Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Suy nghĩ về kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc

Suy nghĩ của em về kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc

Suy nghĩ về kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Nêu suy nghĩ về kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc mẫu 1

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết từ kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đồng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cần nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

2. Nêu suy nghĩ về kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc mẫu 2

Trong xã hội bận rộn như hôm nay, không phải ai cũng có thể giữ cho riêng mình lối sống truyền thống của dân tộc. Việc kế thừa đồng thời phát huy những truyền thống của dân tộc có thể coi như một trách nhiệm mà người Việt Nam neen làm để giữ lại những tinh hoa bản sắc tốt đẹp lâu đời cho đất nước. Thực tế rằng, ta thấy những hoa hậu hay cả nhưng người phụ nữ thành công khi giới thiệu truyền thống việt nam với các nước phương tây đều tự hào trong những booj áo dài thướt tha. Trong gia đình, chữ hiếu cũng ddược con cháu coi trọng vô cùng, 'kính trên nhường dưới' , đó cũng xem như một truyền thống mà con người vẫn lưu giữ lại.Âý vậy mà trong cuộc sống vẫn còn bao người sống buông thả, chạy theo lối sống quá vội vã mà quên đi truyền thống- trách nhiệm của bản thân với dân tộc. Ở họ, dần rồi sẽ mất đi những giá trị tinh thần tốt đẹp. Do đó là một công dân trong xã hội , hãy kế thừa truyền thông dân tộc đồng thời học hỏi thêm để phát huy nhiều hơn nữa truyền thống dân tộc.

3. Nêu suy nghĩ về kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc mẫu 3

Các giá trị văn hóa truyền thống của một dân tộc là một bộ phận quý giá làm nên bản sắc của đất nước. Truyền thống dân tộc là một phần quan trọng của người Việt Nam và đó là điều mà mọi người trong nước nên quan tâm. Đó là thứ sẽ giúp chúng ta xây dựng đất nước và giúp chúng ta kết nối với di sản của mình. Thế hệ trẻ chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, để xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng sánh vai với các cường quốc năm châu.

Để hiểu tại sao cần giữ gìn truyền thống dân tộc, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu. Đầu tiên, truyền thống ? Truyền thống là những hiện tượng văn hóa - xã hội, bao gồm tư tưởng tình cảm, tập quán, thói quen, phong tục, lối sống, cách ứng xử được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, được bảo tồn qua năm tháng trong đời sống vật chất và tình cảm của các cộng đồng xã hội khác nhau và có thể lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Còn truyền thống dân tộc là những nét đẹp trong văn hóa của mỗi quốc gia, nó thể hiện một nét đặc trưng riêng của quốc gia đó được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử và được lưu truyền đến đời nay.

Dân tộc nào cũng có những truyền thống tốt đẹp và Việt Nam chúng ta cũng vậy. Đất nước Việt Nam ta với bề dày lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, trải qua bao nhiêu cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bị các nước thực dân đô hộ và truyền bá nhiều nền văn hóa khác nhưng chúng ta vẫn luôn giữ gìn truyền thống của dân tộc mình. Dù khó khăn, nghèo đói những ông chat ta vẫn vượt qua, không từ bỏ mà vẫn luôn giữ gìn những truyền thống dân tộc quý báu ấy được lưu truyền qua bao thế hệ cho đến đời nay.

Với bề dày lịch sử của dân tộc, Việt Nam ta có rất nhiều truyền thống dân tộc tốt đẹp như: truyền thống yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây, truyền thống tôn sự trọng đạo, nhân ái,....Tất cả đều là những truyền thống mà ông cha ta luôn giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ ngày nay học tập và phát huy hết khả năng có thể. Chúng ta phải biết ơn vì mình được sinh ra trong một đất nước độc lập, hòa bình nhờ truyền thống yêu nước của dân tộc, đoàn kết, chung tay đánh bại giặc ngoại xâm. Vì vậy, chúng ta phải biết giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của thế hệ đi trước.

Ngày nay, được đi học đầy đủ, được tiếp cận với nhiều sách báo, chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi về lịch sử của dân tộc, những trang lịch sử hào hùng của ông cha ta để có thể giữ gìn những truyền thống dân tộc một cách tốt nhất. Chúng ta phải luôn nhắc nhở bản thân mình giữ gìn truyền thống dân tộc, không ngừng học hỏi để xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng phát triển bền vững.

Chúng ta hãy giữ gìn truyền thống dân tộc từ những điều nhỏ nhất. Luôn biết nghe lời, kính trọng và yêu thương ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh mình. Trong học tập hãy luôn đoàn kết, giúp đỡ các bạn học tập, các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình để cùng nhau phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta phải luôn tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc như ngày hôm nay. Cùng nhau lên án, ngăn chặn mạnh mẽ các hành vi xấu làm ảnh hưởng đến truyền thống dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Mỗi việc mà chúng ta làm đều là đang cố gắng hết mình để giữ gìn truyền thống dân tộc.

Là học sinh, sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường - những thế hệ mầm non tương lai của đất nước, chúng ta cần học tập thật tốt, luôn biết yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh. Chúng ta hãy cố gắng học tập và không ngừng tìm hiểu về lịch sử của dân tộc, những truyền thống mà cha ông ta đã để lại, giữ gìn nó một cách tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn còn một số người không coi trọng và giữ gìn truyền thống dân tộc. Học coi những truyền thống dân tộc là quê mùa, lạc hậu, không hợp với xã hội hiện đại, thích theo lối sống của phương tây và các nước phát triển khác. Nhiều bạn trẻ ăn lói còn mất lịch sử, cư xử vô văn hóa khi giao tiếp với mọi người, phân biệt dân tộc, vùng miền, giàu và nghèo, không biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Đây là những hành động đáng được lên án trong xã hội ngày nay, để thế hệ trẻ chúng ta giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta để lại, không bị phai mờ, lãng quên đi.

Mỗi công dân Việt Nam chúng ta cần phải có trách nhiệm hơn để giữ gìn truyền thống dân tộc mà cha ông ta đã để lại. Hãy luôn cố gắng phát huy hết những truyền thống tốt đẹp ấy vì một xã hội phát triển bền vững.

4. Nêu suy nghĩ về kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc mẫu 4

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.

Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.

5. Nêu suy nghĩ về kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc mẫu 5

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.

Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....

Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc. Điều này đã được Nguyễn Trãi - tác giả của áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo" sớm khẳng định trong giai đoạn lịch sử trung đại. Trong tác phẩm của mình, để nêu ra một khái niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, Nguyễn Trãi đã nêu ra năm yếu tố, trong đó có hai yếu tố về nền văn hiến và phong tục tập quán, thể hiện rõ sự ý thức sâu sắc về vai trò của bản sắc văn hóa. Không chỉ dừng lại ở đó, bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người. Trong vô vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.

Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.

Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.

Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

6. Nêu suy nghĩ về kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc mẫu 6

Dân tộc Việt Nam ta đã có lịch sử dựng nước và giữa nước hơn 1000 năm nay. Với bề dày lịch sử đó, chúng ta có cả một nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Trong xã hội hiện đại, các địa phương đã chọn cách thực hiện sứ mệnh gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức các lễ hội truyền thống. Tùy theo văn hóa của từng nơi, mà ở đó sẽ có các lễ hội khác nhau. Ở Quảng Bình quê em, hằng năm đều diễn ra Lễ hội đua thuyền trên sông Gianh. Đây là một nét văn hóa lâu đời của bà con hai bên sông. Bởi từ xa xưa, dân cư đã tập trung về đây sinh sống chính bởi con sông lớn trĩu nặng phù sa này. Con sông cung cấp nước cho bà con tưới tiêu, trồng lúa. Cung cấp nguồn thủy sản phong phú, đa dạng cho bà con. Và đây cũng là con đường di chuyển chính đến các vùng lân cận của bà con quê em. Chính vì vậy, việc chèo thuyền trên sông đã trở thành hình ảnh quen thuộc đi vào văn hóa của các làng, xã ven sông. Do đó, hằng năm người dân ở đây đều tổ chức đua thuyền để bày tỏ sự kính mến với con sông quê hương. Đồng thời để nối tiếp, tái hiện lại cuộc sống lao động của ông bà tổ tiên bao đời nay. Dù hiện tại, người dân không còn sinh sống nhờ nghề đánh cá, cũng còn rất ít hộ trồng lúa ven sông, nhưng truyền thống đua thuyền hằng năm chưa bao giờ dừng lại. Sau khi đất nước độc lập, lễ hội đua thuyền được diễn ra cố định vào ngày 2/9 hằng năm, nhằm chào mừng ngày đất nước hòa bình. Đồng thời tưởng nhớ công lao của các chiến sĩ đã hi sinh.

Có thể nói, lễ hội đua thuyền trên sông Gianh là một nét đẹp văn hóa lâu đời nhất ở quê em. Việc tổ chức lễ hội đua thuyền suốt mấy chục năm qua, chỉ gián đoạn trong thời chiến, chính là cách mà người dân quê em tiếp bước cha ông gìn giữ một nét văn hóa truyền thống quê hương mình.

7. Nêu suy nghĩ về kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc mẫu 7

Mỗi đất nước đều có một sắc văn hóa riêng biệt, đó là giá trị văn hóa quý báu mà chúng ta cần gìn giữ. Thế nhưng trong thời buổi xã hội toàn cầu hóa hiện nay, câu hỏi làm sao để có thể giữ gìn được bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc là một câu hỏi lớn buộc mọi người phải suy nghĩ. Vậy làm sao để hòa nhập chứ không bị hòa tan, làm sao để tiếp thu được nét đẹp trong truyền thống văn hóa các nước khác và truyền bá văn hóa dân tộc mình với các quốc gia khác trên thế giới? Để trả lời câu hỏi này sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm về truyền thống dân tộc, vậy truyền thống là gì, tại sao chúng ta lại cần phải gìn giữ? Đầu tiên, truyền thống là những nét đẹp có trong văn hóa của mỗi quốc gia, nó là nét riêng biệt của mỗi dân tộc được hình thành và khẳng định qua thời gian, được truyền từ đời này sang đời khác. Dân tộc nào cũng có những truyền thống tốt đẹp và dân tộc Việt Nam của chúng ta cũng không là ngoại lệ. Chắc hẳn bạn đã nghe câu chuyện kể về cuộc hành trình gian khổ của người dân Việt Nam để giữ gìn lấy bản sắc dân tộc, ông cha ta đã bỏ ra vô vàn công sức cùng những cố gắng để không bị đồng hóa bởi quân giặc. Ai cũng biết trong chặng đường lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc đã đã phải đấu tranh và chịu đựng biết bao đau thương. Cuộc sống của dân ta trở nên khốn cùng bởi sự bóc lột của quân giặc, chúng không cho dân ta học chữ, bắt dân ta học ngôn ngữ của chúng, bắt dân ta làm đủ chuyện chỉ để phục vụ mục đích đồng hóa khiến chúng ta mất đi tiếng nói và bản sắc của mình. Thế nhưng, vượt lên ngàn đau thương, phong ba bão táp ấy cũng chẳng thể khiến con người ta từ bỏ đi bản sắc của mình, người này truyền cho người kia và cuối cùng những nỗ lực ấy cũng được báo đáp và dân tộc ta vẫn giữ được tiếng nói, vẫn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của mình.

Dân tộc Việt có vô vàn truyền thống quý báu trong đó phải kể đến truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, truyền thống tôn sư trọng đạo,... Đó là những truyền thống vô cùng quý báu của con người. Người này vẫn truyền tai người kia nối tiếp nhau, truyền cho nhau những đạo lý cơ bản để làm người. Chúng ta được sinh ra và lớn lên, được nuôi dạy trong một môi trường tràn ngập yêu thương, cha mẹ dạy ta cách sống sao cho đúng, làm sao cho phải, dạy ta biết lễ nghĩa, dạy cách để trở thành người tốt hơn. Đến lớp ta được giảng dạy về trang sử hào hùng của dân tộc, nghị lực và nhiệt huyết của họ đã nhắc nhở chúng ta phải cố gắng để gìn giữ truyền thống, bản sắc dân tộc và không ngừng học hỏi để thành tài góp phần xây dựng cho đất nước.

Thế nhưng không phải ai cũng thiểu được hết giá trị của truyền thống hoặc có người hiểu nhưng không biết quý trọng giá trị ấy. Vì chúng ta đang sống trong thời bình, chúng ta không phải đấu tranh và cuộc sống của chúng ta được cha mẹ che chở nên không biết giá trị của cuộc sống. Nhiều người trong chúng ta chuộng lối sống tây hóa, thích âu phục, thích phong cách rồi tự biến mình thành những con vẹt bắt chước văn hóa của nước khác. Dù vô tình hay không cố ý nhưng bằng cách nào đó chúng ta đã và đang truyền bá văn hóa của nước khác vào nước mình và làm mất thuần phong mỹ tục của dân tộc. Người con gái Việt Nam xưa cũ là vẻ đẹp trong tà áo dài kín đáo, vẻ đẹp hiền dịu mặn mà thế nhưng ngày nay người phụ nữ việt Nam lại du nhập lối sống "thoáng" quá mức của phương Tây. Nhiều bạn trẻ ăn mặc quá mức hở hang rồi lại không biết cách chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, cũng chỉ vì vài ba cái mốt tây hóa mà người việt dần đánh mất đi bản sắc dân tộc của mình.

Khi xưa, người Việt Nam thường tự hào bởi cách ăn nói lịch sự, trang nhã của mình thì nay cách ăn nói, xử sự của giới trẻ lại làm người ta thực sự thất vọng. Nhiều bạn trẻ nói tục chửi bậy, chuộng sử dụng tiếng lóng để giao tiếp với mọi người, họ không biết phép lịch sự nơi công cộng, không biết giúp đỡ người gặp khó khăn mà ngược lại còn chê bai, khinh miệt những tấm thân nghèo khó.

Để giữ gìn truyền thống dân tộc thì phải hiểu về lịch sử nước nhà thế nhưng thời điểm hiện tại có mấy bạn trẻ biết về lịch sử nước nhà. Nhiều bạn chê bai lịch sử khô khan và khó học thế sao lịch sử nước khác họ lại am hiểu tường tận đến thế, hằng ngày thay vì nghiên cứu lịch sử nước nhà để thấm nhuần được sự mất mát và hy sinh của thế hệ trước thì họ lại đắm chìm trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc rồi lại đến những bộ phim dã sử Hàn Quốc. Họ ăn ngủ với lịch sử nước ngoài nhưng lịch sử việt Nam thì lại hoàn toàn mù tịt, điều này thật sự đáng buồn.

Truyền thống của dân tộc là uống nước nhớ nguồn thế nhưng hiện nay có biết bao bạn trẻ cãi lại lời bố mẹ, thậm chị có người còn vô ơn đuổi cha mẹ già ra khỏi đường. Họ phủi đi công sức nuôi dạy của đấng sinh thành và ngược đãi cha mẹ, cha mẹ thì bất lực không thể làm được gì với đứa con khó dạy của mình rồi lại ngậm ngùi trong nước mắt và chỉ tự trách mình là không biết dạy con. Nhưng trong chúng ta ai cũng biết đây hoàn toàn không phải lỗi của họ, lỗi lầm chỉ tại những đứa con ham chơi thiếu hiểu biết đã hòa nhập đồng thời hòa tan luôn nhân cách con người mình.

Trong thời buổi hội nhập ngày nay thì việc làm sao để có thể gìn giữ được truyền thống là một mối quan tâm hàng đầu của các nhà chức trách và của mọi người, vì vậy chúng ta cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy để giới trẻ hứng thú hơn với lịch sử nước nhà. Chỉ khi hiểu rõ về lịch sử nước nhà, ta mới biết trân trọng những cố gắng của cha ông đã không ngừng gây dựng, giữ gìn và giá trị văn hóa của dân tộc. Giáo dục trẻ em về tầm quan trọng của truyền thống dân tộc và tạo cho trẻ em những trải nghiệm thực tế để hiểu hơn về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Với thế hệ trẻ, những người đã tự nhận thức được vấn đề thì cần cùng nhau tuyên truyền và có những hình thức mới mẻ để họ hứng thú với những nét đẹp trong truyền thống dân tộc, tạo cho họ đam mê với những nét đẹp ấy cũng là một giải pháp cho việc giữ gìn truyền thống dân tộc. Cả dân tộc hãy cùng nhau chung tay để gìn giữ giá trị truyền thống quý báu mà cha ông ta đã đánh đổi cả mồ hôi, công sức để gìn giữ.

Được sinh ra trong thời bình và được hưởng một cuộc sống đầy đủ khiến em cảm thấy rất biết ơn. Và để đền đáp công ơn đó em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để thành tài phục vụ cho đất nước. Không chỉ có thế em thấy mình cũng có trách nhiệm trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đó là nghĩa vụ của mọi công dân đang sinh sống trên dải đất hình chữ S này.

8. Nêu suy nghĩ về kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc mẫu 8

Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa khác nhau. Chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa của mình cũng như quảng bá những nét đắc sắc đó đến với bạn bè năm châu.

Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.

Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.

Mỗi người học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

9. Nêu suy nghĩ về kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc mẫu 9

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã thường sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ để răn đe và nhắc nhở con cháu của mình về những phẩm chất, đạo lí cần thiết của mỗi người ai cũng phải có như là: "một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"… các câu tục ngữ, thành ngữ ấy thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn và lòng thương người… Trong đó, có câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn" thể hiện phẩm chất đạo đức quan trọng của người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước mình đang ngày một phát triển để hội nhập với nước ngoài thì đạo lí này càng trở nên sâu sắc hơn. Sau đây, tôi và các bạn hãy cùng nhau làm rõ câu tục ngữ này để có thế hiểu tận cùng những ý tứ của người xưa muốn răn dạy chúng ta thông qua câu tục ngữ này.

Thoạt nghe qua thì chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ này rất đơn giản, rất dễ hiểu "Nước" là một thứ vô cùng quý giá, không có nước, con người và cây cỏ bị hủy diệt, không có sự sống. "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, nhưng đó chi là nghĩa đen của câu tục ngữ. Bên cạnh đó vẫn còn hàm ý sâu xa trong câu tục ngữ đó chính là lòng biết ơn. "Nước" chính là những thành quả của cha anh ta đã có công xây dựng nên. Vì vậy, khi thừa hưởng thành quả đó, chúng ta phải biết nhớ đến những người đã tạo ra nó, đồng thời phải biết giữ gìn quý trọng và không được lãng phí. Mặt khác, chúng ta phải có bổn phận phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp này và truyền lại cho các lớp đàn em sau. Với những lời lí giải trên, chắc hẳn tôi và các bạn có thể hiểu được thế nào "uống nước nhớ nguồn" và tại sao khi "uống nước" chúng ta phải "nhớ nguồn". Trước tiên chúng ta phải thừa nhận một điều rằng đây là một đạo lí đúng và mỗi người cần phải thực hiện. Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên. Trong lịch sử Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ vô cùng gian khổ, nhiều người hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân và hơn thế nữa, có người đã phải hi sinh cả mạng sống của mình để chiến đấu giành lại độc lập cho đất nước. Họ đã chiến đấu với một ý chí kiên cường, anh dũng với mong muốn đất nước sớm được thống nhất và độc lập. Ngày nay, đất nước ta đã có được những điều đó và ngày một phát triển, hội nhập với thế giới. Đó chính là nhờ vào những công lao của cha anh ta, của những người đi trước. Chúng ta là những lớp đàn em, những thế hệ đi sau nên được thừa hưởng những thành tựu mà cha anh ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta phải nhớ đến những người đã tạo ra những thành quả cho chúng ta. Ta phải biết đền đáp xứng đáng, đó chính là bổn phận tất yêu mà mỗi người chúng ta phải thực hiện. Ví dụ như: Hằng năm, nhà nước ta thường xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp vốn cho những thương binh liệt sĩ và tạo điều kiện cho họ làm ăn để cải thiện cuộc sống. Đó chỉ là một phần nhỏ những gì chúng ta làm được so với những gì mà cha anh ta đã làm. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể, từ đó hình thành một xã hội thân ái đoàn kết. Ở nhà trường, các bạn học sinh cùng nhau quyên góp tiền để giúp đỡ xây dựng nhà tình thương hay tặng quà cho những gia đình thương binh, liệt sĩ và ở mỗi khu phố, phường, xã thì mỗi gia đình nhỏ cũng làm giống như vậy thể hiện tính đoàn kết của một xã hội thân ái. Nếu thiếu lòng biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hóa và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội. Vì không có lòng biết ơn, ta sẽ không biết quý trọng những thành quả của người khác tạo ra và sẽ sử dụng một cách lãng phí.

Để thực hiện tốt việc nhớ nguồn, trước hết chúng ta phải biết tự giác truyền thống, văn hóa của dân tộc, phải có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương và sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm. Ta phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tình hoa của nhân loại để làm cho truyền thống của nước nhà ngày một phong phú. Về phần mình, chúng ta phải học tập nghiêm túc để sau này tạo ra được chính thành quả cho mình, cho xã hội, để chính là biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn.

Qua câu tục ngữ này, chúng ta đã rút ra được bài học cụ thể cho bản thân "uống nước nhớ nguồn" trước hết là nhớ công sinh thành, dưỡng dục của thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của mọi người xung quanh, công lao của những thế hệ đã đi trước. Chúng ta phải sống sao cho trọn tình, trọn nghĩa, phải biết quý trọng và giữ gìn những thành quả mà mình được hưởng. Ta hãy học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lí làm người và truyền thông dân tộc.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm