh thần trách nhiệm sẽ giúp ta hoàn thành công việc và nhiệm vụ được tốt hơn, từ đó được mọi người xung quanh công nhận năng lực của mình và được quý mến, tin tưởng, tín nhiệm hơn, con đường công danh sự nghiệp cũng vì thế mà sáng sủa hơn. Sẽ chẳng có cơ hội nào mở ra với những người lười biếng, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, qua loa, sơ sài, chính thái độ của ta đối với công việc sẽ là con đường quyết định ta có đi đến được thành công hay không. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm của bản thân đối với công việc của mình. Cũng có những người lười biếng, quen sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không nỗ lực vươn lên, tạo dựng cho bản thân một cuộc sống tốt đẹp,… Những người này thật đáng chê trách và cần phải thay đổi lối sống của bản thân nếu muốn trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta – những người trẻ chính là lao động nòng cốt của đất nước sau này, hãy nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân cho thật tốt đồng thời sống có trách nhiệm để sau này có được cuộc sống tốt đẹp, cống hiến được những điều có ý nghĩa nhất cho xã hội.

Nghị luận xã hội 200 chữ về trách nhiệm với bản thân - Mẫu 6

Trong cuộc sống phức tạp của chúng ta, với nhiều áp lực từ công việc và gia đình, không nên quên đi những lối sống quan trọng như lối sống có trách nhiệm. Sống có trách nhiệm đòi hỏi chúng ta thực hiện đầy đủ bổn phận, nghĩa vụ và chức trách đối với bản thân, gia đình và xã hội. Hơn nữa, chúng ta phải chịu trách nhiệm cho suy nghĩ, hành động và hành vi của mình, đồng thời gánh vác và sửa chữa lỗi sai. Trong thời đại hiện nay, các bạn trẻ ngày càng hiểu được trách nhiệm của mình đối với đất nước và các công việc của mình, bao gồm bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước và trở thành một người có lối sống trách nhiệm với gia đình. Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh, chúng ta cần phải sống có trách nhiệm để bảo vệ bản thân và cả xã hội. Hãy cùng chú trọng đến bổn phận và trách nhiệm của mình để sống một cuộc sống có ý nghĩa.

Nghị luận xã hội 200 chữ về trách nhiệm với bản thân - Mẫu 7

"Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng". Con người chúng ta sống không chỉ là sống riêng cho bản thân mình mà còn sống vì cộng đồng, xã hội. Con người chính là nhân tố cấu thành nên xã hội, mỗi nhân tố sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với xã hội. Để xã hội ngày một tốt hơn, mỗi con người cần phải sống có trách nhiệm. Sống có trách nhiệm là việc mỗi cá nhân phải biết hoàn thành những công việc, nghĩa vụ mà mình được giao. Có tinh thần trách nhiệm luôn sẵn sàng dốc hết sức lực và nhiệt huyết để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Khi phạm lỗi, dám đối mặt với những lỗi lầm mình gây ra, không né tránh hay đùn đẩy trách nhiệm. Mỗi người chúng ta cần nên sống có trách nhiệm, vì đó thể hiện lòng tự trọng của mỗi con người. Sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn đặc biệt trong cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay thì việc mỗi người được sinh ra với một sứ mệnh, nhiệm vụ riêng càng cần phải có trách nhiệm. Việc xác định trách nhiệm của mỗi người là một việc rất quan trọng. Khi còn là một học sinh ta phải xác định được trách nhiệm của mình là học tập thật tốt. Chúng ta cần chú tâm học tập, tìm tòi, khám phá bởi kiến thức không chỉ có trong sách vở mà nó có ở trong cuộc sống thực tế. Có rất nhiều những bài học không có trong sách, đòi hỏi con người phải tự mình trải nghiệm để rút ra bài học, những bài học đó đôi khi phải trả một cái giá rất đắt, nhưng nó giúp chúng ta trưởng thành hơn. Cũng không nên học quá nhiều mà không có chất lượng, học vẹt, học xuông chính những điều đó sẽ giết chết tri thức. Thế hệ trẻ chính là chủ nhân tương lai của đất nước, vì vậy để đất nước ngày càng phát triển, chúng ta cần có trách nhiệm với chính nơi mình sinh sống. Những trách nhiệm đó không quá cần to lớn, chúng tới từ những hành động nhỏ nhất như không xả rác, không hút thuốc, giữ gìn vệ sinh chung... Việc sống có trách nhiệm được thể hiện qua các hành động thường ngày như đúng giờ, đúng hẹn, giữ chữ tín. Bên cạnh những bạn trẻ có ý thức, sống có trách nhiệm thì vẫn có một bộ phận giới trẻ sống vô trách nhiệm. Những hành động vô trách nhiệm đó sẽ gây lên những hậu quả nghiêm trọng. Thái độ đó thật đáng trách. Mỗi thanh niên hiện nay cần sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Việc sống có trách nhiệm khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội 200 chữ về trách nhiệm với bản thân - Mẫu 8

