Viết văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa

Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa

Viết văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc. Mời bạn đọc cùng theo dõi chi tiết nhé.

1. Dàn ý văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia lễ hội

1. Phần đầu văn bản: Nêu tiêu đề của văn bản định viết

2. Phần trọng tâm của văn bản:

- Khái quát một số thông tin liên quan đến lễ hội hoặc di tích, lịch sử văn hóa ở địa phương.

- Lần lượt trình bày các yêu cầu hoặc chỉ dẫn cụ thể khi tham gia lễ hội hoặc di tích lịch sử văn hóa ở địa phương.

3. Phần kết thúc của văn bản

Ghi rõ Ban Quản lý di tích hoặc Ban Tổ chức lễ hội…

2. Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia lễ hội Lim

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA LỄ HỘI LIM

Hội Lim là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 11 - 14 tháng giêng ở trung tâm thị trấn Lim và những khu vực lân cận quanh Lũng Giang, Lũng Sơn, Nội Duệ, Đình Cả. Đây là một lễ hội lớn, hàng năm thu hút hàng vạn khách tham quan từ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của quê hương Kinh Bắc.

Hội Lim vốn bắt nguồn từ lễ hội hàng Tổng, ra đời từ nhiều thế kỷ trước. Để tưởng nhớ những người có công lao với quê hương, hàng năm dân chúng mở hội, rước đồ tế lễ lên trên đình Lim, chùa Hồng Ân. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, hội Lim dần có sự thay đổi về hình thức, thời gian tổ chức. Sau thống nhất là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 11 - 14 tháng giêng âm lịch, được mở mang với quy mô lớn, đồ cúng, tế ngày càng hoành tráng hơn để thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân dành cho người có công với quê hương.

Du khách thập phương về hội Lim chơi hội ngoài tìm hiểu kỹ các thông tin về thời gian, tiến trình tổ chức, cũng cần chú ý một số lưu ý của Ban tổ chức hội Lim như sau:

Ngày chính của hội Lim là ngày 13/1 âm lịch. Trong ngày sẽ có các nghi thức tế lễ, hát hò và nhiều hoạt động sinh hoạt phong phú khác. Chính ngày này sẽ rất đông đúc nên quý khách tham quan cần chú ý về phương tiện di chuyển, đi lại đảm bảo an toàn nhất.

Khi dâng hương, cúng bái trên đình Lim chỉ nên cúng đồ chay, hương hoa nhẹ nhàng, hạn chế đốt quá nhiều hương khói.

Ở phần hội sẽ có hát quan họ trên sông. Du khách tuyệt đối không được lại gần bờ sông để nghe hát quan họ, vì rất dễ xảy ra tình trạng trượt chân, rơi xuống hồ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chuẩn bị đồ ăn nhẹ, nước uống đầy đủ để có thể tham gia được các hoạt động vui chơi, giải trí của hội Lim.

Ban tổ chức hội Lim

3. Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia di tích chùa Bổ Đà

Nội quy tham quan di tích chùa Bổ Đà

Quý khách đến tham quan, dâng lễ tại chùa Bổ Đà phải thực hiện theo những quy định sau:

I. Những yêu cầu bắt buộc:

1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về việc giữ gìn, bảo vệ di tích. Không khắc tên, viết, vẽ lên các bờ tường, lăng mộ và thân cây. Không được tự ý hái hoa, vặt quả, trèo cây.

2. Trang phục cần gọn gàng, lịch sự. Không mặc quần áo ngắn, váy ngắn khi vào khu di tích.

3. Nghiêm cấm hành vi mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, độc hại vào khu di tích.

4. Không tự ý di chuyển đồ thờ cúng trong di tích.

5. Quý khách cần sắp lễ đầy đủ trước khi dâng lễ lên các ban thờ, không sắp lễ trong không gian thờ cúng.

6. Khi dâng lễ, quý khách cần đặt đúng các ban đã quy định. Sau khi dâng lễ xong, quý khách phải tự hạ lễ và trả lại đồ dùng đúng vị trí ban đầu.

7. Bỏ rác đúng nơi quy định, có ý thức bảo vệ môi trường và cảnh quan của khu di tích.

8. Không được tự ý bày bán, trao đổi hàng hóa trong khu di tích.

II. Những chỉ dẫn:

1. Quý khách đốt hương tại lư hương đặt trước cửa chùa Tự Ân, sau đó mới được mang vào bên trong chùa.

2. Khi công đức, quý khách cần tự tay bỏ tiền vào hòm, nhận phiếu tại bàn ghi công đức.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu quay dựng phim ảnh, video cần đến gặp Ban Quản lí khu di tích để được xác nhận và cho phép.

Ban Quản lí di tích chùa Bổ Đà

4. Văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia Nhà tù Hỏa Lò

1.1. Nhà Tù Hỏa Lò ở đâu?

Nhà tù Hỏa Lò được Thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896 với tên gọi Maison Centrale, trong tiếng Pháp nghĩa là nhà lao trung ương. Nhà tù là nơi giam giữ những nhà chính trị yêu nước đứng lên chống chính quyền thực dân. Cho đến thời điểm hiện tại, di tích nhà tù Hỏa Lò vẫn còn như nguyên vẹn tại địa chỉ số 1 phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

1.2. Đường đi và phương tiện đi đến nhà tù Hỏa Lò

Từ địa chỉ nhà tù Hỏa Lò Hà Nội, ta có thể tìm đường đi dựa trên Google map hoặc các ứng dụng đặt xe phổ biến khác. Ngoài ra, vì đây là khu vực trung tâm, rất gần hồ, phố đi bộ và nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn nổi tiếng khác tại Hà Nội nên có thể lựa chọn phương tiện giao thông như taxi hoặc đi bộ. Một số tuyến buýt có qua địa điểm này như tuyến 02, 32, 34 và 38. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm tham quan góp mặt trong tuyến xe buýt 2 tầng với trải nghiệm thú vị khi tham quan Hà Nội.

1.3. Giới thiệu về nhà ngục Hỏa Lò

Như vừa giới thiệu, nhằm mục đích giam giữ những nhà tù chính trị yêu nước tại cả Trung Kỳ và Bắc Kỳ, ngục Hỏa Lò đã được Thực dân Pháp xây dựng trên nền diện tích lên tới 12.000m2 (ngày nay còn sót lại 2.434m2) chia thành 4 khu A, B, C, D với vô vàn những chiêu trò tra tấn của Thực dân Pháp, cướp đi sinh mạng của rất nhiều chiến sỹ yêu nước. Nhà tù Hỏa Lò bắt đầu được quân giải phóng gỡ bỏ vào năm 1954, từ đó đến năm 1973 đây trở thành nơi giam giữ một số tù binh Mỹ và hoàn toàn được xóa bỏ khi đất nước giải phóng.

1.4. Nhà tù Hỏa Lò giờ mở cửa

Thời gian mở cửa cho du khách tham quan tại nhà tù Hỏa Lò là từ 8h00 đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần trừ một số dịp lễ tết hoặc đặc biệt khác.

1.5. Giá vé nhà tù Hỏa Lò

Giá vé nhà tù Hỏa Lò Hà Nội là 30,000 đồng/lượt. Trong đó, giảm 50% cho các đối tượng học sinh, sinh viên, hộ chính sách xã hội, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) và người bị khuyết tật nặng. Đặc biệt, miễn phí hoàn toàn cho thành viên của Hội cựu chiến binh, Ban liên lạc các Nhà tù, Ban liên lạc Kháng chiến, người có công với cách mạng, người khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em dưới 15 tuổi.

1.6. Lịch tham quan nhà tù Hỏa Lò

Khách tham quan có thể đi riêng lẻ hoặc thành từng đoàn. Trường hợp khách đoàn và cần hỗ trợ về đặt trước vé, hướng dẫn viên có thể liên hệ trước với ban quản lý khu di tích theo số điện thoại: 04.39342253 hoặc 04.39342317.

1.7. Các địa điểm ăn uống gần nhà tù Hỏa Lò

Vì gần khu vực trung tâm nên phố Hỏa Lò là thiên đường ẩm thực của các món ăn vặt Hà Nội ngon nức tiếng tại phố cổ. Có thể kể đến như:

Bánh bèo chợ Đổ: 64A Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Long Đình – món ăn Hồng Kông: 64B Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Đồ nướng, lẩu cháo: 61 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Namaste Hanoi- ẩm thực Ấn Độ: 46 Thợ Nhuộm, Quận Hoàn Kiếm

Và những tiệm trà sữa, cafe, bánh kem, đồ uống… đình đám như:

Trà sữa Gong Cha: 56 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm

Paris Gateaux: 75 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm

Antique – Cafe đồ cổ: Tầng 2, 10 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm

Cộng Caphe: 68 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

1.8. Lưu ý khi tham quan nhà ngục Hỏa Lò

Du khách khi tới tham quan nhà tù Hỏa Lò, cần chú ý các chỉ dẫn về an toàn và phòng tránh cháy nổ, những hành lý kèm theo phải gửi đúng nơi quy định. Đặc biệt, không được tùy tiện sờ và di chuyển các hiện vật. Sẽ có khu riêng ở đài tưởng niệm để khách tham quan thắp hương nên không được tùy tiện sử dụng ở những khu vực cấm.

------------------------------

Đánh giá bài viết
3 1.985
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 10 CD

    Xem thêm