Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích Đi trong hương tràm

Phân tích Đi trong hương tràm được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 10 nhé.

1. Dàn ý Phân tích đi trong hương tràm

a. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

b. Thân bài

* Khổ 1: Thiên nhiên khắc họa nỗi nhớ

- Câu hỏi tu từ ở câu đầu tiên, xưng “em” gợi cảm giác ngọt ngào, trữ tình.

- Tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan: thị giác, khướu giác.

* Khổ 2: Tình cảm cùng nỗi nhớ của tác giả gửi đến "Em"

- Điệp từ “dù” lặp lặp ba lần như một lời khẳng định về nỗi nhớ cùng sự thủy chung của tác giả.

- Khẳng định tầm quan trọng của hương tràm trong tình cảm của hai người.

* Khổ 3: Nỗi lòng của con người trong tình yêu

- Nỗi thương đau cùng niềm hi vọng trong tình yêu của con người.

- Sự tìm kiếm tình yêu vô vọng của “Anh”.

* Khổ 4: Tiếp tục nhấn mạnh vào sự chung thủy cùng tình yêu sâu nặng của nhân vật “Anh” giành cho “Em”.

- Câu thơ “Dù đi đâu và xa cách bao lâu” được lặp lại lần hai.

- Điệp từ “Anh vẫn” như một lời hứa cho tình yêu đôi lứa

c. Kết bài

- Nêu lên những cảm cúc của mình giành cho bài thơ.

2. Phân tích đi trong hương tràm mẫu 1

Nhà thơ Hoài Vũ quê gốc ở Quảng Ngãi. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ, ông tích cực tham gia hoạt động văn học ở miền Nam. Các sáng tác của ông thường lọt vào "mắt xanh" của nhiều nhạc sĩ. Trong đó, tiêu biểu nhất là tác phẩm "Đi trong hương tràm". Với những đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật, bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm cho độc giả.

Đúng như tên nhan đề, xuyên suốt trong "Đi trong hương tràm" là hình ảnh hoa tràm tỏa hương. Mỗi lần nhân vật trữ tình nhắc đến "hương tràm", hình bóng "em" sẽ xuất hiện. Có thể nói, hương tràm gắn bó sâu sắc với "em", trở thành biểu tượng chính của tác phẩm.

Đọc bài thơ, ta thấy đây giống như lời độc thoại kéo dài không dứt. Lời độc thoại ấy được cất lên từ cảm xúc thương nhớ da diết của nhân vật trữ tình, người xưng "anh". Những hồi ức sâu xa, những nỗi buồn mênh mông gắn liền với hình ảnh hoa tràm cứ thế được gợi ra. Trước hết, ta bắt gặp cảnh tượng:

"Em gửi gì trong gió trong mây

Để sáng nay lên Vàm Cỏ Tây

Hoa tràm e ấp trong vòm lá

Mà khắp trời mây hương tỏa bay!"

Tác giả đã cảm nhận sự vật bằng các giác quan. Từ hình ảnh thiên nhiên, người "anh" khéo léo gửi gắm tâm sự riêng tư của bản thân tới "em". Mở đầu là "gió", "mây" rồi "hoa tràm" và "vòm lá". Sau những lớp lá xanh tươi, hoa tràm đang e ấp, thẹn thùng khoe sắc. Hoa mang trong mình vẻ đẹp thanh khiết, tinh khôi. Càng ngắm nhìn cảnh vật quanh mình, nhân vật trữ tình càng cảm thấy bồi hồi. Dường như, những điều thầm kín tự sâu trong nỗi lòng đã hòa với cảnh vật "Mà khắp trời mây hương tỏa bay!". Giờ đây, toàn bộ không gian, thời gian, sự vật đã thấm đẫm nỗi nhớ thương của con người. Cảm xúc ấy tiếp tục được khắc họa qua:

"Dù đi đâu dù xa cách bao lâu

Dù gió mây kia đổi hướng thay màu

Dù trái tim em không trao anh nữa

Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau"

Điệp từ "dù" lặp đi lặp lại ở đầu ba câu thơ chính là lời khẳng định, "tuyên thệ" cho tấm lòng chung thủy trong tình yêu của "anh". Dù vạn vật đổi thay, dù lòng "em" không thể trao cho "anh" nhưng chắc chắn một điều, tình cảm đôi ta vẫn mãi trường tồn. Một lần nữa, hình ảnh "hoa tràm" lại xuất hiện bên cạnh hình bóng "em". Phải chăng, hương tràm chính là dư vị ngọt ngào của một mối tình dở dang? Phải chăng, tình yêu ấy được bao bọc bởi "một thoáng hương tràm" kia?

Cô đơn đứng giữa thế gian rộng lớn, nhân vật trữ tình không khỏi cảm thấy xót xa, hụt hẫng:

"Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu

Có nỗi thương đau có niềm hi vọng

Với cách ngắt nhịp khác nhau 5/3, 4/3, giọng thơ chậm rãi, hai câu thơ đầu như muốn nhấn mạnh vào nỗi đau trong lòng con người. Nỗi đau ấy giống cơn gió thổi sâu, xoáy sâu vào tâm trạng "anh". Nó biến tình yêu đôi ta thành sự xót xa nhưng đồng thời, tạo nên sức mạnh nâng đỡ và cổ vũ con người hãy sống xứng đáng với tình cảm ấy.

Thiên nhiên cao rộng, trống trải tiếp tục được tác giả phác họa qua câu thơ:

"Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng

Hương tràm bên anh, mà em đi đâu"

"Bầu trời", "cánh đồng" là những thứ luôn tồn tại vĩnh hằng trong đất trời, là đại diện cho sự rộng lớn, mênh mông. Đối diện với hai không gian này, nhân vật trữ tình không khỏi cảm thấy lẻ loi, hiu quanh. Nếu trước kia, anh có "hương tràm", có "em" cạnh bên thì bây giờ, anh lại một mình bơ vơ với "hương tràm". Giống như bầu trời và cánh đồng, hương tràm vẫn luôn hiện hữu, duy chỉ có "em" là không. Câu hỏi tu từ "Hương tràm bên anh, mà em đi đâu" vừa là lời độc thoại mà nhân vật trữ tình tự hỏi mình, vừa là câu hỏi tha thiết mà "anh" hướng tới "em". Sau tất cả, nỗi ám ảnh nghịch lí còn - mất, nỗi ám ảnh về sự cô đơn đã khắc sắc trong tâm trí nhân vật trữ tình.

Cuối cùng, vượt lên mọi thứ, người "anh" mạnh mẽ bày tỏ tấm lòng của bản thân:

"Dù đi đâu và xa cách bao lâu

Anh vẫn có bóng em, giữa bóng tràm bát ngát

Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mắt

Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao."

Câu thơ "Dù đi đâu và xa cách bao lâu" tiếp tục được nhắc lại lần thứ hai đã nhấn mạnh vào tình cảm sắt son, bền chặt của nhân vật trữ tình. Dù thời gian, khoảng cách có cách trở xa xôi thì "anh" mãi nhớ tới "em". Điệp từ "anh vẫn" đặt ở đầu câu giống như lời hứa, lời thề về tình yêu mà anh dành cho em. Tất cả những gì gắn với mối tình tinh khôi của đôi ta sẽ luôn vĩnh hằng. Giờ đây, hình bóng "em" đã hóa thân vào bóng tràm, lá tràm và hương tràm, biến thành loài cây mãi tươi tốt, xanh tươi và nảy nở theo thời gian. Để rồi, mỗi lần nhìn thấy cây tràm, "anh" lại nghĩ đến "em" và kỉ niệm đôi ta. Như vậy, tình yêu giữa "anh" và "em" là bất tử, không gì chia cắt.

Bằng hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc; ngôn ngữ trong sáng, mộc mạc, nhà thơ Hoài Vũ đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên có hương tràm là hình ảnh trung tâm. Thông qua đó, khéo léo bộc lộ tình cảm nhớ thương sâu sắc của nhân vật trữ tình. Ngoài ra, việc sử dụng thành công biện pháp điệp ngữ "dù", "anh vẫn" cũng góp phần diễn tả cảm xúc, tâm trạng ở người "anh".

Với bốn khổ thơ ngắn gọn, "Đi trong hương tràm" dễ dàng đi sâu vào tâm trí nhiều độc giả. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được cái dư vị sâu lắng của một tình yêu dang dở, của một mối tình không trọn vẹn. Mong rằng, những vần thơ da diết trong tác phẩm sẽ luôn tỏa sáng rực rỡ theo dòng chảy thời gian.

3. Phân tích đi trong hương tràm mẫu 2

Hoài Vũ đã khéo léo gửi cái ánh mắt ấy vào trong lá tràm. Để rồi bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm. Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Cái xứ Tháp Mười này cũng trở thành xứ tràm – xứ em!

Anh vẫn thấy bóng em giữa bóng tràm bát ngát Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…”

Em là bóng tràm. Em là mắt lá tràm. Em là hương tràm. Và vì thế cho nên rất dễ hiểu vì sao trong bốn khổ thơ, khổ nào cũng gió tràm, cũng mây tràm, cũng hương tràm, lá tràm… Và vì thế cho nên “Đi trong hương tràm” chính là đi trong tình em! Bốn khổ thơ, cuối mỗi khổ đều quấn quyện hương tràm, tưởng như cả bài thơ ngập trong cái hương tràm xôn xao kia.

Khổ thứ nhất: “Mà khắp trời mây hương tỏa bay”, khổ thứ hai: “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”, khổ thứ ba: “Hương tràm bên anh mà em đi đâu?”, khổ thơ thứ tư: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao”. Mỗi khổ thơ là một khổ hương tràm, một sắc thái hương tràm. Và mỗi khổ cũng là một sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình “anh”. Tất cả đắm say trong hương tràm, trong “tình em”. Ngay từ khổ thứ nhất đã say đắm:

“Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp trời mây hương tỏa bay”

Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế! Tuy nhiên, cái đắm say ấy cũng mới chỉ là bước khởi đầu của một chuỗi diễn biến tâm trạng của “anh”.

Nó mới chỉ là cái đắm say của cảnh, của lá tràm, bóng tràm thực tại. Khổ hai, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”.

Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng. Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau.

Mà sự đắm say càng sâu thì nỗi đau càng giằng xé, càng quặn thắt. Cái thực tại phũ phàng “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu” như muốn phá tan tất cả những hư ảo mơ màng của không – gian – tràm trước đó. Nhưng có lẽ vì anh chung tình quá nên cái không – gian – tràm ấy không dễ gì mà phá vỡ được. Và đến khổ cuối thì cái cảm xúc: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao” đã trở thành siêu liên tưởng!

“Gió Tháp Mười đã thổi thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hi vọng

Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”…

Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng…

Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ.

Cầm trên tay bài thơ “ Đi trong hương tràm” của Hoài Vũ và đã được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc mà lòng tôi cứ bâng khuâng trong giai điệu da diết, mặn mà nhưng khắc khoải đến nao lòng:

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu.
Dù gió mây kia đổi hương thay màu.
Dù trái tim em không trao anh nữa.
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau.

Không thể giữ lòng mình khi ngoài kia gió đông vẫn vi vút thổi mà nàng xuân đã nhón bước nhẹ nhàng, e ấp đậu trên hoa đào hoa mai đang đơm nụ, tôi miên man trải lòng mình với “ Đi trong hương tràm”, với hương tình yêu mãi xanh, thuỷ chung và thánh thiện…

Chưa một lần được tới Tháp Mười, chưa được thấy rặng tràm xanh mát, chưa được ngắm hoa tràm e ấp, chưa được biết hương tràm ra sao nhưng bài thơ của Hoài Vũ cứ xôn xao mãi trong lòng. Có phải vì hương, hoa, lá tràm gắn liền với tình yêu rất đỗi thuỷ chung và thánh thiện của người trai Nam Bộ!

“Gió Tháp Mười đã thổi thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hi vọng
Bầu trời thì cao cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh mà em đi đâu”

Hương tràm bên anh mà em đi đâu như một nét dao cứa vào lòng nhân vật trữ tình, nó cứ xoáy sâu, khoan vào nỗi nhớ da diết, tình yêu đằm sâu của người trai Nam Bộ. Người trai ấy đang đứng giữa Tháp Mười mênh mông. Bầu trời cao, cánh đồng rộng và hun hút gió thổi… trong lòng.

Cơn gió Tháp Mười thổi đi đâu? Nếu lên trời thì rất cao, nếu trên cánh đồng thì rất dài, rất rộng. Rất sâu, ấy là gió đã thổi vào tâm trạng, vào cõi lòng của con người. Hai chữ “Thổi” đặt cạnh nhau trong câu thơ gây một ấn tượng đặc biệt. Hình như gió cũng phải nghỉ lấy hơi, phải tiếp sức với nhau mới đi tới được “Tháp Mười” tâm trạng!

Thiên nhiên cao rộng, trống trải đến rợn ngợp. Còn con người thì đang có bão ở trong lòng. Anh có gì tựa vào để đứng vững và liệu anh có đứng vững được không? Anh chỉ có hương tràm mà thôi, hương tràm và kỷ niệm về một người con gái giờ cũng thoảng như hương: “Dù trái tim em không trao anh nữa Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”.

Nhưng sự “Bên nhau” ấy mong manh quá không che khuất được nỗi cô đơn: “Hương tràm bên anh mà em đi đâu” Tưởng như nỗi thương đau có thể làm cho con người sụp xuống. Nhưng không, hương tràm mong manh, nhưng hương tràm là một thứ bùa ngải nhiệm màu:

“Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hương thay màu”

Khoảng cách không gian không có ý nghĩa gì, khoảng cách thời gian cũng không là gì. Ngay cả thiên nhiên với quy luật “Vĩnh hằng” có đổi thay đi nữa thì cũng không hề ảnh hưởng. Chưa hết, ngay cả trái tim không thể trao nhau như thoáng hương tràm đủ bắc cầu qua không gian, thời gian, “Qua mặt” thiên nhiên, qua cả sự trao gửi tình thương để đến niềm yêu vĩnh cửu.

Điệp một lúc những bốn chữ “Dù” và sau đó là bao nhiêu điều kiện để khẳng định tình yêu vẫn là mãi mãi. Đó phải chăng là một sự thách thức, một sự bất chấp. Liệu có phải là thái độ “Khùng khùng” một tâm trạng “Cùng ca” hay không? Không, chỉ cần đọc tiếp khổ thơ sau, ta sẽ hiểu:

Bóng em ….. giữa bóng tràm
Mắt em …… trên lá tràm
Tình em ……. trong hương tràm

Vậy là em và kỷ niệm xưa gắn liền với rừng tràm đã hoá thân vào cây tràm, đã biến thành một loài cây mãi mãi xanh tươi, mãi mãi sinh sôi nảy nở. Tình yêu ấy là bất tử. Nhạc sỹ Thuận Yến, người phổ nhạc cho bài thơ cho biết: Hoài Vũ viết bài thơ tặng anh Tư có người yêu là cô giao liên đã hy sinh. Như thế, “Em đi đâu” tức là em đã hy sinh mình và hoá thân vào đất Mẹ.

“Trái tim em không trao anh nữa” là em sẽ không thể trao chứ không phải đổi dạ thay lòng. Biết thêm chi tiết này là ta càng thêm quý mến sự chung tình của người con trai Nam Bộ và xúc cảm biết bao trước những người con đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc.


Nhạc sĩ Thuận Yến đã phổ bài thơ Đi trong hương tràm với một cung thứ khác lạ, bằng những nốt luyến láy mang âm hưởng những điệu hò dân gian Nam bộ, giai điệu khiến người nghe như mường tượng ra một không gian bát ngát hương tràm.

Đi trong hương tràm qua giọng hát của NSND Thu Hiền rất được người nghe yêu thích Có lẽ Hoài Vũ đã không viết quá cụ thể, quá riêng biệt về đôi trai gái như vậy lại hay. Bài thơ vì thế mà có được sự đồng thanh đồng điệu. Còn biết bao nhiêu mối tình gắn bó với hương tràm, hương sen, hương lúa, hương chanh, hương bưởi… những hương hoa ở mọi miền quê đất Việt.

Không phải là cái chết, mà vì một lí do nào đó, họ không trao được trái tim cho nhau. Nhưng họ vẫn giữ ở trong lòng thoáng hương xưa ấy. Thoáng hương mong manh nhưng đủ để cho con người có thể sống Người hơn.

4. Phân tích đi trong hương tràm mẫu 3

Nhà thơ Hoài Vũ có gốc ở vùng Quảng Ngãi, nơi mà tinh thần đấu tranh chống lại Mỹ lan tỏa rộng khắp. Ông góp phần tích cực vào cộng đồng văn học miền Nam trong thời kỳ đó. Các tác phẩm của ông thường được các nhạc sĩ yêu thích và lựa chọn để sáng tác. Trong số đó, không thể không kể đến "Đi trong hương tràm", một tác phẩm đặc sắc về cả nội dung và hình thức, đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.

"Đi trong hương tràm" không chỉ là một bài thơ, mà còn là một cuộc hành trình chạm đến hương thơm dịu dàng của hoa tràm. Mỗi lời nhắc đến "hương tràm" trong tác phẩm đều đồng nghĩa với sự hiện diện của "em", tạo nên một kết nối sâu sắc và ý nghĩa cho tác phẩm.

Bài thơ như một dòng chảy của suy tư không ngừng, như một cuộc trò chuyện dày vò với nỗi nhớ đầy xúc cảm của người trữ tình, người gọi là "anh". Những ký ức sâu thẳm, những nỗi buồn không lối thoát liên tục hiện hình qua hình ảnh của hoa tràm. Mỗi cảnh vật, từ "gió", "mây", đến "hoa tràm" và "vòm lá", đều trở thành phương tiện để "anh" truyền đạt tâm tư riêng tư của mình đến "em". Đằng sau lớp lá xanh tươi, hoa tràm ẩn chứa vẻ đẹp thanh khiết và tinh tế. Mỗi góc nhìn sâu rộng vào thiên nhiên xung quanh đều khiến trái tim người trữ tình cảm thấy xao xuyến. Hình ảnh "Mà khắp trời mây hương tỏa bay!" đầy ám ảnh như một dấu vết của tình yêu không thể phai mờ.

Trong bài thơ, việc sử dụng các giác quan là một phần quan trọng để tác giả diễn đạt cảm xúc. Từ hình ảnh của thiên nhiên, người trữ tình tinh tế truyền đạt những suy tư sâu xa của mình tới "em". Mỗi lời thoại đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa và lòng trung thành trong tình yêu.

Không khí đầy lãng mạn càng thêm phần sâu lắng qua những câu như: "Dù đi đâu dù xa cách bao lâu, dù gió mây kia đổi hướng thay màu, dù trái tim em không trao anh nữa, một thoáng hương tràm cho ta bên nhau." Câu thơ lặp đi lặp lại điều "dù" như một khẳng định vững chắc về tình yêu của "anh" dành cho "em". Dù thế nào đi nữa, tình cảm đôi ta vẫn còn mãi, như hương tràm luôn hiện hữu và dịu dàng.

Bức tranh thiên nhiên mênh mông, bao la tiếp tục được tác giả mô tả: "Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng, hương tràm bên anh, mà em đi đâu." Những hình ảnh của bầu trời và cánh đồng như là biểu tượng cho sự bất khả chiến bại, mà người trữ tình cảm thấy lẻ loi giữa không gian vô tận. Trong khi "em" không còn bên cạnh, hương tràm vẫn đọng lại, làm dấy lên những kỷ niệm và những khao khát về một tương lai gần nhau.

Cuối cùng, qua những lời thơ cuối cùng, "anh" mạnh mẽ thể hiện tình cảm của mình: "Dù đi đâu và xa cách bao lâu, anh vẫn có bóng em, giữa bóng tràm bát ngát, anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mắt, anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao." Cảm xúc trong câu thơ "Dù đi đâu và xa cách bao lâu" như một lời thề vĩnh viễn của tình yêu. Dù bất cứ khó khăn gian khổ nào, hình bóng của "em" vẫn sẽ mãi mãi hiện diện trong lòng "anh", như hương tràm luôn đọng lại trong không gian xung quanh.

Qua những dòng thơ đơn giản nhưng sâu lắng của "Đi trong hương tràm", nhà thơ Hoài Vũ đã làm cho những cảm xúc, suy tư về tình yêu và sự hiện diện của người yêu trở nên sống động và gần gũi hơn bao giờ hết. Mỗi từ, mỗi câu thơ như là một dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả, khiến cho tình yêu của đôi trẻ mãi mãi tồn tại và rực rỡ theo thời gian.

5. Phân tích đi trong hương tràm mẫu 4

Nhà văn Hoài Vũ, người sinh ra và lớn lên tại vùng Quảng Ngãi, đã dành phần lớn cuộc đời của mình cho việc sáng tác và hoạt động văn học, đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Những tác phẩm của ông không chỉ được nhiều nhạc sĩ quan tâm mà còn lọt vào lòng yêu thích của độc giả với tác phẩm đặc sắc nhất là "Đi trong hương tràm". Bài thơ này không chỉ chứa đựng những nét đẹp về nội dung mà còn toát lên sức mạnh nghệ thuật của tác giả, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

"Đi trong hương tràm" không chỉ là một bức tranh thơ về hương tràm, mà còn là một dòng suy tư sâu lắng về tình yêu và những nỗi buồn đầy cảm xúc. Mỗi khi nhân vật chính nhắc đến "hương tràm", hình bóng của "em" lại hiện lên, tạo ra một không gian tâm linh mênh mông. Hương tràm không chỉ là một loài cây, mà còn trở thành biểu tượng cho tình yêu, nhớ nhung và hoài niệm không nguôi của nhân vật.

Nhìn vào từng chi tiết trong bài thơ, ta cảm nhận được sự kỹ lưỡng và sáng tạo của tác giả trong việc diễn đạt cảm xúc. Thông qua hình ảnh của gió, mây, hoa tràm và lá xanh, nhân vật trữ tình đã truyền đạt những suy tư, nỗi niềm và tình cảm của mình đến "em". Đây không chỉ là sự mô tả về thiên nhiên mà còn là cách tác giả thể hiện sự gần gũi, mộc mạc và chân thành trong tình yêu.

Bản thân nhân vật trữ tình cũng không ngần ngại thổ lộ những nỗi đau, nỗi buồn và niềm hy vọng của mình thông qua lời thơ. Điều này làm cho bức tranh tình yêu trong bài thơ trở nên sống động, chân thực và đầy cảm xúc. Dù có bao nhiêu khó khăn, thử thách và xa cách, tình yêu của nhân vật vẫn mãi là bất diệt, luôn tồn tại và trưởng thành theo thời gian.

Cuối cùng, "Đi trong hương tràm" không chỉ là một tác phẩm thơ đẹp mắt mà còn là một tác phẩm đầy ý nghĩa, sâu sắc về tình yêu và sự sống. Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt trong bài thơ lại chứa đựng những tinh hoa về tâm hồn con người, tạo nên một tác phẩm văn học đích thực, đầy sức lôi cuốn và ý nghĩa.

6. Phân tích đi trong hương tràm mẫu 5

Nhà văn Hoài Vũ, người sinh ra và lớn lên tại Quảng Ngãi, đã dành phần lớn cuộc đời của mình cho việc góp phần vào phong trào văn hóa và văn nghệ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Ông không chỉ là một nhà thơ tài năng mà còn là một người hoạt động nhiệt huyết, luôn tích cực tham gia vào các hoạt động văn học, nghệ thuật, và được nhiều nhạc sĩ đánh giá cao với những tác phẩm nổi tiếng như "Đi trong hương tràm". Bản thân tác phẩm này không chỉ đơn thuần là một bài thơ mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, đầy ấn tượng và sâu sắc.

Trong "Đi trong hương tràm", một cách tinh tế, Hoài Vũ đã sử dụng hình ảnh của hoa tràm và hương tràm để tạo nên bức tranh đẹp đẽ về tình yêu và nỗi nhớ. Hình ảnh của hoa tràm không chỉ là một phần của thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho người đàn bà mà nhân vật trữ tình gọi là "em". Mỗi lần nhắc đến hương tràm, trong tâm trí anh, hình ảnh của "em" lại hiện về rõ ràng.

Qua từng dòng thơ, chúng ta như được dẫn dắt qua những cảm xúc sâu thẳm của nhân vật trữ tình. Anh nhớ mãi những khoảnh khắc êm đềm bên "em", những kỷ niệm ngọt ngào dưới bóng tràm mát lành. Dù thời gian trôi đi, dù cuộc sống đổi thay, nhưng tình yêu của anh vẫn mãi không phai nhạt, như hương tràm vẫn luôn tỏa ra mùi thơm dịu dàng.

Những cung bậc cảm xúc trong bài thơ được thể hiện một cách sâu lắng thông qua những từ ngữ mộc mạc, gần gũi. Từ "dù" lặp lại liên tục như một lời thề, khẳng định tình cảm bền vững, không thể phai nhạt của nhân vật. Dù bất cứ điều gì xảy ra, dù bao nhiêu khó khăn và thách thức, anh vẫn sẽ ở bên "em", như hương tràm luôn ở bên anh.

Cuối cùng, "Đi trong hương tràm" không chỉ là một bài thơ, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật vĩnh cửu, với những cung bậc cảm xúc sâu lắng và tình yêu bền vững. Chắc chắn rằng, những vần thơ trong tác phẩm sẽ luôn tiếp tục tỏa sáng và gợi lại những kỷ niệm đẹp đẽ của những người đọc.

7. Phân tích đi trong hương tràm mẫu 6

Cái ánh mắt biếc xanh như vòm lá tràm ấy cứ ám ảnh tôi, cứ bám riết lấy tôi theo từng câu từng chữ khi đọc bài thơ này và nghe bản nhạc phổ cho bài thơ này. Nó ám ảnh tôi có lẽ bởi trước hết nó lúc nào cũng trong biếc, tinh khôi trong mắt, trong tim, trong óc, trong trí tưởng tượng của chàng trai đa tình và chung tình kia. Cái hình ảnh ấy cuối bài thơ mới xuất hiện, nhưng đọc một lần, để ý xem lại, ta thấy dường như nó hiển hiện trong toàn bộ bốn khổ thơ cũng đa tình và chung tình này! Hoài Vũ đã khéo léo gửi cái ánh mắt ấy vào trong lá tràm. Để rồi bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm.

Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Cái xứ Tháp Mười này cũng trở thành xứ tràm – xứ em! Này nhé:

“Anh vẫn thấy bóng em giữa bóng tràm bát ngát

Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát

Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…”

Em là bóng tràm. Em là mắt lá tràm. Em là hương tràm. Và vì thế cho nên rất dễ hiểu vì sao trong bốn khổ thơ, khổ nào cũng gió tràm, cũng mây tràm, cũng hương tràm, lá tràm… Và vì thế cho nên “Đi trong hương tràm” chính là đi trong tình em!

Bốn khổ thơ, cuối mỗi khổ đều quấn quyện hương tràm, tưởng như cả bài thơ ngập trong cái hương tràm xôn xao kia. Khổ thứ nhất: “Mà khắp trời mây hương tỏa bay”, khổ thứ hai: “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”, khổ thứ ba: “Hương tràm bên anh mà em đi đâu?”, khổ thơ thứ tư: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao”. Mỗi khổ thơ là một khổ hương tràm, một sắc thái hương tràm. Và mỗi khổ cũng là một sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình “anh”. Tất cả đắm say trong hương tràm, trong “tình em”. Ngay từ khổ thứ nhất đã say đắm:

“Hoa tràm e ấp trong vòm lá

Mà khắp trời mây hương tỏa bay”

Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế! Tuy nhiên, cái đắm say ấy cũng mới chỉ là bước khởi đầu của một chuỗi diễn biến tâm trạng của “anh”. Nó mới chỉ là cái đắm say của cảnh, của lá tràm, bóng tràm thực tại. Khổ hai, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”. Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng. Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau. Mà sự đắm say càng sâu thì nỗi đau càng giằng xé, càng quặn thắt.

Cái thực tại phũ phàng “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu” như muốn phá tan tất cả những hư ảo mơ màng của không – gian – tràm trước đó. Nhưng có lẽ vì anh chung tình quá nên cái không – gian – tràm ấy không dễ gì mà phá vỡ được.

Và đến khổ cuối thì cái cảm xúc:

“Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao”

đã trở thành siêu liên tưởng! Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”…

Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng… Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10 CD

    Xem thêm