Mỗi con người khi xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân cũng chính là xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội nhất. Chính vì thế, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước hiện nay còn nhiều trăn trở.

Để hiểu được trách nhiệm của bản thân mình đối với quê hương đất nước, trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là trách nhiệm của tuổi trẻ. Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước chính trách nhiệm giữ gìn nền độc lập đang có, tích cực xây dựng một đất nước ngày càng vững mạnh, giàu đẹp, văn minh.

Chúng ta cần sống với lòng biết ơn thế hệ đi trước vì mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Hiểu một cách đơn giản, mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là đang cống hiến cho tổ quốc. Trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc còn là trách nhiệm yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Là một học sinh, để cống hiến cho nước nhà, trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô, rèn luyện cả về trí tuệ lẫn đạo đức để hoàn thiện bản thân mình một cách tốt nhất. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, hiểu rõ tầm quan trọng của đất nước đối với bản thân mình. Cần phải luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh… có như vậy mới xứng đáng là một công dân gương mẫu của nước nhà.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi những công việc chung là việc của người khác, thờ ơ, vô trách nhiệm… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

Ai sinh ra cũng có cội nguồn, cũng có đất nước, quê hương. Chúng ta hãy sống và cống hiến hết mình để làm cho cuộc sống của mình tươi đẹp hơn cũng như góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

Nghị luận xã hội 200 chữ về trách nhiệm với bản thân - Mẫu 9

Dù ở bất cứ thời kì nào, trong giai đoạn nào, chúng ta cũng cần sống với tinh thần trách nhiệm. Sống có trách nhiệm để mọi việc được hoàn thiện trọn vẹn hơn, ý nghĩa hơn, con người tiến bộ hơn. Đặc biệt là trách nhiệm trong công việc. Tinh thần trách nhiệm trong công việc chính là việc mỗi người hoàn thành thật tốt công việc được giao đúng thời hạn, đúng tiến độ với sự chỉn chu, bài bản. Tinh thần trách nhiệm trong công việc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với con người. Bước ra khỏi cánh cổng trường học là chúng ta chính thức bước chân vào thị trường lao động. Chính vì thế, làm việc có trách nhiệm vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của chúng ta phải làm để có được hiệu quả công việc cũng như có nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình và tạo của cải vật chất cho xã hội. Nếu không có tinh thần trách nhiệm, chúng ta sẽ làm việc một cách hời hợt, thiếu đi tâm huyết, công việc cũng sẽ không phát triển. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Là một học sinh, muốn trở thành một công dân tốt, một người lao động có trách nhiệm với xã hội thì trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Sống có ước mơ, biết vươn lên để thực hiện ước mơ của mình và luôn sống hết mình với những mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với việc học tập, làm việc mà chểnh mảng ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đến sự tiến bộ tập thể,… Những người này đáng bị phê phán và cần thay đổi cách làm việc, sống có trách nhiệm hơn nếu muốn tiến bộ. Làm việc là quá trình rất dài và gần như xuyên suốt đời người. Hãy rèn luyện cho mình một tinh thần trách nhiệm trong công việc ngay từ bây giờ trước khi quá muộn màng.

Nghị luận xã hội 200 chữ về trách nhiệm với bản thân - Mẫu 10

Mỗi người, ai cũng có quyền lựa chọn cho mình một cách sống. Hẳn ai sống đúng nghĩa cũng đều đã hình thành cho mình thái độ sống có trách nhiệm với bản thân. Nhưng liệu chỉ sống vì mình thôi đã đủ chưa hay còn phải sống cho gia đình và cho cả xã hội. Sống có trách nhiệm với bản thân là biết nhận thức và giữ gìn được những giá trị bản thân. Điều này cũng là để cho gia đình và xã hội. Nhưng cách sống quá đề cao bản thân mà không màng đến người khác là một lối sống ích kỉ. Đó là sống vị kỉ. Người Trung Quốc có câu “Sống không vì mình thì trời tru đất diệt”. Câu nói này đề cao lối sống có trách nhiệm với bản thân. Đây cũng là lối sống của đa số các bạn trẻ hiện nay. Ranh giới giữa việc sống có trách nhiệm với bản thân và sống cho riêng mình rất mỏng manh. Vì vậy, cuộc đời con người có ý nghĩa hay không là do biết dừng đúng lúc. Lấy một so sánh giữa hai nhân vật nổi tiếng mang tầm ảnh hưởng đến cả thế giới là Steve Job và Bill Gates. Điểm khác biệt ở Bill Gates chính là ông đã biết chọn cho mình một điểm dừng. Khi đã thành công trong lĩnh vực của mình, ông chuyển hướng sang những tổ chức từ thiện để sau đó tên tuổi của ông được nhắc đến như một “người hùng- vị cứu tinh” cho người nghèo, đặc biệt là người dân Châu Phi. Bill Gates đã sống cho mình và cũng đã dừng lại để sống cho xã hội. Điều này làm cho giá trị bản thân ông được nâng cao. Giá trị tổng thể của con người được thể hiện ở ba phương diện: Đó là nhân diện (Những gì bạn đang sở hữu), nhân hiệu (Tài năng của bạn), giá trị nhân phẩm (Chuẩn mực đạo đức của bạn). Giá trị bên ngoài không nói lên được điều gì. Đó chỉ là giá trị tạm thời. Người sống vì mình luôn chú trọng đến giá trị bên ngoài - vẻ đẹp bên ngoài và tiền bạc trong tay. Người sống có trách nhiệm với bản thân luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng tài năng và nhân phẩm. Tài năng phải do gọt dũa, rèn luyện mà thành. Tuy nhiên, ranh giới giữa những giá trị khá mỏng manh. Vì vậy không nên tuyệt đối hóa giá trị riêng mình. Nhiều người đã bất chấp thủ đoạn, chà đạp lên người khác để đảm bảo quyền lợi của mình. Họ có thể dùng tiền mua bằng cấp để tạo nên giá trị nhân hiệu. Nhưng đó không phải là giá trị đích thực. Đó là cách sống vị kỉ. Xã hội con người vốn đa dạng. Có những người sống vị kỉ nhưng cũng có những người sống quên mình vì người khác. Nước Nhật vừa trải qua một trận động đất kinh hoàng để lại biết bao nhiêu tổn thất cho người dân. Con người ở giữa cái chết và cái sống. Một em bé lạc mất cha mẹ, bơ vơ, lạ lẫm, xếp hàng hằng giờ liền để nhận lương khô. Em được viên cảnh sát cứu trợ ưu tiên nhận trước, nhưng em đã chối từ vì còn nhiều người đói hơn em. Đó là một cử chỉ đẹp xuất phát từ một tâm hồn đẹp. Dù nhỏ tuổi nhưng em đã biết sống cho người khác. Có sự hi sinh cao đẹp và có cả sự hi sinh đau đớn. Trong một video clip trên mạng xã hội mà tôi từng được xem, ông bố là người điều khiển cây cầu vượt. Ông có một cậu con trai duy nhất. Một lần, không may bộ phận điều khiển gặp trục trặc. Cậu con trai chơi gần đó phát hiện ra và cố hạ cần gạt. Đến khi người cha nhận ra thì đã muộn. Con ông bị mắc kẹt dưới gầm cầu. Chưa đầy một phút, ông phải đưa ra quyết định. Người đàn ông hạ cần gạt. Đồng nghĩa với việc ông hi sinh cậu con trai. Đó là sự hi sinh đau đớn. Ông đã hi sinh để đem lại hạnh phúc tổng thể cho nhiều người. Không ai là không sống cho bản thân. Nhưng tùy vào cách sống mà họ lựa chọn có là lối sống đẹp hay chưa? Sống không nên buông thả hay quá đề cao bản thân mình. Vì như vậy sẽ làm cho bạn cách xa mọi người. Hoặc quá xem thường bản thân sẽ dẫn đến tự hủy hoại bản thân mình. Không khỏi nhắc đến việc xem thường bản thân là một điều dại khờ. Tính mạng và tinh thần của bạn là kết quả của bố mẹ mang nặng đẻ đau. Bạn cần phải nâng niu, trân trọng. Nhưng đừng vỉ bản thân mà chà đạp lên người khác. Phải biết dung hòa giữa quyền lợi cá nhân và tập thể. Phải biết chia sẻ để cuộc đời có ý nghĩa. Vì tất cả đều phải tương đối thì mới tồn tại được. Hãy sống có trách nhiệm với bản thân nhưng cần có điểm dừng giữa hai lối sống vì mình và vì cả người khác nữa. Vì cuộc sống còn biết bao nhiêu người khác đang cần ta chia sẻ. Chia sẻ cho họ cũng là cho mình đấy thôi. Bởi vì “Khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta còn vương mùi hương” – Ngạn ngữ Bungari.

Nghị luận xã hội 200 chữ về trách nhiệm với bản thân - Mẫu 11

Trong cuộc sống, thái độ tự chịu trách nhiệm đối với mọi hành động, lời nói của bản thân là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Thật vậy, việc ý thức được trách nhiệm sẽ giúp mỗi người có được những hành động chuẩn mực hơn trong đời sống hàng ngày. Tinh thần tự giác chịu trách nhiệm được thể hiện ở trước, đang và sau việc mà mỗi người làm. Người mà có tinh thần tự giác, chịu trách nhiệm không chỉ nhận thức được việc mình đang làm sẽ không ảnh hưởng xấu đến người khác và nếu giả sử có trường hợp xấu xảy ra thì người đó cũng sẽ tự gánh vác hậu quả của mình. Việc có ý thức và tinh thần tự chịu trách nhiệm hành vi trong cuộc sống sẽ giúp mỗi người có những hành vi chuẩn mực và hợp lý hơn. Nguyên nhân là vì ta có quá trình suy nghĩ, cân nhắc, tránh được sự bốc đồng và nhanh ẩu đả. Thứ hai, việc có ý thức và tinh thần tự chịu trách nhiệm hành vi trong cuộc sống sẽ giúp mỗi người nhận được nhiều sự tín nhiệm từ những người xung quanh. Trên thực tế, ai cũng sẽ kính nể những người có tinh thần làm việc giàu trách nhiệm và có kỷ luật trong cuộc sống. Hơn nữa, tinh thần tự chịu trách nhiệm cũng đi kèm với thái độ sống giàu lòng tự trọng, phẩm chất mà mỗi người đều cần có. Tóm lại, việc tự chịu trách nhiệm với bản thân là thái độ sống cần phải có trong cuộc sống để có được một cuộc sống hạnh phúc và có kỷ luật hơn.

Nghị luận xã hội 200 chữ về trách nhiệm với bản thân - Mẫu 12

Tinh thần “sống có trách nhiệm” rất cần thiết đối với tất cả chúng ta. Vào năm 2007, chính sách giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng chủ đề “sống có trách nhiệm” để làm chủ đề chính cho năm học, nhằm giúp học sinh rèn luyện tư chất bản thân và nâng cao kỹ năng sống, tinh thần trách nhiệm vốn có. Vậy “sống có trách nhiệm” là gì? Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân. . . dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Bổn phận là học sinh, là những tinh hoa tương lai của đất nước. Chúng ta phải có trách nhiệm với bản trách nhiệm với gia đình, những người xung quanh và có trách nhiệm trong quá trình học tập. Trở nên có trách nhiệm với bản thân nghĩa là tập trung vào những mong muốn, nhu cầu của mình đồng thời tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề của bản thân. Điều cấm kị nhất đối với mỗi cá nhân là đứng cách ly, tự tách biệt mình với xã hội. Phải để bản thân tham gia các hoạt động tập thể, trái nghiệm những cái tốt đẹp và mới mẻ để tự rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân. Gia đình là nền tảng xây dựng lên nhân cách của mỗi con người, một đứa trẻ sinh và lớn lên theo chiều hướng xấu hay tốt một phần là do ảnh hưởng của gia đình. Vì thế nên đối với gia đình, ta phải xây dựng cho mình một hình mẫu ngoan ngoãn, lễ phép và yêu quý các thành viên khác. “Kính trên nhường dưới” là tiêu chuẩn đặc biệt cần chú trọng trong quan hệ gia đình. Mặt khác, ta cũng cần phải biết chia sẻ và yêu thương. Sẽ không bao giờ thiệt thòi nếu ta cho đi yêu thương của chính mình. Và vấn đề, cũng như trách nhiệm chính yếu của mỗi học sinh chính là học tập. Trong học tập, chúng ta cần phải chú tâm và biết tìm tòi, khám phá. Kiến thức không chỉ gói gọn trong những trang sách mà còn trải dài ra thế giới bao la nhiệm vụ của mỗi học sinh là sử dụng sách vở để dẫn dắt ta ra thế giới kiến thức đó, tìm kiếm và thu thập những tài liệu quý báu cho bản thân, trau dồi kinh nghiệm thực tế để giúp đỡ ta trong quá trình học tập. Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học cũng có ý nghĩa không kém. Không phải học nhồi nhét là tốt, mà học phải đi đôi với hành, vận dụng những kiến thức được học vào đời sống để làm cuộc sống ý nghĩa hơn mới gọi là học. Và tránh ngay kiểu học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là những cách học giết chết tri thức bạn. Bên cạnh đó, ta phải biết tự điều chỉnh hành vi trong việc học, giữ cho tâm mình ngay thẳng thật thà là một điều tốt. Giả sử như trong một bài kiểm tra nào đó, ta có hành vi gian lận thì đó chính là vô trách nhiệm với bản thân. Đây không phải là trịnh trọng hóa vấn đề, nhưng thử nghĩ xem, ta làm một lần thì khả dĩ sẽ có lần thứ hai, thứ ba, tương lai chúng ta sẽ ra sao nếu như cứ mãi quen thói lừa dối và ỷ lại ? Vận mệnh đất nước sẽ thế nào nếu rơi vào tay một kẻ như thế? Xã hội đang dần phát triển từng ngày, và học sinh chúng ta là người trực tiếp giúp nhân loại phát triển. Chúng ta phải có trách nhiệm với nơi chúng ta tồn tại. Chỉ cần những hành động nhỏ của bạn như không xả rác, không hút thuốc, uống rượu, giữ gìn vệ sinh chung...cũng là đóng góp cho xã hội. Hiện nay, mỗi đợt hè về chúng ta lại bắt gặp màu áo xanh của thanh niên tình nguyện, những con người đó gánh vác trên vai trách nhiệm của bản thân, đi về vùng sâu vùng xa giúp đỡ người già neo đơn, sửa lại cây cầu, lợp lại mái lá...tất cả những nghĩa cử đó đều thể hiện rõ rệt những cống hiến của họ với xã hội, mong muốn một đất nước tốt đẹp hơn. Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ nhặt trong đời sống, những thói quen hằng ngày mà chúng ta dần như quên đi vì nó quá quen thuộc. Giả sử như việc đúng giờ, đúng hẹn cũng là sống có trách nhiệm. Đó là trách nhiệm với công việc của bản thân, trách nhiệm với uy tín và có trách nhiệm với đối phương. Chỉ cần cúi xuống nhặt một cọng rác vứt bừa bãi là ta đã chung tay góp phần tạo nên một “ta” trách nhiệm với môi trường với những người xung quanh rồi. “Live each day as it come!” (Sống trọn vẹn mỗi ngày khi nó đến) là một trong những câu châm ngôn hay và rất đúng đắn với mỗi chúng ta. Sống có trách nhiệm còn là sống trọn vẹn mỗi ngày, không lãng phí từng phút từng giây. Tức là ta phải sống sao cho ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà ta trách nhiệm. Phải hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu để dành cho bản thân những giây phút khuây khỏa mà trong điều kiện, ta có khả năng và xứng đáng được tận hưởng. Ta sẽ phải dành thời gian cho người thân, bạn bè và những người quanh mình theo cách này hay cách khác. Tất nhiên sẽ không dễ dàng gì làm được tất cả mọi việc một cách trọn vẹn, nhưng làm tốt được một trong những việc ta phải làm mỗi ngày sẽ mang lại cho ta một niềm phấn khởi, vui vẻ và tận hưởng cuộc sống một cách nhiệt thành hơn.

Nghị luận xã hội 200 chữ về trách nhiệm với bản thân - Mẫu 13

Trong cuộc sống, mỗi người đều có một vai trò của riêng mình. Ý thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng. Điều đó quyết định đến việc hình thành trách nhiệm với bản thân và xã hội. Lối sống trách nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu được lối sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với gia đình và xã hội nói chung hay trong một tập thể nói riêng. Người sống có trách nhiệm là người dám nghĩ, dám làm và biết chịu trách nhiệm trước lời nói hay việc làm của bản thân. Sống có trách nhiệm cũng là biết hành xử một cách đúng đắn, biết phân biệt phải trái, đối nhân xử thế. Đồng thời cần phải tích cực, tự giác thực hiện những nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né tránh hay thơ ơ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Bản thân cũng cần phải ý thức đúng đắn được trách nhiệm, vị trí của bản thân trên mọi vị trí, công việc. Sống có trách nhiệm là một lối sống đẹp, là một phẩm chất cần có ở mỗi người trẻ. Điều đó có ảnh hưởng đến việc khẳng định giá trị của bản thân, cũng như là dấu hiệu cơ bản của việc hòa nhập với cộng đồng. Khi bạn sống có trách nhiệm sẽ nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh. Bản thân mỗi người đừng coi hai chữ “trách nhiệm” là một gánh nặng, mà cần coi đó là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách của chính mình. Biết sống có trách nhiệm không chỉ với những người xung quanh mà còn là đối với chính mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh - khi mới chỉ mười tám đôi mươi đã mang trong mình một lòng yêu nước sâu sắc. Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước dù chỉ với hai bàn tay trắng. Bằng nhiệt huyết cách mạng cũng như trách nhiệm của một người con với nhân dân, tổ quốc, Bác Hồ đã quyết tâm tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp suốt tám mươi năm. Không chỉ riêng Người, cũng có biết bao nhiêu người con Việt Nam đã ngã xuống cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Họ mang trong trái tim mình một trách nhiệm với quê hương, đất nước. Và cho dù phải hy sinh cả tính mạng thì họ cũng không quản ngại tiếp tục cống hiến. Tuy vậy, vẫn còn không ít những cá nhân có lối sống vô trách nhiệm. Họ chỉ biết chạy theo những giá trị vật chất phù phiếm. Cuộc sống hàng ngày chỉ biết ăn chơi trác táng, sa ngã vào tệ nạn xã hội, có những hành vi trái với pháp luật… Những hành vi đó thể hiện một lối sống vô trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn cả gia đình, xã hội. Ngày hôm nay, khi đất nước đã được hưởng cuộc sống hòa bình, mỗi công dân cần ý thức có trách nhiệm vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Mỗi người hãy thực hiện nghiêm chỉnh quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đối với gia đình, cần có trách nhiệm với những người thân yêu. Đối với xã hội, cần biết chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn… Cùng nhau chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Đối với một học sinh, trách nhiệm quan trọng nhất đó chính là cố gắng học tập tốt, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường, lớp cũng như biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và những người xung quanh. Đồng thời, cần phải xác định cho bản thân một ước mơ, một lý tưởng để cố gắng hoàn thành nó và trở thành người có ích trong tương lai. Tóm lại, mỗi người cần có ý thức xây dựng cho mình một lối sống có trách nhiệm. Cũng như nhà diễn thuyết, tác gia, chính trị gia người Mỹ - Les Brown từng khẳng định: “Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác”.

Đánh giá bài viết
4 25.107
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm