Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mở bài phân tích "Người ở bến sông Châu" - Sương Nguyệt Minh

Mở bài phân tích "Người ở bến sông Châu" - Sương Nguyệt Minh

VnDoc xin giới thiệu tới độc giả bài viết Mở bài phân tích "Người ở bến sông Châu" - Sương Nguyệt Minh. Bài viết là tổng hợp những mở bài hay do VnDoc biên soạn chi tiết. Mời các bạn tham khảo!

I. Mở bài phân tích Người ở bến sông Châu

1. Mở bài Người ở bến sông Châu mẫu 1

Nói về chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh gọi nó là “cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại”, “thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người”. Quả thực, chiến tranh chính là điều tàn ác nhất mà con người tạo ra. Khói bom, lửa đạn rồi cũng biến mất nhưng những vết đạn ghim vào trái tim, cuộc đời con người thì còn mãi. Đến với tác phẩm “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh, ta sẽ thấm thía số phận đáng thương và hơn hết là tình yêu, ý chí phi thường của những con người đã đi qua thời chiến.

2. Mở bài Người ở bến sông Châu mẫu 2

Sương Nguyệt Minh là cây bút chuyên về truyện ngắn. Bằng ngòi bút tài năng và sức sáng tạo dồi dào, trong khoảng mười năm ông đã xuất bản liên tiếp sáu tập truyện ngắn, trong đó nổi bật là tập truyện “Người ở bên sông Châu” với truyện ngắn cùng tên, ra mắt vào năm 2001. Thông qua nhân vật dì Mây và truyện ngắn, Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã mang đến cho chúng ta cái nhìn chân thực về số phận con người thời hậu chiến.

3. Mở bài Người ở bến sông Châu mẫu 3

Với quan niệm cầm bút “nhà văn luôn phải khác biệt”, Sương Nguyệt Minh - một cây bút chuyên viết truyện ngắn đã luôn trăn trở, nỗ lực vươn lên để thoát ra “những cái thông thường mòn nhẵn”, tạo một lối đi riêng biệt với những nhà văn cùng thời. Ông luôn nỗ lực để đổi mới chính mình, thể hiện ý thức sáng tạo không ngừng nghỉ. Bút danh Sương Nguyệt Minh dần trở nên hấp dẫn, thu hút người đọc từ tập truyện ngắn “Người ở bến sông Châu”.

4. Mở bài Người ở bến sông Châu mẫu 4

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến đã từng phát biểu: “Lịch sử là một đề tài khó, và những người dám viết truyện lịch sử là những người dũng cảm”. Thuộc thế hệ nhà văn mặc áo lính, một người lính trước khi trở thành một nhà văn, Sương Nguyệt Minh đã chứng tỏ lòng dùng cảm khi viết về quá khứ, lịch sử và vượt qua, đổi mới chính mình. Cùng khai thác những chất liệu từ quá khứ chiến tranh nhưng những tác phẩm của ông mang đến làn gió khác lạ, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc mà “Người ở bến sông Châu” là một tác phẩm tiêu biểu.

5. Mở bài Người ở bến sông Châu mẫu 5

Chiến tranh đã qua đi nhưng những kí ức, những nỗi đau không phương hàn gắn mà nó gây ra vẫn còn in đậm trong tâm trí người Việt Nam, đặc biệt đối với những người đã tham gia cuộc chiến. Với những nhà văn đã một thời mặc áo lính, đối diện với lửa bom, chiến thắng và cả những mất mát, ấn tượng về chiến tranh lại càng ám ảnh và sâu sắc. Những kí ức ấy đã thôi thúc họ viết lên những trang văn thấm thía, đầy xúc động. Lấy cảm hứng từ chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh không chỉ phản ánh nỗi đau của số phận mà thông qua đó làm sáng ngời những vẻ đẹp nhân cách của con người.

6. Mở bài Người ở bến sông Châu mẫu 6

Cùng viết về đề tài chiến tranh, mỗi lớp nhà văn lại có cách nhìn riêng. Nguyễn Thi, Phan Tứ, Anh Đức chú trọng ngợi ca vẻ đẹp anh hùng, lí tưởng, lãng mạn của con người Việt Nam trong chiến đấu. Nguyễn Khải, Chu Lai nghiêng về phản ánh những bi kịch, di hoạ trực tiếp của chiến tranh. Là người “đến sau” so với các lớp nhà văn đó, ở mảng đề tài này, Sương Nguyệt Minh ít phản ánh về cảnh bom rơi, đạn nổ hay ca ngợi phẩm chất anh hùng mà hướng sâu vào tìm tòi, khám phá và phản ánh những hậu quả, tổn thương, mất mát lâu dài mà chiến tranh gây ra. Chiến tranh đã dập tắt không thương tiếc giấc mơ tình yêu, ước mơ, hoài bão của bao chàng trai, cô gái và niềm hạnh phúc bình dị của bao gia đình Việt Nam. “Người ở bến sông Châu” là một tác phẩm thể hiện tương đối rõ nét điều đó.

7. Mở bài Người ở bến sông Châu mẫu 7

Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, phụ nữ có lẽ đều là những người chịu đau đớn và mất mát nhiều nhất. Chiến tranh đã lấy đi của họ tình yêu, hạnh phúc, khi nó đã đi qua vẫn để lại những tổn thương không phương hàn gắn. Sương Nguyệt Minh - một nhà văn mặc áo lính đã không ngừng trăn trở và xót xa cho số phận của họ. Ông đã gửi gắm tình cảm, sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc của mình vào những trang viết mà “Người ở bến sông Châu” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu.

8. Mở bài Người ở bến sông Châu mẫu 8

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói: “Văn học và nghệ thuật là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Giá trị chân chính của nghệ thuật chính là ở vẻ đẹp con người. Đến với mỗi tác phẩm văn học, chúng ta như được làm quen, gặp gỡ và thấu hiểu với một số phận, một cuộc đời. Và có lẽ, người đọc sẽ không thể nào quên nhân vật dì Mây trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh - một số phận bất hạnh bước ra từ chiến tranh nhưng ngời sáng những vẻ đẹp nhân cách con người.

9. Mở bài Người ở bến sông Châu mẫu 9

Tác phẩm "Người về bến sông Châu" xoay quanh chủ đề về cuộc sống và những khát vọng của con người. Tác giả đã tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống của những người dân nghèo khó, sống bên bến sông Châu. Qua câu chuyện, tác giả khắc họa một cách tinh tế những khát vọng, hy vọng và những khó khăn mà nhân vật chính phải đối mặt trong cuộc sống.

10. Mở bài Người ở bến sông Châu mẫu 10

Chiến tranh xảy ra giúp cho dân tộc ta có một nền độc lập, hòa bình như ngày hôm nay cũng để lại rất nhiều hệ lụy, đau thương, chia rẽ với số phận con người. Câu chuyện “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Nguyệt Minh nói về nỗi đau của người phụ nữ thời kì chiến tranh kết thúc, mất đi đôi chân, mất đi bạn đời và đồng đội, đó chính là cô ý tá Mây dũng cảm, nhân hậu.

11. Mở bài Người ở bến sông Châu mẫu 11

Tác phẩm "Người về bến sông Châu" là một tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Tác phẩm này được viết dưới hình thức truyện ngắn, mang đậm nét văn học hiện thực và sắc sảo của tác giả.

II. Một số nhận định liên hệ, mở rộng

  1. “Truyện của anh viết kỹ đến từng câu chữ, từng chi tiết. Đặc biệt anh rất dụng công trong việc dựng cốt truyện”(Nhà văn Phong Điệp)
  2. “Một trong những yếu tố đảm bảo cho thành công của Sương Nguyệt Minh là sự tích tụ các chi tiết và tình huống khác lạ. (Nhà phê bình Văn Chinh)
  3. “Đọc truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh thấy cuộc sống lần lượt đi qua trang viết nhẹ nhàng, hư và thực lẫn lộn, quá khứ và hiện tại, nam và nữ…”(Tác giả Hoài Anh)
  4. Nhà văn là người sáng tạo không ngừng như dòng sông chảy liên tục chở nặng phù sa tươi tốt bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng. Dòng sông không chảy là dòng sông lấp, sông chết. Nhà văn ngừng sáng tạo là nhà văn rơi vào lãng quên trong lòng bạn đọc.”(Quan niệm của nhà văn Sương Nguyệt Minh)
  5. Xét đến cùng mọi cuộc chiến tranh/Phe nào thắng thì nhân dân cũng bại (Nguyễn Duy)
  6. “Chiến tranh là bài ca kinh hoàng, là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại…, là thế giới bạt sầu, thế giới vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của thế giới con người…”(Bảo Ninh)
  7. Việc chiến tranh lôi những người phụ nữ vào cuộc chiến thật là khủng khiếp. Tôi sẵn sàng chết hai lần cho họ khỏi lâm vào cảnh ấy.”(Nhà văn Võ Thị Hảo)
  8. “Đã gọi là một kiếp người thì không chỉ có vui mà còn có buồn, thường là buồn nhiều hơn, không chỉ có thắng mà còn có bại, thường là bại nhiều hơn, không chỉ có đúng mà còn có lầm lẫn, thường là lầm lẫn nhiều hơn. Có những kiếp người một đời đau buồn, một đời thất bại, một đời lầm lẫn, những tiếng kêu thống thiết của họ vẫn còn vang vọng tới tận hôm nay”(Nguyễn Khải)
  9. Một nền văn học dựa trên nền tảng tinh thần nhân bản không thể đưa đến sự hoài nghi, hạ thấp hay phủ nhận con người. Nó phải cảm thông, thấu hiểu và nâng đỡ con người, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi cao ở con người và luôn chú ý thức tỉnh sự tự ý thức của con người để hướng tới cái thiện, cái đẹp và sự hoàn thiện nhân cách”(Nguyễn Văn Long)

---------------------------------------

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10 CD

    Xem thêm